-
Hà Nội bãi bỏ 2 quyết định quy định thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất -
Thị trường địa ốc Đà Nẵng kỳ vọng vào hiệu ứng khu thương mại tự do -
Bình Định chuẩn bị đấu thầu tìm nhà đầu tư nhiều dự án nhà ở xã hội -
Bất động sản Đông Nam Bộ lên ngôi -
Ninh Thuận có 3 dự án khu đô thị được phê duyệt nhưng chưa có nhà đầu tư -
Huyện Đông Anh, Gia Lâm, Mê Linh sắp có thêm hơn 12.000 căn nhà ở xã hội -
Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Quân: Chưa bao giờ giá nhà ở xã hội rẻ như bây giờ
Tháo gỡ vướng mắc trong thủ tục đầu tư xây dựng chính là “vắc-xin” để doanh nghiệp địa ốc thoát khỏi khó khăn. Trong ảnh: Dự án Vạn Phúc Riverside City |
Chật vật
“Chúng tôi mong chờ năm 2021 sáng sủa hơn đề bù cho những thua thiệt của năm trước, nhưng đợt dịch nọ nối tiếp đợt dịch kia gần như đã vắt kiệt sức”. Đây là chia sẻ của lãnh đạo một doanh nghiệp địa ốc tại quận Bình Thạnh, TP.HCM khi được hỏi về tình hình hoạt động trong thời gian giãn cách xã hội.
Gần 1 năm qua, doanh nghiệp này đã cố gắng hoàn tất pháp lý cho dự án nhà phố tại tỉnh Long An để ký hợp đồng mua bán với khách hàng, nhưng dịch bệnh khiến mọi thứ phải trì hoãn. “Điều này đồng nghĩa với việc chúng tôi không thể thu tiền của khách, dòng tiền nửa năm nay gần như nghẽn cục bộ. Chúng tôi phải đổi kế hoạch kinh doanh năm 2021 từ mức lãi hàng chục tỷ đồng sang mức cố gắng giữ không lỗ quá nhiều. Hiện tại, doanh nghiệp duy trì dòng tiền để điều hành bộ máy nhờ vay tài sản của cá nhân lãnh đạo, thậm chí bán bớt một phần tài sản hiện có”, vị giám đốc này cho biết.
“Cộng đồng doanh nghiệp bất động sản không xin Nhà nước hỗ trợ bằng tiền, mà chỉ xin hỗ trợ cơ chế tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong các thủ tục đầu tư xây dựng để tăng sức chống chịu và vượt qua Covid-19”, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP.HCM nhấn mạnh.
“Cũng ráng chờ, khi dịch bệnh được kiểm soát, dự án được mở bán thì dòng tiền lại về”, vị giám đốc nói, miệng nở nụ cười gượng. Chỉ có điều, bao lâu nữa dịch bệnh mới được kiểm soát. Tới lúc đó, doanh nghiệp của anh còn đủ nguồn lực cho cuộc đua hay không vẫn là những câu hỏi còn bỏ ngỏ.
Giai đoạn khó khăn này là một cuộc chiến cam go không chỉ với các chủ đầu tư, mà các sàn chỉ thuần túy phân phối nhà đất cũng lao đao.
Bà Phạm Linh, Giám đốc một doanh nghiệp phân phối bất động sản tại quận 4 trầm hẳn giọng khi kể cho tôi nghe việc bà đã phải ký thông báo cho nghỉ việc hơn 10 nhân viên từng gắn bó với công ty nhiều năm.
Cầm cự suốt cả năm 2020, đến đầu năm 2021, khi dịch được kiểm soát, thị trường bắt đầu có dấu hiệu hồi phục, không nỡ bỏ đội ngũ mấy chục anh em bán hàng đã mất công xây dựng nhiều năm, bà đã dốc sạch hầu bao để chi trả lương và các khoản chi phí hoạt động lên tới vài tỷ đồng. Nhưng đến đợt bùng phát dịch lần thứ tư thì bà khụy hẳn vì lúc này tài sản của mình không còn đủ để gồng gánh vừa chi trả lương cho anh em, vừa phải thanh toán các khoản nợ thuế, lãi vay ngân hàng dồn dập do đã chi một lượng tiền lớn để ký quỹ cho chủ đầu tư, trong khi nguồn thu không có.
“Tôi khuyên một số anh em, nếu dịch bệnh kéo dài cũng nên tính đến chuyện chuyển nghề khác để mưu sinh tạm thời. Dịch bệnh gần 2 năm qua khiến dòng tiền luân chuyển trên thị trường tài chính giảm mạnh, người mua cố thủ và có tâm lý ngại khi xuống tiền mua bất động sản lúc này”, bà Linh than thở.
Lãnh đạo doanh nghiệp đã đuối, thì với các nhân viên môi giới, lực lượng đã kết nối cung - cầu thành công tới hàng trăm ngàn sản phẩm mỗi năm cam go bội phần.
