
-
Flamingo Golden Hill - Địa điểm lưu trú hàng đầu của cộng đồng chuyên gia quốc tế
-
Hai dự án lớn tại Đà Nẵng chậm đầu tư hạ tầng xã hội
-
Chính sách bán hàng ấn tượng giúp Elysian “chiếm sóng” thị trường khu Đông TP.HCM -
Haus Private Club - Không gian kết nối tinh hoa toàn cầu giữa lòng Đà Lạt -
FDI tăng cao tạo bệ phóng cho nhà xưởng xây sẵn -
A1 - K-Park Avenue: Biểu tượng sống sang tại trung tâm xứ Thanh
Một trong những dự án đang được cơ quan chức năng TP.HCM tích cực tháo gỡ là chung cư Saigon Gateway, tọa lạc tại số 702 - đường Võ Nguyên Giáp, do Công ty cổ phần bất động sản Hiệp Phú làm chủ đầu tư, gồm 2 khối nhà cao 24 và 25 tầng, 2 tầng hầm, tổng cộng 904 căn hộ và 29 căn shophouse.
Ban đầu, dự án thuộc sở hữu của Công ty cổ phần Đầu tư kinh doanh nhà, sau đó chuyển nhượng lại cho Công ty Hiệp Phú. Đến nay, dự án đã được nghiệm thu hoàn công và hoàn tất nghĩa vụ tài chính. Tuy nhiên, quá trình cấp sổ hồng cho cư dân vẫn bị gián đoạn do một số tồn tại chưa được xử lý dứt điểm như bàn giao quỹ bảo trì, giải quyết khiếu nại của một hộ dân và đóng góp kinh phí xây dựng nhà trẻ.
Đáng chú ý, cư dân phản ánh việc tách sổ hồng khu đất chung cư rộng 14.300 m2 thành hai phần: 8.300 m2 đất ở xây dựng chung cư và 5.000 m2 đất thương mại dịch vụ, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi hợp pháp của họ. Sau khi bán căn hộ, chủ đầu tư được cấp riêng phần 5.000 m2 đất thương mại, khiến cư dân mất quyền sử dụng lối đi chung, buộc phải đi nhờ trên phần đất thuộc quyền sử dụng riêng của chủ đầu tư.
“Chúng tôi mong muốn được cấp sổ hồng sớm, nhưng cần làm rõ diện tích đất sử dụng chung còn lại là bao nhiêu”, chị Dương - một cư dân tại Saigon Gateway, bày tỏ.
Liên quan đến vụ việc, ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường TP.HCM yêu cầu Văn phòng Đăng ký đất đai TP.HCM rà soát kỹ hồ sơ. Nếu không còn vướng mắc pháp lý, cần khẩn trương thực hiện cấp sổ hồng cho cư dân. Riêng nội dung khởi kiện sẽ được xử lý theo bản án của tòa án, không làm ảnh hưởng đến tiến trình cấp giấy cho các hộ dân đủ điều kiện.
Cùng với Saigon Gateway, nhiều dự án khác cũng đang được xem xét tháo gỡ pháp lý trong đợt này, gồm: Khu nhà ở thấp tầng Phú Đông Village; Chung cư The Park Residence; Chung cư Tam Phú; Dự án Villa Park; Khu nhà ở Khang Điền; các dự án tại Khu đô thị Phú Mỹ Hưng...
Dù nhiều dự án còn tồn tại một số vi phạm như xây dựng chưa đúng quy hoạch, chưa hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật hoặc chưa cắm mốc ranh giới ngoài thực địa… song lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường vẫn chỉ đạo cơ quan đăng ký đất đai xem xét cấp sổ hồng cho cư dân trước. Các sai phạm còn lại sẽ yêu cầu chủ đầu tư khắc phục sau.
Động thái này thể hiện sự chuyển biến rõ rệt trong quan điểm xử lý, đặt quyền lợi người mua nhà làm trung tâm, đồng thời góp phần khơi thông dòng vốn cho thị trường bất động sản trong bối cảnh còn nhiều khó khăn hiện nay.
Không chỉ quyền lợi của người dân được đảm bảo, thời gian gần đây, nhiều dự án vướng mắc liên quan đến thủ tục đầu tư cũng được tháo gỡ, từ đó doanh nghiệp có thể bắt tay vào triển khai, phát triển dự án để kinh doanh. Nhiều dự án bị tắc nghẽn nhiều năm của các chủ đầu tư như Đất Xanh, Hoàng Quân, Phát Đạt, CT Group… đã tái gia nhập thị trường sau khi được gỡ vướng pháp lý.
