
-
Doanh nghiệp bất động sản tại Bình Dương: Mỏi mắt chờ được đóng tiền sử dụng đất
-
Chờ bước đột phá thủ tục làm nhà ở xã hội
-
TP.HCM: Doanh nghiệp bất động sản đặt nhiều kỳ vọng vào chính sách thí điểm mới
-
Tín hiệu tích cực trong phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng -
Thị trường bất động sản Đà Nẵng “tăng nhiệt” -
Thị trường "nóng" lên, đấu giá đất Hà Nội thu về 6.860 tỷ đồng trong quý I/2025 -
K-Home New City nâng tầm tiêu chuẩn nhà ở xã hội tại Việt Nam
![]() |
Nguồn cung căn hộ dịch vụ tại Hà Nội được bổ sung đáng kể, song công suất thuê vẫn ở mức thấp. Ảnh: Đức Thanh |
Nóng ở khu vực phía Tây
Theo ghi nhận của Savills Việt Nam, thị trường Hà Nội ghi nhận nguồn cung trỗi dậy ở khu vực phía Tây. Tổng nguồn cung căn hộ dịch vụ trong nửa đầu năm 2021 tăng mạnh 20% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 5.500 căn.
Sau thời gian dài chờ đợi, hai dự án hạng B tại quận Ba Đình và Đống Đa đã chính thức bơm ra thị trường Hà Nội 136 căn. Tỷ trọng các căn hạng A trong vòng 5 năm qua tại Hà Nội vẫn ổn định mức 53%, phần lớn được quản lý bởi Ascott và “tân binh” Oakwood.
Gateway Tower, tòa căn hộ dịch vụ đầu tiên tại Vinhomes Smart City đã khuấy đảo khu vực phía Tây Hà Nội bằng việc chính thức mở bán vào tháng 4/2021. Nằm ở vị trí đắc địa tại khu vực trung tâm đô thị Vinhomes Smart City, Gateway Tower thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư nhờ những ưu đãi hấp dẫn. Khách hàng chỉ cần trả trước 20% giá trị (khoảng từ 274 triệu đồng) đã có thể nhận ngay căn hộ. Đối với khoản vay ngân hàng lên tới 80%, khách mua sẽ được hỗ trợ lãi suất 0% trong 12 tháng. Đặc biệt, khách mua tại Gateway Tower còn được cam kết lợi nhuận 7%/năm trong 18 tháng.


Về nguồn cung tương lai, trong nửa đầu năm 2021, Hà Nội ghi nhận 2.400 căn hộ dịch vụ từ 19 dự án, trong đó các đơn vị quản lý nước ngoài nắm giữ tới 96% số lượng căn hộ tương lai. Đáng kể, thị trường khu vực phía Tây được dự báo tăng nhiệt sau khi CapitaLand mua lại dự án Somerset Metropolitan West Hanoi, quy mô 364 căn.
Trái với nguồn cung tăng đáng kể, thì công suất thuê toàn thị trường vẫn vật lộn ở mức thấp là 69%. Trong đó, khu vực ngoại thành như Gia Lâm khả quan hơn cả, khi tăng 32 điểm phần trăm theo quý nhờ khả năng đáp ứng tốt của tòa nhà S2.17 của đại đô thị Vinhomes Ocean Park cho các sinh viên trường quốc tế và chuyên gia Hàn Quốc làm việc tại các khu vực lân cận.
Trong bối cảnh thị trường tiếp tục vật lộn với diễn biến phức tạp của Covid-19, giá thuê căn hộ dịch vụ ở Hà Nội trong 6 tháng đầu năm nay đã giảm 8% so với cùng kỳ năm trước, xuống còn 24 USD/m2/tháng. Trong vòng 5 năm trở lại đây, quận Cầu Giấy duy trì mức giá thuê cao nhất, đạt tới 32 USD/m2/tháng. Quận Đống Đa vươn lên chiếm vị trí thứ hai, sau khi dự án hạng A là Novotel Hanoi Thái Hà đi vào hoạt động.
Đặt cược vào FDI
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là nhân tố kích cầu chính cho thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội. Không riêng nguồn vốn FDI chảy vào Hà Nội, mà dòng vốn ngoại đổ vào các tỉnh lân cận cũng chi phối nhiều đến thị trường.
Trong 6 tháng đầu năm 2021, Hà Nội đứng thứ 6 cả nước về thu hút FDI, với 761 triệu USD vốn đăng ký. 5 tỉnh phía Bắc lọt top 10 địa phương đón dòng vốn ngoại cao nhất cả nước, đóng góp 25% tổng FDI đăng ký gồm Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh, Bắc Giang, Bắc Ninh.
“Phát triển công nghiệp tại Bắc Giang, Thái Nguyên, Hải Dương đã thúc đẩy nguồn cung tương lai của căn hộ dịch vụ tại khu vực vành đai Hà Nội nhờ sự thuận lợi di chuyển đến các tỉnh này”, ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội đánh giá.
