-
Việt Nam là thị trường cốt lõi của CapitaLand Development -
Lô đất 100 triệu đồng/m2 tại Thanh Oai đã bị bỏ cọc -
Dự kiến tháng 6/2025, TP.HCM sẽ đấu giá 3 lô đất tại Thủ Thiêm -
Sau một năm, chung cư từng “đắp chiếu” tăng giá 3 lần -
TP.HCM chưa xử được chủ đầu tư "chây ì" không giao "sổ hồng" cho người mua nhà -
Cách nhà đầu tư Nhật Bản định hình sản phẩm bất động sản tại Việt Nam -
Đồng Nai duyệt tiêu chí chọn nhà đầu tư dự án nhà ở xã hội 733 tỷ đồng
Nhu cầu lớn
Trao đổi với các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại buổi Tọa đàm “Phát triển tài chính bán lẻ, cơ hội thúc đẩy tiêu dùng - phục vụ tăng trưởng kinh tế Việt Nam” do Báo Đầu tư tổ chức giữa tuần này, ông Nguyễn Tú Anh, Phó vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) cho biết, nếu tính gộp cả các khoản vay để mua nhà thì các ngân hàng thương mại chiếm 90% thị phần cho vay tiêu dùng. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt khoảng 38,12% trong giai đoạn 2011 - 2015, trong đó riêng năm 2015 đạt khoảng 59,1%.
Số liệu khảo sát của Viện Chiến lược ngân hàng trong giai đoạn 2011 - 2015 cũng cho thấy, cho vay mua và sửa chữa nhà ở luôn chiếm tỷ trọng trên 50% tổng dư nợ cho vay tiêu dùng. Năm 2015, dư nợ cho vay mua nhà và sữa chữa nhà ở đạt gần 300.000 tỷ đồng, chiếm 52,36% tổng dư nợ cho vay tiêu dùng.
. |
“Khoản vay mua nhà, sửa chữa nhà cửa và các khoản vay khác tăng nhanh, chiếm tỷ trọng lớn nhất, vì khó kiểm soát mục đích các khoản vay này. Ví dụ, khi khách hàng là hộ cá thể cần vay vốn để kinh doanh, nhưng khó tiếp cận vốn vì không phải là pháp nhân, thì họ chuyển sang vay với tư cách cá nhân thông qua vay tiêu dùng với mục đích sửa chữa nhà cửa, nhưng thực chất là dùng tiền vay để kinh doanh”, ông Tú Anh dẫn chứng.
Trong các năm 2015 - 2016, tỷ lệ dư nợ cho vay vào bất động sản đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều chỉnh giảm để tập trung nguồn vốn hỗ trợ cho lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Đầu năm 2017, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có Chỉ thị 01/2017/CT-NHNN, yêu cầu các ngân hàng thương mại thường xuyên rà soát, đánh giá việc cho vay đối với các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro như tín dụng đối với bất động sản, cho vay có bảo đảm bằng bất động sản, tín dụng đối với nhóm khách hàng lớn…
Theo ông Tú Anh, trước đây, đa số các ngân hàng thương mại cổ phần đều tham gia cho vay mua nhà và tài trợ các dự án bất động sản. Như vậy, hầu như doanh nghiệp đầu tư bất động sản nào cũng có một ngân hàng đứng sau tài trợ vốn. Với thực trạng này, ngân hàng không thể kiểm soát được dòng tín dụng của mình chặt chẽ.
Tách bạch các khoản vay
Thực tế mà đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đưa ra nhận được nhiều ý kiến phản hồi từ các doanh nghiệp, chuyên gia. Theo ông Đàm Thế Thái, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH HD SaiSon thì vấn đề quan trọng là mục tiêu chúng ta muốn gì.
“Dưới góc độ nhà quản lý, nhà điều hành thị trường muốn hạn chế rủi ro trong cho vay bất động sản thì phải đặt vấn đề xem rủi ro lớn nhất ở đây là gì. Cho vay đối với các nhà phát triển dự án là đầu tư bất động sản, nhưng cho người dân vay mua nhà để ở thì có coi là cho vay đầu tư bất động sản không, hay đó chỉ thuần túy là cho vay tiêu dùng. Người dân mua nguyên vật liệu, sửa chữa, cải tạo nhà ở, xây nhà để ở… thì có làm thị trường bất động sản bị “bong bóng” hay không. Cá nhân tôi cho rằng, cần tách bạch các khoản vay đó”, ông Thái chia sẻ.
Về vấn đề này, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế nêu quan điểm, tín dụng cho những khách hàng có nhu cầu sửa chữa, cải tạo nhà ở, mua nhà lần đầu nên được xem như một sự đóng góp cho an sinh xã hội, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, chứ không hoàn toàn là đầu tư, kinh doanh bất động sản.
“Vấn đề hiện nay là chúng ta chưa phân định rõ thế nào là cho vay tiêu dùng đối với nhà ở. Có lúc thì tính phần đó vào cho vay tiêu dùng, có lúc thì tính phần đó vào cho vay bất động sản. Như thế, số liệu thống kê sẽ bị sai lệch, trong khi các khoản vay đó chiếm một cấu phần rất lớn trong tổng dư nợ cho vay. Chính điều này dẫn đến những định hướng không chuẩn. Mảng cho vay sửa chữa, cải tạo nhà ở tăng trưởng tốt mà chúng ta gộp nó vào là cho vay đầu tư bất động sản, dẫn đến bong bóng thị trường, cần phải khống chế là không nên. Bản thân tôi cho rằng, các khoản vay liên quan đến việc tạo lập chỗ ở của người dân bao gồm sửa chữa, cải tạo, mua nhà lần đầu… cần được khuyến khích, vì đó là nhu cầu thực của nền kinh tế, nhu cầu thực của người tiêu dùng”, TS. Cấn Văn Lực nói.
-
Vạn Xuân Group tạo cú hích mới: “Cọc 0 đồng, thanh toán 10% vào ở ngay” -
Masterise Homes chính thức ra mắt dự án LUMIÈRE Evergreen tại phía Tây Hà Nội -
Vịnh giải trí Safabay Cẩm Phả đón đầu chu kỳ tăng trưởng mới của thị trường -
Kỳ tích thi công thành phố đẳng cấp 5 sao, khẳng định dấu ấn Flamingo Holdings -
Căn hộ Marriott, Grand Marina, Saigon nhận "cơn mưa" lời khen từ những chủ nhân đầu tiên -
La Queenara Hội An sẵn sàng đón “sóng du lịch” giữa lòng di sản -
Flamingo - thương hiệu chắp cánh cho những vùng đất di sản
- Bốn nhà đầu tư tham gia đấu thầu gói thầu số 5 của Cấp nước Đồng Nai
- C.P. Việt Nam không ngừng đầu tư cho chuyển đổi xanh
- An tâm đồng hành cùng PJICO, khách hàng vững vàng vượt bão Yagi
- RMIT Việt Nam được vinh danh là một trong những nơi làm việc tốt nhất châu Á
- Gala tiếng Việt thân thương “Lời quê hương - Lời sắt son”
- Hồ sơ, Quy trình đăng ký kinh doanh tại Tư Vấn Quang Minh