Nửa đêm, nghĩ đến khoản tiền trọ 2 tháng còn nợ, tiền trả lãi ngân hàng, nhà hết gạo, con hết sữa... tài khoản đang vơi dần đi, anh Tấn - nhân viên môi giới của một sàn giao dịch ở quận 4 bấm bụng dắt xe ra đường, nhưng không phải kiếm khách mua nhà, mà để làm shipper, mong kiếm chút thu nhập giữa những ngày giãn cách.
Vốn là nhân viên kinh doanh ưu tú, có thể giao tiếp cơ bản được bằng tiếng Anh, trước khi Covid -19 xuất hiện, có những tháng cao điểm, Tấn kiếm được vài chục triệu đồng. Chưa bao giờ Tấn nghĩ có lúc mình phải lâm vào cảnh khốn cùng như vậy. Covid-19 xuất hiện đã cuốn phăng tất cả những gì mà gia đình nhỏ của Tấn dành dụm được. Thị trường gần như đóng băng, công ty nơi Tấn làm việc buộc phải tạm ngừng hoạt động. Giữa lúc ấy, vợ Tấn cũng bị cho nghỉ vì công ty không có đơn hàng. Để bớt chi tiêu, vợ chồng anh dọn sang căn nhà trọ nhỏ hơn, chiếc xe máy của vợ cũng bị mang đi cầm đồ để xoay xở tiền thuê phòng, tiền sữa cho con nhỏ.
“Mình vẫn còn may vì là nhân viên cơ hữu, được trả lương cứng. Sàn của mình còn vài chục anh em chưa đủ tiêu chuẩn ký hợp đồng, chỉ làm thời vụ khi có dự án thì đã đói từ đầu tháng 6 đến giờ”, anh Tấn chia sẻ.
Tấn chỉ là một trong hàng ngàn nhân viên môi giới bất động sản tại TP.HCM đang cố lay lắt cầm cự trong đại dịch. Thống kê từ Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, trong tổng số khoảng 1.000 sàn hoạt động lĩnh vực môi giới, có tới 1/3 sàn giao dịch phải đóng cửa hoặc tạm dừng hoạt động một phần. Đợt bùng phát dịch lần này khiến hầu hết các sàn nhỏ và vừa đóng cửa, mỗi sàn có vài chục nhân sự cơ hữu và vài chục nhân sự thời vụ, số lao động bị ảnh hưởng lên tới cả vạn người.
Đó là chưa tính con số nhân sự của các doanh nghiệp phát triển bất động sản phải dừng nghỉ. Số liệu từ Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2021, thị trường có đến 497 doanh nghiệp kinh doanh bất động sản phải tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, thậm chí giải thể. Trong năm 2020, con số này là hơn 1.000 doanh nghiệp.
Xoay xở để tồn tại
Theo ông Nguyễn Thanh Quyền, Tổng giám đốc Tập đoàn Thắng Lợi, nếu nhìn theo hướng tích cực, đợt dịch này đã trở thành một “cuộc đại phẫu” giúp sàng lọc, giữ lại những doanh nghiệp thật sự có uy tín, có tiềm lực tài chính, quỹ đất mạnh.
Dự phòng trước các tình huống dịch bệnh xảy ra, nên ngay khi đợt dịch thứ tư bùng phát, Thắng Lợi đã lên nhiều kịch bản hoạt động để đối phó, trong đó phương án triển khai hệ thống vận hành từ hình thức offline sang online được áp dụng triệt để nhằm đảm bảo tuân thủ đúng nguyên tắc phòng dịch.
Livestream bán hàng thôi chưa đủ, các công nghệ như sa bàn ảo, True360, trải nghiệm nhà mẫu 360 độ, VR… cũng được đưa vào để khách hàng cảm nhận sản phẩm một cách trực quan nhất. “Việc áp dụng các phương pháp này là xu hướng tất yếu của thị trường. Các con số bước đầu chưa cao, nhưng có tăng trưởng rõ rệt. Điều đó chứng tỏ nhà đầu tư, khách hàng cũng bắt đầu quen với việc tiếp cận dự án qua các ứng dụng công nghệ”, ông Quyền cho biết.
Với Tập đoàn Hưng Thịnh, dù có ảnh hưởng, song dịch bệnh lại là cơ hội để doanh nghiệp này làm được nhiều việc, chẳng hạn số hóa quy trình làm việc, đào tạo lại nhân sự. Ông Lê Trọng Khương, Phó tổng giám đốc Hưng Thịnh chia sẻ: “Chỉ trong vài tháng của đợt dịch, việc tái cấu trúc của Hưng Thịnh có hiệu quả bằng cả thời gian dài trước đó”.
Ngay từ đầu năm 2020, Tập đoàn đã rốt ráo hoàn thiện tái cấu trúc, đổi mới và xây dựng hoàn chỉnh hệ sinh thái bao gồm đầu tư và phát triển các loại hình bất động sản, xây dựng, công nghệ PropTech và Fintech, kinh doanh trên nền tảng số…
Lúc này Tập đoàn Hưng Thịnh đang cùng lúc phải làm hai việc là ổn định tâm lý, đảm bảo phòng chống dịch triệt để cho nhân sự và triển khai kế hoạch chia sẻ khó khăn với khách hàng bằng cách giãn tiến độ thanh toán.
