Sự thực việc chủ đầu tư bất động sản mang dự án thế chấp tại ngân hàng
Như Loan - 27/09/2018 16:53
 
Lâu nay, người mua nhà khi thấy thông tin chủ đầu tư dự án thế chấp ngân hàng đều không khỏi lo lắng về những rủi ro. Vậy việc doanh nghiệp thế chấp dự án, nhà ở, công trình nhằm vay vốn ngân hàng để phát triển dự án và hoàn thành công trình nhà ở một số chủ đầu tư thế chấp dự án để ngân hàng phát hành chứng thư bảo lãnh dự án có phải là bất thường?

Vì sao chủ đầu tư thế chấp dự án?

Mới đây, câu chuyện nhiều chủ đầu tư thế chấp dự án để vay vốn, bảo lãnh tại ngân hàng đang thu hút sự chú ý cả giới đầu tư cho đến người mua để ở. Những thông tin bình luận trái chiều đã khiến cho nhiều người lo ngại. 

Theo Điều 147 – Luật Nhà ở có hiệu lực từ ngày 1/7/2015, chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở được thế chấp dự án hoặc nhà ở xây dựng trong dự án tại tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam để vay vốn cho việc đầu tư dự án hoặc xây dựng nhà ở đó.

Điều 56 – Luật Kinh doanh Bất động sản nêu, chủ đầu tư muốn bán nhà hình thành trong tương lai phải có ngân hàng bảo lãnh, nghĩa là doanh nghiệp phải có tài sản thế chấp.

Mặt khác, các dự án thế chấp đều được ngân hàng thẩm định về mặt pháp lý cũng như năng lực của chủ đầu tư. Ngân hàng thẩm định cho vay hay bảo lãnh dựa trên lịch sử tín dụng của doanh nghiệp cũng như thẩm tra hoạt động của doanh nghiệp.

Các nhà chuyên môn cho rằng, khách hàng quan tâm đến rủi ro của căn hộ hay dự án mình mua là điều bình thường. Song vấn đề đáng quan tâm hơn không phải là dự án đó có thế chấp ngân hàng hay không mà quan trọng là căn hộ của khách hàng có bị thế chấp hay không. Nếu một chủ đầu tư có thế chấp một số lô đất nằm trong dự án, nhưng căn hộ của khách mua vẫn được cam kết trao sổ đỏ khi nhận nhà thì khách hàng có thể yên tâm về căn hộ của mình.

Chủ đầu tư Nam Cường cam kết trao sổ đỏ khi khách hàng ký hợp đồng mua bán  Dự án Anland Premium
Chủ đầu tư Nam Cường cam kết trao sổ đỏ khi khách hàng ký hợp đồng mua bán dự án Anland Premium

Người mua nhà cần lưu ý gì để tránh rủi ro thế chấp dự án?

Mua nhà ở hình thành trong tương lai thì yếu tố cần quan tâm đầu tiên của khách hàng chính là uy tín và tiềm lực tài chính của chủ đầu tư. Một dự án được chủ đầu tư đem thế chấp vay vốn ngân hàng, nhưng nếu chủ đầu tư đủ khả năng vẫn có thể bàn giao nhà đầy đủ giấy tờ pháp lý cho khách hàng.

Cùng với đó, trước khi ký hợp đồng mua bán dự án đã thế chấp ngân hàng, người mua nhà cần yêu cầu chủ đầu tư cung cấp văn bản đã giải chấp căn hộ dự định mua. Bởi theo quy định hiện nay, trước khi bán nhà, chủ đầu tư cần phải gửi thông báo đến Sở Xây dựng kèm theo giấy tờ chứng minh nhà ở đó đủ điều kiện giao dịch, trong đó có quy định rõ ràng là tài sản không nằm trong diện đang thế chấp tại ngân hàng. Đặc biệt, trường hợp giải chấp cần có văn bản của ngân hàng đồng ý cho chủ đầu tư huy động vốn.

Thực tế, đã có những tranh chấp giữa chủ đầu tư và khách hàng liên quan đến việc chủ đầu tư đem thế chấp dự án tại ngân hàng, do đó, khách hàng không khỏi lo lắng, hoang mang khi dự án mình đặt mua căn hộ đã bị chủ đầu tư đem thế chấp ngân hàng. Do đó, khi người mua nhà nắm vững các quy định về thế chấp ngân hàng, nắm chắc thông tin để hiểu rõ "số phận" căn hộ mình đặt mua là điều cần thiết để tránh những rủi ro và lo lắng.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Bất động sản