
-
Trục lợi nhà ở xã hội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
-
TP.HCM sẽ mở rộng khu vực và các dự án được miễn giấy phép xây dựng
-
Nhận diện "điểm nổ" của thị trường bất động sản
-
Điểm nghẽn được tháo gỡ, dự án bất động sản Đà Nẵng xây dựng sôi động -
Ai sẽ dẫn dắt cuộc chơi bất động sản trong kỷ nguyên mới? -
Doanh nghiệp môi giới bất động sản oằn mình trước áp lực ký quỹ, giữ chỗ -
TP.HCM gỡ vướng 17 dự án kẹt "sổ hồng" vì bỏ chủ trương mua nhà tái định cư
![]() |
Doanh nghiệp khát vốn trầm trọng
Ông Nguyễn Minh Nhật, Tổng giám đốc Vạn Xuân Group cho biết, doanh nghiệp này đang làm hồ sơ vay 2.000 tỷ đồng, nhưng chờ 3 tháng nay vẫn chưa được, các ngân hàng thông báo “hết room” và cho biết từ tháng 6 sẽ giải ngân lại với mức độ hạn chế. Một số ngân hàng ngưng giải ngân cho khách hàng mua nhà hình thành trong tương lai.
“Các ngân hàng bảo vẫn cho vay bình thường, nhưng ở góc độ doanh nghiệp tôi xin nói thẳng là chẳng bình thường chút nào. Thông tin vay vốn từ ngân hàng làm chúng tôi rất bất an. Trong khi đó, từ nay đến cuối năm doanh nghiệp bất động sản rất cần nguồn vốn từ ngân hàng”, ông Nhật thông tin tại Tọa đàm “Khơi thông nguồn vốn cho thị trường bất động sản” diễn ra ngày 7/6/2022.
Ông Nhật đề nghị, cần có hành lang pháp lý rõ ràng thông thoáng để doanh nghiệp dễ tiếp cận chính sách và triển khai dự án. Hiện nay, tất cả 4 kênh huy động vốn đều bị vướng không riêng gì khâu tín dụng từ các ngân hàng.
Thừa nhận thực tế mà doanh nghiệp nêu, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), thị trường bất động sản hiện thiếu trầm trọng thanh khoản. Có nhiều nguyên nhân khiến những dự án không thể đưa ra thị trường, thiếu sản phẩm trong khi nhu cầu xã hội, nhu cầu của nhà đầu tư rất lớn. Khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp bất động sản (BĐS) hiện nay là nguồn vốn.
"Tín dụng là bệ đỡ của nền kinh tế, là mạch máu, bình ô xy, dưỡng khí của thị trường BĐS. Không tiếp cận được nguồn vốn này, doanh nghiệp gần như ngộp thở, dẫn đến tắc thở. Người dân cũng vô cùng khó khăn", ông Lê Hoàng Châu cho biết.
Dẫn số liệu mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra (tín dụng bất động sản đang ở mức 2,2 triệu tỷ đồng, nợ xấu 1,6%, chiếm gần 20% tổng dư nợ nền kinh tế), Ngân hàng Nhà nước cũng khẳng định không có văn bản nào về siết tín dụng bất động sản, ông Châu đề nghị, Ngân hàng Nhà nước cần có chính sách cụ thể hóa chủ trương “không siết” này để doanh nghiệp tiếp tục tiếp cận được các nguồn vốn tín dụng.
Chính sách gấp rút, doanh nghiệp bất động sản trở tay không kịp
TS Nguyễn Hữu Huân, Trưởng bộ môn Tài chính Trường đại học Kinh tế TP.HCM cho rằng, hai năm vừa qua, đại dịch Covid-19 khiến dòng tiền cá nhân nhỏ lẻ đổ vào chứng khoán bùng nổ, bất động sản cũng như vậy. Từ quán ăn, quán cà phê, công sở, đâu đâu cũng bàn về chủ đề bất động sản, hầu như ai cũng tham gia mua một lô đất, một căn nhà… khiến giá bất động sản tăng mạnh.
“Ngân hàng Nhà nước đã nhận thấy bất cập này và chính sách kiểm soát tín dụng vào thị trường này là có lý do đúng đắn. Tuy nhiên, tôi cho rằng, bên cạnh đưa ra thông điệp kiểm soát tín dụng bất động sản, Ngân hàng Nhà nước cũng phải làm rõ việc không siết hoàn toàn tín dụng bất động sản. Thời gian qua, ngay sau khi có công văn của Ngân hàng Nhà nước, nhiều ngân hàng thương mại lập tức lùi vào thế thủ, thạm chí dừng cho vay khiến doanh nghiệp bất động sản vô cùng khó khăn”, TS. Huân cho biết.