Một trong số đó là Dự án The Prive của Đất Xanh, trước đây có tên Gem Riverside, đình trệ từ năm 2018. Sau thời gian dài hoàn thiện pháp lý liên quan đến thủ tục đầu tư và tính tiền sử dụng đất, tháng 9/2024, dự án này đã được cấp phép xây dựng và nay chuẩn bị ra mắt. Giới thiệu ra thị trường từ 7 năm trước với giá hơn 30 triệu đồng/m2, hiện The Prive được định vị ở phân khúc cao cấp với giá 4.000 - 5.000 USD/m2.
Dự án Aqua City của Novaland cũng đã được phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 các dự án thành phần. Theo đại diện NVL, các quyết định trên đã giúp dự án hoàn thiện pháp lý, đảm bảo sự đồng bộ giữa các cấp quy hoạch phân khu C4 tỷ lệ 1/5.000 và quy hoạch chung 1/10.000 TP. Biên Hòa (cũ). Điều này sẽ tạo điều kiện để dự án tiếp tục triển khai.
“Cột mốc pháp lý này là bước tiến để Aqua City thực hiện thủ tục thông báo đủ điều kiện kinh doanh của các phân khu phù hợp quy hoạch mới và là cơ sở để các tổ chức tài chính triển khai cung cấp thêm gói tín dụng như đã cam kết trước đó”, đại diện Novaland bày tỏ.
Hiện tại, các ngân hàng đã giải ngân gói tín dụng 3.250 tỷ đồng để triển khai xây dựng các phân khu trong dự án Aqua City. Đồng thời, một số tổ chức tài chính cam kết cung cấp thêm gói vay với tổng giá trị tối đa 10.000 tỷ đồng để Novaland tiếp tục triển khai hạ tầng, xây dựng và bàn giao nhà trong giai đoạn 2025-2026.
Tính đến nay, Aqua City đã bàn giao hơn 900 căn biệt thự, nhà phố cho khách hàng. Năm 2025, Novaland đặt mục tiêu tiếp tục bàn giao thêm 440 sản phẩm và triển khai thêm tiện ích mới như trung tâm hội nghị, khu vui chơi giải trí tại quảng trường trung tâm, chuỗi nhà hàng, khu vui chơi trẻ em (kidzone), phòng khám...
-
Phấn đấu từ ngày 27/7/2025, không còn người có công nào phải ở trong nhà tạm, nhà dột nát -
Bất động sản phía Nam: Chờ cú bứt tốc cuối năm -
Hà Nội: Các “ông lớn” bất động sản đóng hàng chục nghìn tỷ đồng tiền sử dụng đất -
TP.HCM công bố 17 dự án nhà ở được phép bán cho người nước ngoài -
Mở bán Dự án Nhà ở xã hội Hàng Hải Bình Định quy mô hơn 500 căn -
Hà Nội xem xét bỏ công chứng hợp đồng tặng, cho bất động sản giữa các cá nhân -
Tâm điểm đầu tư bất động sản hậu sáp nhập tỉnh thành
-
1 Tiếp tục sửa Luật Đất đai, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp
-
2 Bất động sản phía Nam: Chờ cú bứt tốc cuối năm
-
3 Tín hiệu thuận cho đề xuất đầu tư sân bay tại Ninh Bình
-
4 Tín dụng có điều kiện: Giải pháp xóa trần tín dụng ở Việt Nam
-
5 Ngã rẽ mới cho phương án mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông
-
Bridge Data Centres công bố báo cáo ESG đầu tiên
-
Huawei lần thứ tư liên tiếp được Gartner Peer Insights vinh danh
-
DKSH Việt Nam thúc đẩy đổi mới và tuân thủ trong ngành chăm sóc cá nhân
-
Mùa hè sôi động với ưu đãi hấp dẫn khi mua Omoda C5 và Jaecoo J7 trong tháng 7
-
SeABank tổ chức “Ngày hội đổi rác lấy quà” - Lan tỏa lối sống xanh vì Hà Nội sạch đẹp
-
Envision vận hành nhà máy sản xuất hydro xanh và amoniac xanh lớn nhất thế giới