-
Việt Nam là thị trường cốt lõi của CapitaLand Development -
Lô đất 100 triệu đồng/m2 tại Thanh Oai đã bị bỏ cọc -
Dự kiến tháng 6/2025, TP.HCM sẽ đấu giá 3 lô đất tại Thủ Thiêm -
Sau một năm, chung cư từng “đắp chiếu” tăng giá 3 lần -
TP.HCM chưa xử được chủ đầu tư "chây ì" không giao "sổ hồng" cho người mua nhà -
Cách nhà đầu tư Nhật Bản định hình sản phẩm bất động sản tại Việt Nam -
Đồng Nai duyệt tiêu chí chọn nhà đầu tư dự án nhà ở xã hội 733 tỷ đồng
Các dự án BĐS trên địa bàn tỉnh Hải Dương sẽ không chỉ là phân lô bán nền, giữ đất, mà sẽ lựa chọn nhà đầu tư và triển khai theo hướng tạo ra giá trị mới, tài sản mới. |
Đó là khẳng định của ông Triệu Thế Hùng, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương khi đánh giá về thị trường bất động sản - một trong những nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Hải Dương đã và đang thu hút nhiều nhà đầu tư, với nhiều dự án bất động sản lớn. “Đó chính là tấm gương phản chiếu sự chuyển động tích cực của kinh tế Hải Dương trong thời gian gần đây và tương lai”, ông Hùng nhận định.
Công nghiệp hỗ trợ dẫn dắt sự phát triển của bất động sản công nghiệp
Việc khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đang chiếm tỷ trọng khoảng 34% tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của tỉnh đã thể hiện rõ vai trò động lực phát triển của khu vực này. Hơn nữa, trong định hướng phát triển của Hải Dương, khu vực FDI sẽ phải nâng cao chất lượng và giá trị đóng góp cho nền kinh tế. Đặc biệt là sự tham gia của các doanh nghiệp địa phương vào chuỗi sản xuất toàn cầu của các doanh nghiệp. Hay nói cách khác, định hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ cũng đang dẫn dắt thị trường bất động sản công nghiệp của tỉnh.
Đầu tháng 5/2021, UBND tỉnh Hải Dương đã trao quyết định thành lập 4 khu công nghiệp (KCN), với tổng diện tích 760 ha cho các nhà đầu tư. Đó là các KCN An Phát 1 (Công ty cổ phần KCN kỹ thuật cao An Phát 1), Kim Thành (Công ty cổ phần COMA 18), Phúc Điền mở rộng (Công ty cổ phần Đầu tư Trung Quý - Bắc Ninh) và Gia Lộc (Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển hạ tầng Nam Quang). Đây đều là những nhà đầu tư đã có kinh nghiệm và thành công trong việc phát triển và kinh doanh hạ tầng KCN.
Hải Dương đang đẩy mạnh phát triển các đô thị và xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng khu vực nông thôn theo hướng văn minh, đồng bộ, bền vững.
Tập trung đầu tư xây dựng các đô thị động lực của tỉnh trở thành đô thông minh, đáng sống; đảm bảo đô thị có nhiều công trình tiện ích để nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Ông Nguyễn Văn Đoàn,Giám đốc Sở Xây dựng Hải Dương
Theo Ban quản lý các KCN Hải Dương, đến nay, trên địa bàn tỉnh có 18 KCN được thành lập với tổng diện tích gần 3.000 ha. Trong đó, có 11 KCN đã hoàn thành xây dựng hạ tầng và đang hoạt động, với gần 500 dự án đầu tư nước ngoài, tổng vốn đầu tư 9,1 tỷ USD đến từ 26 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Trong thời gian tới, sẽ phát triển thêm 10-15 KCN mới, với tổng diện tích khoảng 5.000 ha để Hải Dương thực sự là một điểm đến có sức hấp dẫn lớn với các nhà đầu tư. Như đánh giá của CBRE, địa phương này có quỹ đất công nghiệp mở rộng lớn nhất trong số các tỉnh, thành phố miền Bắc. Đây sẽ là lợi thế thu hút đầu tư lớn của địa phương này.
Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Dương cho biết, các huyện, thành phố, thị xã đã có văn bản đề xuất bổ sung trên 50 cụm công nghiệp mới, với tổng diện tích trên 3.000 ha. Cuối tháng 6/2021, tỉnh Hải Dương đã có quyết định thành lập 3 cụm công nghiệp mới, gồm Quang Trung, Thất Hùng, Bình Giang 1, với tổng mức đầu tư hơn 1.741 tỷ đồng. Đây là các cụm công nghiệp đa ngành, bao gồm nông nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm; sản xuất truyền thống, thủ công mỹ nghệ; cơ khí, sản xuất hàng tiêu dùng; các ngành công nghiệp hỗ trợ...
Với vị trí địa lý nằm giữa Hà Nội và Hải Phòng, thuận lợi lớn về giao thông và nguồn nhân lực, Hải Dương đã xác định sẽ tập trung phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, tạo sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo chuỗi giá trị.
“Các nhà đầu tư nhỏ và vừa nằm trong chuỗi phụ trợ của các tập đoàn lớn trong và ngoài nước sẽ là đối tượng được các nhà đầu tư hạ tầng khu công nghiệp tại Hải Dương hướng đến cho giai đoạn phát triển tới”, bà Trương Tú Phương, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đại An đánh giá.
Phát triển bất động sản thương mại, dịch vụ cao cấp
Chính từ sự phát triển của khu vực FDI và sự gia tăng nhanh chóng quỹ đất công nghiệp, Hải Dương có lượng dân cư di động rất lớn. Nhu cầu về dịch vụ thương mại sẽ gia tăng và một trong 4 trụ cột trong chiến lược phát triển kinh tế của Hải Dương là dịch vụ chất lượng cao.
Tuy nhiên, hạ tầng dịch vụ thương mại của Hải Dương đến nay vẫn được đánh giá là thiếu, đặc biệt là dịch vụ chất lượng cao và các trung tâm thương mại cao cấp. Thực trạng này sẽ sớm được cải thiện, bởi nhiều khu đô thị mới, khu du lịch sinh thái đang hình thành và phát triển nhanh chóng; các công trình phúc lợi công cộng, đường giao thông, hệ thống điện chiếu sáng mỹ thuật, công viên, cây xanh... được đầu tư nâng cấp và xây dựng mới.
Góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ thương mại hiện nay là Khu đô thị phía Tây Nam Cường Hải Dương, Khu đô thị Làng Việt kiều Âu Việt, Apec Mandala Wyndham Hải Dương, TNR Stars Riverside, Ngọc Sơn Riversidem, Ecopark Hải Dương, Côn Sơn Resort...
Công ty Ecopark Hải Dương cho biết, trong thời gian tới sẽ triển khai xây dựng tòa tháp đôi Lighthouse với quy mô 30 tầng, nằm trong khu đô thị 5 sao Ecorivers rộng hơn 100 ha. Lighthouse sẽ là tòa tháp đôi cao nhất tại Thành phố và Ecorivers là khu đô thị cao cấp có quy mô lớn nhất trên địa bản tỉnh Hải Dương. Đầu tháng 4/2021, Hải Dương đã chấp thuận chủ trương đầu tư tòa nhà văn phòng cho thuê và dịch vụ thương mại gần 500 tỷ đồng tại phía Bắc đường Nguyễn Lương Bằng, TP. Hải Dương.
Đối với TP. Chí Linh, với sự phát triển kinh tế gắn với các KCN, cụm công nghiệp lớn như KCN Cộng Hòa, các cụm công nghiệp Tân Dân, Văn An, Phả Lại, Hoàng Tân... đã tạo sức hút lớn cho thị trường bất động sản khu vực này. Trong thời gian qua, TP. Chí Linh cũng đã đầu tư nâng cấp, cải tạo, hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật giao thông đô thị. Nhờ đó, Chí Linh đã và đang thu hút nhiều tập đoàn lớn tới nghiên cứu phát triển dự án, với tổng mức đầu tư dự kiến hàng tỷ USD.
Chí Linh đang đón dòng vốn lớn vào thị trường bất động sản của Công ty cổ phần Việt Tiên Sơn địa ốc, Công ty cổ phần Đầu tư phát triển nhà Trường Linh, Công ty cổ phần Đầu tư bất động sản Thành Đông..., với các dự án Côn Sơn Resort, Công viên Nghĩa trang Hoa Lạc Viên, Trung tâm Văn hóa, Thể thao, Thương mại và Đô thị Chí Linh; Khu đô thị mới phía Đông...
Một số dự án sinh thái, dịch vụ đang hướng tới các khu vực Bến Tắm, cồn Vĩnh Trụ, hồ Mật Sơn, trong khi công nghiệp sạch, điện mặt trời được các doanh nghiệp xúc tiến, nghiên cứu đầu tư ở Hoàng Tiến...