![]() |
TS. Nguyễn Hữu Huân, Trưởng bộ môn Tài chính Trường đại học Kinh tế TP.HCM |
Không chỉ tín dụng bất động sản gặp khó mà việc siết phát hành trái phiếu doanh nghiệp vừa qua cũng đẩy doanh nghiệp bất động sản rơi vào thế kẹt.
“Các doanh nghiệp bất động sản không thể phát hành trái phiếu, đặc biệt trong tháng 4, tháng 5 vừa qua, khó khăn chồng chất, không đủ chi phí trang trải cho hoạt động hằng ngày, các dòng tiền bị tắc”, TS. Huân cho biết.
Theo chuyên gia này, để giải bài toán vốn, doanh nghiệp bất động sản cần có những giải pháp căn cơ hơn, đa dạng hóa các kênh huy động, bên cạnh nguồn vốn tín dụng ngân hàng thì kênh trái phiếu, huy động vốn nước ngoài, ứng dụng công nghệ blockchain…
Tuy nhiên, bên cạnh đó, các cơ quan quản lý cũng phải rút kinh nghiệm trong khâu ban hành chính sách. Cụ thể, chính sách cần có tính dự báo trước thay vì phanh gấp khiến doanh nghiệp trở tay không kịp. Ví dụ, Fed muốn tăng lãi suất thông báo trước 1 - 2 quý.
“Việt Nam đưa ra chính sách có vẻ hơi gấp nên doanh nghiệp trở tay không kịp. Chẳng hạn, phát hành trái phiếu và bị ngưng, tiến thoái lưỡng nan là trái phiếu cũ đến hạn nhưng không vay được nguồn vốn mới nên gây ra áp lực lớn. Chính sách cần có lộ trình và dự báo được thì doanh nghiệp hạn chế rủi ro chính sách, đưa ra hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian tới”, ông Huân nhận định.
Phân tích nguyên nhân khủng hoảng kinh tế tại nhiều nước trên thế giới (ví dụ Mỹ) đều bắt nguồn từ khủng hoảng nợ dưới chuẩn, TS. Nguyễn Hữu Huân khuyến nghị, không nên siết tín dụng bất động sản chung chung mà chỉ cần siết hoạt động cho vay dưới chuẩn, yêu cầu các ngân hàng cho vay theo chuẩn. Cho vay theo chuẩn là cho vay theo dòng tiền, từ thu nhập của người vay để cho vay. Với giải pháp này, dù thị trường bất động sản có mất tính thanh khoản thì người vay vẫn đủ khả năng trả nợ từ việc đi làm mang lại.
-
GIA22 - GIA by KITA hoàn thiện hồ sơ cấp sổ đỏ: Bảo chứng giá trị sở hữu, gia tăng niềm tin
-
Hé lộ không gian sống của những gia đình danh giá có tầm ảnh hưởng bậc nhất miền Trung
-
Thị trường bùng nổ sau sáp nhập: Nhà đầu tư tìm kiếm ‘vàng thật’ giữa lòng Hội An
-
Người trẻ rời phố chật, về đô thị xanh để sống “đúng gu” và đầu tư cho tương lai bền vững
-
Công ty Thuận Việt và Thế kỷ 21 chưa đủ điều kiện khoanh nợ tiền sử dụng đất -
Khu Đông Hà Nội vươn mình bước vào chu kỳ tăng trưởng mạnh mẽ -
Đà Nẵng: Tin mừng đối với Dự án Khu đô thị xanh Dragon City - Park -
Công thức bảo toàn tài sản và sinh lời bền vững của Vincom Shophouse Diamond Legacy -
Giải mã “cơn sốt” Boutique Gate Bình Minh - Hoàng Hôn - “Siêu bất động sản" mặt đường Trường Sa -
Ecolux City: Tâm điểm mới trong làn sóng đô thị hóa Bình Dương -
Đón đầu công nghiệp bền vững từ cửa ngõ Tây TP.HCM
-
1 Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Tăng trưởng kinh tế đạt kết quả cao nhất trong gần 20 năm
-
2 Thuế nhập khẩu ô tô lớn từ Mỹ về 0%, giá xe biến động ra sao
-
3 Sơn Hải đề xuất đầu tư hoàn chỉnh cao tốc Bắc Nam, đoạn Quảng Ngãi - Dầu Giây
-
4 Chung cư, đất nền đạt đỉnh, nhà đầu tư chùn tay
-
5 Nhu cầu “trú ẩn” giảm, giá vàng chịu áp lực lớn
-
TP.HCM: Điều chỉnh phương án để đưa rước cán bộ, công chức đến nơi làm việc
-
Tập trung đánh đúng, đánh trúng các đối tượng chủ mưu buôn lậu, gian lận thương mại
-
Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn được đề nghị giảm mức án phạt của cả 3 tội danh
-
Đà Nẵng cảnh báo việc cho thuê nhà xưởng trái phép trong khu công nghiệp
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Hisense lan tỏa chiến dịch "Own the Moment" tại FIFA Club World Cup 2025
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”