-
Còn dư địa cho chính sách tiền tệ nới lỏng -
Thị trường chứng khoán trước biến số từ Fed -
Rủi ro tiềm ẩn với ngành tài chính - ngân hàng trước sự phát triển của công nghệ -
Nhà đầu tư cá nhân và tổ chức vẫn ngại rót vốn vào trái phiếu -
Doanh nghiệp tổn thất do bão Yagi, Bảo hiểm Agribank tăng tốc xác định thiệt hại, bồi thường -
Vietbank và “cú đúp” trong ngày khai trương phòng giao dịch Vietbank Thuận An
Thị trường khổng lồ đợi khai phá
Theo ông Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế, tính đến cuối năm 2016, dư nợ tín dụng tiêu dùng đạt 646.000 tỷ đồng, chiếm 11,7% tổng dư nợ cho nền kinh tế. Báo cáo mới đây của Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) dự báo, quy mô thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam sẽ đạt mốc 1 triệu tỷ đồng vào năm 2019.
. |
Quả thực, với mức tăng trưởng xấp xỉ 30%/năm trong những năm gần đây, con số 1 triệu tỷ đồng sẽ không còn xa. Tín dụng tiêu dùng tăng nhanh đang trở thành một trong những động lực lớn của tăng trưởng, góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế đất nước.
Tại Nghị quyết 46/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2017 vừa ban hành, Chính phủ đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đề xuất chính sách tín dụng hỗ trợ tiêu dùng, nhà ở, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 7.
Theo ông Nguyễn Tú Anh, Phó vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (NHNN), cùng với sự phát triển của nền kinh tế, tỷ trọng tiêu dùng trong tổng GDP của Việt Nam liên tục tăng cao. Cụ thể, tỷ trọng tiêu dùng trong GDP của Việt Nam tăng từ 52,5% năm 2005, lên 77,7% năm 2009, 78,34% năm 2016.
Trên thực tế, tín dụng tiêu dùng không chỉ làm giảm tệ nạn tín dụng đen, đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu dùng của người dân, mà còn kích thích tiêu dùng, sản xuất - kinh doanh, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội.
Ở nước ta, tuy tín dụng tiêu dùng tăng nhanh vài năm gần đây, song vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ (9,8%).
Tuy nhiên, cũng do dư địa phát triển còn rộng lớn, tín dụng tiêu dùng được xem là miếng bánh béo bở của thị trường tài chính Việt Nam. Quy mô hơn 93 triệu dân, trong đó có 55 triệu người trong độ tuổi 20 - 59 tuổi, đang biến thị trường tiêu dùng Việt Nam trở nên vô cùng hấp dẫn. Mặt khác, thời gian gần đây, thói quen tiêu dùng của người dân cũng thay đổi mạnh mẽ, chuyển từ vay người thân sang vay ngân hàng, vay công ty tài chính để mua sắm nhà cửa, xe cộ, đồ dùng cá nhân và gia đình…
Thêm vào đó, chủ trương “kích” tín dụng tiêu dùng phục vụ tăng trưởng của Chính phủ cũng sẽ khiến vay tiêu dùng được dự báo sẽ tiếp tục bùng nổ ở Việt Nam thời gian tới.
Ngân hàng vẫn chiếm phần lớn thị phần, công ty tài chính trỗi dậy
Ở Việt Nam, cho vay tiêu dùng đã xuất hiện từ rất lâu, song phải đến khi có các công ty tài chính tiêu dùng vào cuộc, thì thị trường mới thực sự sôi động. Dù vậy, thị phần của miếng bánh tín dụng tiêu dùng ở nước ta chủ yếu vẫn thuộc về các ngân hàng thương mại.
Theo tính toán của ông Cấn Văn Lực, hiện hệ thống tổ chức tín dụng cho vay khoảng 18 triệu khách hàng tiêu dùng, trong đó, nhóm ngân hàng thương mại chiếm 87,6%, nhóm công ty tài chính chiếm 12,4%, Fintech chiếm 1%...