Bất động sản nhà ở hướng đến đô thị thông minh
Dân số của tỉnh Hải Dương năm 2020 là hơn 1,9 triệu người, đứng thứ 9/63 tỉnh, thành phố trong cả nước và thứ 3/11 tỉnh, thành phố ở vùng Đồng bằng sông Hồng. Cùng với các tỉnh trong vùng, mật độ dân số của Hải Dương rất lớn, gấp 4 lần bình quân cả nước.
Dân số đông, nên nhu cầu về nhà ở cao và ngày càng tăng, nhất là nguồn lao động di cư về Hải Dương để làm việc trong các KCN. Mật độ dân số cao cũng gây ra nhiều áp lực về an sinh xã hội và cả về quy hoạch. Do đó, để đảm bảo cho sự phát triển đồng đều và ổn định lâu dài, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân và hút được nguồn lao động chất lượng về Hải Dương, thì việc hình thành các đô thị văn minh, hiện đại và thông minh là rất quan trọng. Đây cũng là trụ cột thứ 4 được xác định trong Chiến lược Phát triển kinh tế của Hải Dương đến năm 2030.
Ông Nguyễn Văn Đoàn, Giám đốc Sở Xây dựng Hải Dương cho biết, tỉnh đang đẩy mạnh phát triển các đô thị động lực trở thành đô thị thông minh, với nhiều công trình tiện ích.
Tỉnh cũng đang tập trung hoàn thiện các tiêu chí đô thị loại I của TP. Hải Dương; thực hiện nâng cấp và phấn đấu xây dựng các huyện Cẩm Giàng, Bình Giang, Nam Sách đạt tiêu chí đô thị loại IV, thị xã Kinh Môn đạt tiêu chí đô thị loại III trước năm 2025; các huyện Gia Lộc, Thanh Miện, Kim Thành, Ninh Giang trở thành đô thị loại IV, thị xã Kinh Môn trở thành thành phố và TP. Chí Linh đạt tiêu chí đô thị loại II trước năm 2030; nâng cấp các xã có điều kiện kinh tế phát triển trên địa bàn tỉnh trở thành đô thị loại V theo lộ trình phát triển đô thị…, để tỉnh Hải Dương sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
Từ định hướng trên, tỉnh Hải Dương triển khai lập quy hoạch các khu đô thị, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng chất lượng cao, như Khu đô thị nghỉ dưỡng, sinh thái, thể thao và vui chơi giải trí hồ Bến Tắm (TP. Chí Linh); Khu đô thị du lịch sinh thái sông Hương (huyện Thanh Hà); Khu đô thị sinh thái xã Nam Đồng (TP. Hải Dương); Khu đô thị mới An Thượng… Đồng thời, quy hoạch các dự án đô thị thông minh, dịch vụ chất lượng cao như Khu đô thị trung tâm TP. Hải Dương (Diamond Land), Khu nhà ở hỗn hợp cao tầng của Dự án Khu dịch vụ khách sạn cao cấp Thành Đông...
-
Hơn 50.000 người “cháy” hết mình cùng Lễ hội chiến thắng tại Đồng Hới -
Vietstarland - Đại lý phân phối chiến lược dự án Vinhomes Global Gate Cổ Loa -
Thị trường bất động sản ngóng “siêu bom tấn” Vinhomes Global Gate -
Thị hiếu người mua nhà có nhiều biến động trong năm 2024 -
Hạ tầng siêu kết nối tạo đà cất cánh cho thị trường bất động sản Quảng Trị -
Hải Dương điều chỉnh 2 dự án xây dựng khu dân cư -
Vincom Shophouse Diamond Legacy - bất động sản hàng hiếm tại phố cổ thành Vinh
- Gala tiếng Việt thân thương “Lời quê hương - Lời sắt son”
- Hồ sơ, Quy trình đăng ký kinh doanh tại Tư Vấn Quang Minh
- Điều gì giúp Vinasoy trở thành "Nơi làm việc tốt nhất Châu Á" năm 2024?
- Thương hiệu JW Marriott- JW Marriott Hotel & Suites Saigon chính thức ra mắt tại TP.HCM
- Triển khai mua bán vàng (digiGOLD) trên ứng dụng số VietinBank iPay Mobile
- FPT IS và Mastercard bắt tay triển khai số hóa thanh toán trong giao thông công cộng tại Việt Nam