
-
Trục lợi nhà ở xã hội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
-
TP.HCM sẽ mở rộng khu vực và các dự án được miễn giấy phép xây dựng
-
Nhận diện "điểm nổ" của thị trường bất động sản
-
Điểm nghẽn được tháo gỡ, dự án bất động sản Đà Nẵng xây dựng sôi động -
Ai sẽ dẫn dắt cuộc chơi bất động sản trong kỷ nguyên mới? -
Doanh nghiệp môi giới bất động sản oằn mình trước áp lực ký quỹ, giữ chỗ -
TP.HCM gỡ vướng 17 dự án kẹt "sổ hồng" vì bỏ chủ trương mua nhà tái định cư
![]() |
Nhiều doanh nghiệp lách luật để trục lợi từ gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet |
Vừa qua, báo chí đã phản ánh tình trạng các doanh nghiệp lợi dụng gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng để trục lợi, trong khi đó đối tượng chính của gói hỗ trợ là người thu nhập thấp lại gặp khó khăn khi tiếp cận gói vay này.
Thực trạng này cho thấy cơ quan quản lý chưa có giải pháp ngăn chặn doanh nghiệp trục lợi, khiến người dân phải chịu thiệt hại.
Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh: “Mục đích của gói 30.000 tỷ đồng là để hỗ trợ cho vay đối với cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người lao động có thu nhập thấp, khó khăn về nhà ở được vay vốn mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội và nhà ở thương mại có diện tích nhỏ, giá thấp”.
Sau hơn 2 năm thực hiện (đến 31/5/2015), tổng số tiền cam kết cho vay đối với khách hàng khoảng 14.161 tỷ đồng (đạt gần 50% tổng số tiền của gói hỗ trợ), trong đó có hơn 18.000 hộ gia đình, cá nhân với số tiền là gần 9.000 tỷ đồng.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên cho biết sau khi báo chí phản ánh về tình hình một số doanh nghiệp lợi dụng chính sách hỗ trợ này để trục lợi, Bộ Xây dựng đã giao Thanh tra Bộ và Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản kiểm tra làm rõ.
Đồng thời, các cơ quan chức năng tiến hành rà soát, tiếp tục hoàn thiện các quy định về đối tượng và điều kiện cho vay để tránh việc lợi dụng.
“Ngân hàng Nhà nước cũng đã chỉ đạo rà soát kỹ quy trình cho vay, việc giải ngân vốn vay đảm bảo đúng mục đích, đúng đối tượng theo quy định và sẽ phối hợp với các địa phương kiểm tra các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn, trước hết là ở những địa phương mà báo chí phản ánh, xử lý nghiêm các vi phạm”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên khẳng định.
Bên cạnh đó, nhiều cơ quan báo chí cũng phản ánh Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư 2014, Luật Kinh doanh bất động sản đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7 tuy nhiên đến nay còn thiếu một số văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn cụ thể, gây khó khăn, lúng túng cho không ít doanh nghiệp, làm giảm đi tác động tích cực của các Luật này.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên khẳng định Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và Luật Kinh doanh bất động sản 2014 đều có nhiều điểm mới nhằm thể chế hóa đầy đủ quyền tự do kinh doanh theo Hiến pháp 2013, với những cải cách mạnh mẽ, khơi thông các rào cản đối với môi trường đầu tư, kinh doanh, thủ tục hành chính, thiết lập các cơ chế hỗ trợ, bảo vệ doanh nghiệp, nhà đầu tư, thị trường và an toàn cho người dân.
Ngay từ đầu năm 2015, sau khi các Luật được Quốc hội thông qua, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định phân công các Bộ, cơ quan khẩn trương soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện các Luật này.
“Các Bộ đã tích cực xây dựng, trình các nghị định quy định chi tiết thi hành, các thành viên Chính phủ đã tham gia ý kiến, cơ quan soạn thảo đang nghiên cứu tiếp thu, chỉnh lý”, ông Nên thông tin.
Để bảo đảm thực hiện ngay các quy định của Luật tại thời điểm Luật có hiệu lực, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, cơ quan chức năng có văn bản hướng dẫn việc áp dụng trực tiếp các quy định mới của Luật, bảo đảm thông suốt trong hoạt động của người dân, doanh nghiệp.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên cho biết tại Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng Pháp luật tháng 7/2015, Chính phủ cũng đã xem xét và quyết nghị những nội dung, giải pháp đồng bộ, quyết liệt nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các luật đã có hiệu lực, trong đó có Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư năm 2014.
-
12 nhiệm vụ của ngành xây dựng trong năm 2016 -
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng: Sức cạnh tranh sản phẩm bất động sản, xây dựng còn yếu -
Bất động sản “ngán” nhà đầu tư thứ cấp -
Bất động sản Hà Nội: Khó lường tại phân khúc đất nền, biệt thự, liền kề -
Hà Nội đón thêm gần 25.000 căn hộ cao cấp -
TP. HCM: Hơn 37.000 căn hộ vừa gia nhập thị trường -
Căn hộ thông minh đánh trúng nhu cầu người sành điệu
-
1 Nhận diện "điểm nổ" của thị trường bất động sản
-
2 Đầu tư từ Hoa Kỳ “dẫn dắt" dòng vốn ngoại vào Việt Nam
-
3 Vốn đầu tư nước ngoài tăng tốc, 6 tháng đạt hơn 21,51 tỷ USD
-
4 “Ngược chiều” thế giới, kinh tế Việt Nam tăng tốc
-
5 Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Tăng trưởng kinh tế đạt kết quả cao nhất trong gần 20 năm
-
TP.HCM: Điều chỉnh phương án để đưa rước cán bộ, công chức đến nơi làm việc
-
Tập trung đánh đúng, đánh trúng các đối tượng chủ mưu buôn lậu, gian lận thương mại
-
Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn được đề nghị giảm mức án phạt của cả 3 tội danh
-
Đà Nẵng cảnh báo việc cho thuê nhà xưởng trái phép trong khu công nghiệp
-
Yingfa Ruineng hướng tới dẫn đầu ngành quang điện thông qua tính bền vững
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Hisense lan tỏa chiến dịch "Own the Moment" tại FIFA Club World Cup 2025
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới