
-
Bất động sản Bình Dương sắp có đợt biến động giá mới
-
Bất động sản công nghiệp giữ thăng bằng giữa bão thuế quan
-
Chính phủ thống nhất đề xuất thành lập Quỹ Phát triển nhà ở quốc gia
-
Thị trường bất động sản Đà Nẵng và vùng phụ cận cải thiện về nguồn cung -
Doanh nghiệp vẫn ngại đầu tư vào dự án nhà ở xã hội -
Bình Định đấu giá tìm chủ đầu tư dự án khu du lịch vốn đầu tư hơn 1.900 tỷ đồng -
Cả nước đã hỗ trợ xóa 201.651 căn nhà tạm, nhà dột nát
Liên tiếp hai dự án được chấp thuận nhà đầu tư
Chỉ trong vòng 10 ngày qua, người dân xứ Thanh đã liên tục đón nhận thông tin mới của ít nhất 4 khu đô thị. Mới đây nhất, khu đô thị mới Bắc sông Tống (thị xã Bỉm Sơn) đã được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký quyết định chấp thuận làm nhà đầu tư thực hiện dự án.
![]() |
Phối cảnh khu đô thị mới Bắc sông Tống. |
Dự án có diện tích sử dụng đất khoảng 32 ha, tổng mức đầu tư gần 850 tỷ đồng. Trong đó, chi phí bồi thường dự kiến khoảng 103 tỷ đồng. Trước đó, khu đô thị này đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa mời các nhà đầu tư đăng ký thực hiện vào đầu tháng 11/2023. Tuy nhiên, phải đến thời điểm hiện tại, chân dung của đơn vị chủ đầu tư mới được lộ diện.
Ngoài ra, thị xã Bỉm Sơn cũng là địa phương mới ghi nhận thêm một dự án được lãnh đạo tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư vào ngày 31/5. Tuy nhiên, đây không phải là khu đô thị mà chỉ là khu nhà ở dân cư. Dự án này chỉ có diện tích khoảng 7 ha, vốn đầu tư hơn 250 tỷ đồng và sở hữu quy mô dân số khoảng 1.114 người.
Vào ngày 28/5, UBND tỉnh Thanh Hóa cũng đã ký quyết định về việc chấp thuận nhà đầu tư đối với khu đô thị 2.735 tỷ đồng tại thị trấn Tân Phong, huyện Quảng Xương. Theo đó, liên danh CTCP Xây dựng và Đầu tư Đại Thắng Lợi - CTCP HST Eco Decor - CTCP Đầu tư Ecopark Hải Dương sẽ là đơn vị thực hiện dự án.
Khu đô thị có diện tích khoảng 34 ha và dự kiến sẽ cung cấp ra thị trường 706 công trình nhà ở thương mại. Bên cạnh đó, dự án còn sở hữu thêm nhà văn hóa, trường liên cấp (mầm non, tiểu học) cùng một số hạng mục công trình khác.
Theo công bố của UBND tỉnh, thời gian hoàn thành dự kiến của cả hai dự trên là năm 2029.
Hai khu đô thị mới đang chực chờ chủ đầu tư
Bên cạnh các thông tin chấp thuận nhà đầu tư, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa còn liên tục phê duyệt quy hoạch và chấp thuận chủ trương đầu tư nhiều dự án mới. Gần đây nhất, UBND tỉnh đã phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 khu đô thị số 06, khu kinh tế Nghi Sơn.
Dự án có quy mô lên tới 744 ha và tọa lạc tại các phường Hải Hòa, Ninh Hải và xã Hải Nhân. Sau khi hoàn thành, khu đô thị sẽ là nơi ở của gần 31.000 người, con số này tương đương 1/10 dân số của thị xã Nghi Sơn hiện nay.
Đáng chú ý, khu kinh tế Nghi Sơn là một trong 8 khu kinh tế trọng điểm của cả nước, quy mô hơn 100.000 ha và gồm 55 phân khu chức năng (gồm cảng biển, công nghiệp, đô thị và sinh thái). Tính tới cuối năm 2023, khu kinh tế Nghi Sơn thu hút tới 307 dự án đầu tư trong nước và 25 dự án đầu tư nước ngoài.
Bên cạnh Nghi Sơn, Thanh Hóa còn có một điểm nóng khác là huyện Đông Sơn. Tại địa phương này, UBND tỉnh Thanh Hóa đã quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khu đô thị mới số 01 (thị trấn Rừng Thông).
Dự án có quy mô gần 50 ha với số vốn lên tới hơn 4.800 tỷ đồng. Đây sẽ là nơi an cư tương lai của khoảng 12.100 người, xấp xỉ 1/7 dân số của huyện Đông Sơn hiện tại.
Dự kiến, trong quý IV/2024, huyện Đông Sơn sẽ được sáp nhập vào TP. Thanh Hóa. Trong hội nghị lấy ý kiến cử tri về việc sáp nhập vào ngày 1/6, số phiếu đồng ý đạt tới hơn 99%.
Sự xuất hiện của loạt khu đô thị mới chính là yếu tố quan trọng giúp “hâm nóng” thị trường bất động sản của Thanh Hóa. Nhiều “ông lớn” trong ngành địa ốc đã đổ bộ tới khu vực này, chẳng hạn như Vinhomes với dự án Star City (phường Đông Hưng và phường Đông Hải), Sun Group với khu đô thị sinh thái Sầm Sơn (nằm trên địa bàn 8 phường của TP. Sầm Sơn).
Vào năm 2020 - 2021, thị trường bất động sản Thanh Hoá đã trải qua giai đoạn tăng nóng. Theo Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, đây là thời điểm giá đất nền - phân khúc thể hiện nhịp đập đầu tư - tăng tới 40 - 60%. Đà tăng này được cho là ảnh hưởng từ làn sóng đầu tư của các doanh nghiệp địa ốc lớn.
Tuy nhiên, sau đợt “sốt” trên, thị trường bất động sản xứ Thanh đã rơi vào trầm lắng theo tình cảnh chung của thị trường trong giai đoạn từ năm 2022 - 2023. Dù tình hình hiện tại đã được cải thiện nhưng vẫn chưa thể bằng giai đoạn “hoàng kim” của 3 năm về trước.
-
Thung Lũng Thanh Xuân được vinh danh nhờ hệ sinh thái thiên nhiên khác biệt -
Hiện thực hóa giấc mơ an cư và kinh doanh đẳng cấp tại Vincom Shophouse Royal Park -
Dự án Elysian chiến thắng 3 giải lớn tại Vietnam Property Awards 2023 -
Luôn kêu thiếu, nhưng nhà ở xã hội vẫn ế -
Filmore Development tiên phong trong lĩnh vực bất động sản hạng sang tại Việt Nam -
Liều lĩnh khởi nghiệp và hành trình “đãi cát thành vàng” -
Sự xuất hiện của vùng đất Blue Zones đầu tiên tại Việt Nam
-
Xử lý loạt công trình xây dựng sai phép ở Nha Trang: Chỉ phê bình, rút kinh nghiệm
-
Cựu Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng: Công lao 40 năm công tác đã bị xóa
-
TP.HCM đồng loạt kiểm tra cơ sở sản xuất sữa sau vụ gần 600 sản phẩm sữa giả
-
Đi tìm nguồn gốc sản phẩm “bổ não” xuất xứ Đức - Bài 1: “Tôi chỉ muốn tốt cho mẹ...”
-
Khởi công dự án năng lượng mặt trời áp mái tại nhà máy Samsung Electronics Việt Nam (SEV)
-
Chery đặt mục tiêu 1 triệu xe bán ra trong 2 năm với mẫu xe HIMLA
-
Hội chợ Quà tặng và Nhà ở Thâm Quyến 2025 - Hội chợ quà tặng lớn nhất châu Á
-
Ngân Tín Group: Kiên định mục tiêu, vững vàng vượt thử thách
-
SANY gây ấn tượng tại Bauma 2025
-
ChangAn Automobile thúc đẩy đổi mới "Cùng hướng tới một thế giới thông minh hơn"