Tuy vậy, nếu xét theo mức độ đa dạng của sản phẩm, sự nhanh nhạy với thị trường và tốc độ phát triển, thì nhóm công ty tài chính tiêu dùng đang ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng. Đây cũng là lý do các công ty tài chính tiêu dùng tăng mạnh những năm gần đây.
Trong số các công ty tài chính tiêu dùng, FE Credit đang chiếm thị phần lớn nhất, đặc biệt là thị phần cho vay tiền mặt. Tuy mới tách hoạt động từ khối tín dụng của ngân hàng mẹ (VPBank) từ cuối 2015, song FE Credit đã phát triển nhanh như vũ bão, với gần 9.000 điểm giao dịch.
Khó khăn lớn nhất của nhóm công ty tài chính hiện nay là nhận thức chưa đầy đủ của người tiêu dùng và dư luận về công ty tài chính, đánh đồng lãi suất cho vay giữa ngân hàng với công ty tài chính.
Theo ông Phạm Xuân Hòe, Phó viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng, mức lãi suất cho vay của công ty tài chính thoáng nhìn có vẻ cao, nhưng xét về bản chất là sự đáp ứng quan trọng cho phân khúc nhóm khách hàng này cũng như nó là kênh chính thức được nhà nước quản lý, có thu nhập và đóng thuế, thay vì để nhóm khách hàng tiếp cận kênh tín dụng đen mang đến nhiều rủi ro cho trật tự an ninh, xã hội.
Có nhiều nguyên nhân khiến lãi suất cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính thường cao, như đối tượng là khách hàng dưới chuẩn, mức độ rủi ro cao; chi phí vốn đầu vào của các công ty tài chính hơn hơn ngân hàng; chi phí hoạt động của công ty tài chính lớn do khoản vay nhỏ, kỳ hạn ngắn…
Liên quan đến lãi suất cho vay tiêu dùng, thời gian qua, NHNN cũng đã có nhiều chính sách để bảo vệ người vay. Mới đây nhất, năm 2016, NHNN đã ban hành Thông tư 39/2016/TT-NHNN và Thông tư số 43/2016/TT-NHNN để điều chỉnh hoạt động cho vay, trong đó có cho vay tiêu dùng.
Đây là hành lang pháp lý phù hợp trong điều kiện thị trường cho vay tiêu dùng sẽ tiếp tục phát triển mạnh ở Việt Nam, ngày càng nhiều khách hàng có kiến thức ít ỏi về tài chính như nông dân, công nhân… vay vốn. Đồng thời, các quy định cũng đã tạo được hành lang pháp lý phù hợp hơn cho các công ty tài chính tiêu dùng phát triển lành mạnh.
-
Doanh nghiệp tổn thất do bão Yagi, Bảo hiểm Agribank tăng tốc xác định thiệt hại, bồi thường -
Vietbank và “cú đúp” trong ngày khai trương phòng giao dịch Vietbank Thuận An -
Thời tiền rẻ chưa tới, đừng mơ các lớp tài sản “phi nước đại” -
Thêm ngân hàng bán vàng qua ứng dụng, giá vàng dự báo khó tăng mạnh -
Bảo hiểm BIDV ghi nhận 500 vụ tổn thất, ước bồi thường gần 200 tỷ đồng -
Vàng giằng co quanh ngưỡng tâm lý 2.500 USD/ounce, tỷ giá quay đầu nhích tăng -
Moody's giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm của SeABank ở mức Ba3 và triển vọng ổn định
- Ba nhà thầu tham gia gói thầu xây lắp đường ống cấp nước tại tỉnh Hậu Giang
- Bốn nhà đầu tư tham gia đấu thầu gói thầu số 5 của Cấp nước Đồng Nai
- C.P. Việt Nam không ngừng đầu tư cho chuyển đổi xanh
- An tâm đồng hành cùng PJICO, khách hàng vững vàng vượt bão Yagi
- RMIT Việt Nam được vinh danh là một trong những nơi làm việc tốt nhất châu Á
- Gala tiếng Việt thân thương “Lời quê hương - Lời sắt son”