Chuyên gia nước ngoài làm việc tại các khu công nghiệp ở Hà Nội và các tỉnh lân cận là nguồn cầu chính tại thị trường căn hộ dịch vụ. Thế nhưng, Covid-19 đã tác động tiêu cực đến nhu cầu thuê.
Mới đây, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã ban hành công điện khẩn tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn. Theo đánh giá của chính quyền thành phố, hiện nay nguy cơ lây lan dịch bệnh quay trở lại cộng đồng là rất cao. Riêng từ ngày 5/7 đến ngày 12/7, Hà Nội đã ghi nhận thêm 26 trường hợp mắc Covid-19 trên địa bàn các quận, huyện, trong đó có những trường hợp là công nhân tại khu công nghiệp, người dân trở về Hà Nội có yếu tố dịch tễ liên quan đến TP.HCM, Nghệ An, Bắc Giang… Việc hạn chế di chuyển đã được áp dụng để phòng dịch.
Bà Mija Park, Giám đốc điều hành tòa nhà The Five Residences Hanoi (có 116 căn hộ đầy đủ dịch vụ) cho biết: “Khách hàng mục tiêu của chúng tôi là những người nước ngoài đang và sẽ làm việc lâu dài tại Hà Nội, hoặc đi công tác từ các công ty đa quốc gia và các tổ chức ngoại giao, bao gồm các tập đoàn đầu tư trực tiếp nước ngoài, các đại sứ quán và các tổ chức phi chính phủ. Cho nên, việc hạn chế di chuyển đã tác động tiêu cực đến cả nhu cầu ngắn hạn và dài hạn. Với thị trường căn hộ dịch vụ, vì Covid-19, nhiều người nước ngoài không thể quay trở lại làm việc tại Việt Nam, do đó nhiều căn hộ cao cấp cho người nước ngoài thuê lâm vào tình trạng khó khăn”.
Đại diện The Five Residences Hanoi cho rằng, thị trường căn hộ dịch vụ có thể sẽ phục hồi, nhưng chưa thể khả quan ngay. “Các tình huống vẫn bất định và những điều này chi phối lớn đến việc điều chỉnh chiến lược kinh doanh, do đó cần phải theo dõi tình hình cẩn thận và có hành động đúng đắn. Kỳ vọng vào sự phục hồi của thị trường khách du lịch nói chung cũng như căn hộ dịch vụ nói riêng vẫn còn nhiều thách thức và khó lường”, bà Mija Park nhận định.
Một tín hiệu được Savills Việt Nam lưu ý đối với thị trường căn hộ dịch vụ là Việt Nam đang thí nghiệm giảm thời gian cách ly xuống còn 7 ngày cho những người tiêm đủ liều vắc-xin từ tháng 7/2021. Trong khi đó, tính đến tháng 6/2021, các quốc gia và vùng lãnh thổ có mức đầu tư lớn ở khu vực phía Bắc đã ghi nhận tỷ lệ tiêm phòng vắc-xin Covid-19 mũi thứ 2 tăng lên, trong đó Singapore (đạt 36% tổng dân số), Hồng Kông (19%), Trung Quốc (16%), Nhật Bản (12%) và Hàn Quốc (10%).
-
Tín hiệu tích cực trong phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng -
Thị trường bất động sản Đà Nẵng “tăng nhiệt” -
Ba kịch bản của ngành bất động sản Việt Nam khi Mỹ áp thuế 46% -
Thị trường "nóng" lên, đấu giá đất Hà Nội thu về 6.860 tỷ đồng trong quý I/2025 -
Nhà đầu tư cần thận trọng trước tin đồn và cơn sốt tâm lý -
K-Home New City nâng tầm tiêu chuẩn nhà ở xã hội tại Việt Nam -
Dự án biệt thự, nhà phố: Khó đủ đường, doanh nghiệp vẫn thích làm
-
1 Chốt tiến độ thẩm định cao tốc Quy Nhơn - Pleiku có vốn đầu tư 43.510 tỷ đồng
-
2 Sân bay Gia Bình sẽ có công suất lên tới 5 triệu hành khách/năm trong thời kỳ 2021-2030
-
3 Ba kịch bản của ngành bất động sản Việt Nam khi Mỹ áp thuế 46%
-
4 Triệu tập kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XV: Sửa Hiến pháp và 13 luật để tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 6/4
-
Tương lai nào cho Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng Thanh Hà - Đá Nhảy?
-
Dự án Tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân: Gian nan tái khởi động
-
Thủ tướng chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm
-
Người đứng đầu địa phương phải chịu trách nhiệm nếu buông lỏng quản lý vũ khí, vật liệu nổ
-
TĐ Group chính thức trở thành nhà phát triển dự án Yên Bình K-Town Phổ Yên
-
Trung Quốc: Khai mạc Lễ hội xả nước Dujiangyan
-
XCMG chạy đua với thời gian triển khai máy móc hạng nặng để cứu hộ động đất tại Myanmar, Thái Lan
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Bệnh viện Farrer Park và Alliance Healthcare Group Limited hợp tác chiến lược