Tương tự, với Đại Phúc Land, ngay từ đầu năm 2020, khi Covid-19 bắt đầu xuất hiện, doanh nghiệp này đã dự báo được khả năng năm 2021 vẫn sẽ xảy ra các đợt dịch bùng phát, nên đã tận dụng tốt những khoảng thời gian quý báu khi dịch bệnh lắng xuống để triển khai các công việc. Nhờ vậy mà mọi hoạt động ở Đại Phúc Land nhìn chung vẫn ổn định, riêng các công trường dự án có ảnh hưởng đôi chút do giảm lượng công nhân, đạt khoảng 80% khối lượng đề ra.
Bà Nguyễn Hương, Tổng giám đốc Đại Phúc Land chia sẻ: “Dịch bệnh đòi hỏi chúng ta phải thay đổi, nếu không sẽ bị đào thải. Lo lắng thì có, nhưng việc vẫn phải làm. Dịch bệnh có thể khiến mình chậm lại một chút, nhưng chậm lại ở đây không phải lơ là công việc, mà để tăng thêm động lực và sự gắn kết trong doanh nghiệp”.
“Vắc-xin” nào cho thị trường địa ốc?
Trao đổi với chúng tôi, hầu hết các doanh nghiệp địa ốc đều tin tưởng vào chỉ đạo quyết liệt, quyết đoán của Chính phủ trong điều hành phòng chống dịch, đồng thời kỳ vọng thị trường sẽ đi lên ngay khi dịch được kiểm soát.
Ông Nguyễn Thanh Quyền, Tổng giám đốc Tập đoàn Thắng Lợi phân tích, với tốc độ kinh tế tiếp tục tăng trưởng dương, nhu cầu đầu tư và sở hữu nhà ở rất lớn. Đặc biệt, dòng vốn FDI đổ về Việt Nam ngày càng tăng, trong đó lĩnh vực bất động sản đạt 1,15 tỷ USD vốn đăng ký trong 6 tháng đầu năm 2021. Việt Nam là quốc gia duy nhất trên thế giới được cả 3 tổ chức xếp hạng tín nhiệm uy tín hàng đầu thế giới là Moody’s, S&P và Fitch đánh giá từ “ổn định” lên “tích cực”, đồng thời ghi nhận những nỗ lực không ngừng trong việc thực hiện nhiệm vụ kép vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế trong điều hành của Chính phủ. Những tín hiệu này cho thấy thị trường bất động sản vẫn khả quan trong thời gian tới.
Đầu tháng 7, Chính phủ ban hành gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng theo Nghị quyết 68/NQ-CP. Đây thực sự là tin vui, song, đại diện một số doanh nghiệp địa ốc cho biết, điều họ quan tâm là Nhà nước có chính sách khoanh nợ, hỗ trợ doanh nghiệp bằng cách đừng để phát sinh lãi. Trong thời điểm này, rất nhiều doanh nghiệp không hoạt động nên không có doanh thu, nhưng họ vẫn phải nộp các khoản thuế cho những giai đoạn hoạt động trước.
“Nếu chậm nộp, doanh nghiệp không chỉ bị phạt, mà có thể còn bị bêu tên. Chúng tôi sẽ nộp thuế, nhưng Nhà nước hãy đợi tình hình sản xuất, kinh doanh ổn định mới yêu cầu doanh nghiệp thanh toán thì tính chất nuôi dưỡng nguồn thu sẽ căn cơ và lâu dài hơn”, lãnh đạo một doanh nghiệp địa ốc nói.
Một vấn đề nữa là thủ tục pháp lý. Các doanh nghiệp địa ốc đều cho rằng, sự chậm trễ trong việc sửa đổi Luật Đất đai 2013 đã ảnh hưởng nặng đến thị trường, làm hạn chế nguồn cung mới và đẩy doanh nghiệp địa ốc vào thế khó.
-
Eaton Park - Dự án căn hộ định hình phong cách sống xuất sắc nhất Việt Nam 2024 -
Bình Thuận chuyển 18.724,4 m2 đất rừng sản xuất làm dự án nghỉ dưỡng -
Nghệ An: Dự án Khu đô thị 1.440 tỷ đồng ven sông Vinh được giao đất triển khai -
Mở bán dự án Cần Thơ, Nam Long kỳ vọng chuyển lỗ thành lãi cuối năm -
Cơ hội mới cho bất động sản nghỉ dưỡng -
Tiến độ ba dự án hưởng lợi từ điều chỉnh quy hoạch chung 1/10.000 Biên Hòa, Đồng Nai -
Ninh Thuận yêu cầu khẩn trương hoàn thành Dự án Sunbay Park Hotel & Resort
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
-
Bà Trương Mỹ Lan và SCB tranh luận về 6.000 tỷ đồng cho nhóm Công ty Tuần Châu mượn -
Vạn Thái Land bán 1.064 căn hộ sai đối tượng: Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM phản hồi -
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể -
Bị cáo Trần Duy Đông khai nhận không biết ai ở Xuyên Việt Oil
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025