
-
VietABank nộp hồ sơ niêm yết trên sàn HOSE
-
Vàng quốc tế đi ngang, giá vàng SJC cao hơn thế giới gần 18 triệu đồng/lượng
-
Lấp khoảng trống pháp lý trong xử lý nợ xấu
-
Agribank sát cánh cùng doanh nghiệp tư nhân
-
Trình Quốc hội luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo, Ngân hàng Nhà nước được “quyết” cho vay đặc biệt -
Vàng quốc tế hồi phục, giá vàng miếng SJC đạt 119,3 triệu đồng/lượng
![]() |
Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú. |
Việc một số ngân hàng thông báo tạm dừng giải ngân cho vay lĩnh vực bất động sản thời gian qua để loại bỏ nhà đầu tư phụ thuộc đòn bẩy tài chính và các nhóm đầu cơ, khiến nhiều người băn khoăn. Đã có không ít những ý kiến của các chuyên gia cho rằng, việc siết tín dụng vào lĩnh vực bất động sản sẽ gây ra những tác động lớn đối với thị trường.
Trước những ý kiến này, trả lời câu hỏi của phóng viên Báo Đầu tư tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ chiều nay (4/6), Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, gần đây, một số phương tiện thông tin đại chúng, các chuyên gia có nhắc đến cụm từ “siết tín dụng”, “thắt tín dụng” vào bất động sản.
“Thực ra, Ngân hàng Nhà nước chưa bao giờ có văn bản hay phát ngôn nào nói là siết hay thắt. Đó là những động từ rất mạnh với bất động sản”, ông Tú khẳng định.
Theo Phó thống đốc, quan điểm của Ngân hàng Nhà nước từ trước đến nay là kiểm soát chặt chẽ rủi ro tín dụng vào một số lĩnh vực có tiềm ẩn rủi ro lớn trong lĩnh vực bất động sản, chứng khoán.
Cụ thể, trong lĩnh vực bất động sản, cơ quan quản lý kiểm soát tín dụng chặt chẽ vào những dự án phân khúc cao cấp, resort, khu nghỉ dưỡng, dự án có tính chất đầu cơ, “thậm chí có tính chất lũng đoạn giá”. “Đây là quan điểm, tinh thần chỉ đạo xuyên suốt từ trước đến nay và tiếp tục được thực hiện trong 2022 và các năm tiếp theo”, ông Tú khẳng định.
Trong khi đó, vốn tín dụng được tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích tập trung vào phân khúc nhà ở thương mại giá rẻ, nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân.
Trong Nghị định 31 của Thủ tướng Chính phủ cũng như Thông tư 03 của Ngân hàng Nhà nước, cơ quan này đã có hướng dẫn hỗ trợ 2% lãi suất dành cho các đối tượng thực hiện dự án xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, cải tạo chung cư cũ…
“Như vậy không phải là tất cả lĩnh vực bất động sản đều bị kiểm soát chặt chẽ”, ông Tú phân tích.
Theo Phó thống đốc Đào Minh Tú, tổng dư nợ lĩnh vực bất động sản chiếm khoảng 19,16% tổng dư nợ nền kinh tế. Tính đến giữa tháng 4/2022, dư nợ tín dụng trong lĩnh vực bất động sản là 2.288 nghìn tỷ đồng, tăng 10,19% so với cuối năm 2021 và tăng nhanh hơn so với cùng kỳ năm 2021.
Trong tổng dư nợ bất động sản thì dư nợ tín dụng đầu tư vào lĩnh vực mà chúng tôi muốn kiểm soát chặt chiếm 1/3, tức 700-800 nghìn tỷ đồng. Đối với tín dụng vào các dự án được tạo điều kiện, khuyến khích, các ngân hàng thương mại vẫn cho vay bình thường, dư nợ khoảng 1.500 nghìn tỷ đồng, chiếm 2/3 tổng dư nợ tín dụng bất động sản.
Nhấn mạnh một lần nữa quan điểm chỉ đạo, điều hành của NHNN xuyên suốt thời gian qua và trong thời gian tới là không phải tất cả lĩnh vực bất động sản đều bị kiểm soát chặt, Phó Thống đốc khẳng định, không có chuyện cung bất động sản bị thiếu do kiểm soát chặt tín dụng.
-
Trình Quốc hội luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo, Ngân hàng Nhà nước được “quyết” cho vay đặc biệt -
Sòng phẳng, nhân văn trong thu hồi nợ -
Vàng quốc tế hồi phục, giá vàng miếng SJC đạt 119,3 triệu đồng/lượng -
Chênh lệch giá vàng cao có nguy cơ còn kéo dài -
Biến động tỷ giá kéo lùi lợi nhuận doanh nghiệp -
Vàng miếng SJC "bốc hơi" 4,5 triệu đồng/lượng tuần qua, tỷ giá hạ nhiệt -
Khoảng trống pháp lý cho mô hình tập đoàn ngân hàng; Trái phiếu phát hành chủ yếu để đảo nợ
-
Môi giới bất động sản tăng 30% khách tiềm năng nhờ công nghệ
-
Wink Hotels ra mắt căn hộ Wink Live© Serviced Residences tại Hải Phòng
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
-
Care For Việt Nam tiếp tục hành trình “Chăm em đủ chất”
-
Chủ tịch Tập đoàn C.P. diện kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính, củng cố hợp tác, mở rộng đầu tư tại Việt Nam
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây