-
Các bị cáo trong vụ Xuyên Việt Oil nói lời sau cùng -
Vụ Xuyên Việt Oil: Viện Kiểm sát đối đáp các quan điểm bào chữa -
Xét xử phúc thẩm, bà Trương Mỹ Lan xin cơ chế xử lý đặc biệt vì vụ án quá "kinh khủng" -
Bắt 3 giám đốc ở Khánh Hòa về hành vi vi phạm đấu thầu và nhận hối lộ -
Cựu Chủ tịch Bình Thuận bị truy tố khung hình phạt cao nhất 20 năm tù -
Vụ Xuyên Việt Oil: Bị cáo Hoàng Anh Tuấn nhận sai, xin thêm tình tiết giảm nhẹ
Cửa khẩu Quốc tế Nam Giang mỗi ngày đón hàng trăm lượt xe lưu thông, nhưng việc đầu tư còn “eo hẹp”. |
Cửa khẩu quốc tế không máy soi, trạm cân…
Tháng 9/2006, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định thành lập Khu Kinh tế cửa khẩu Nam Giang. Ngày 22/12/2020, Chính phủ ban hành Nghị quyết 183/NQ-CP nâng cấp cửa khẩu chính Nam Giang thành cửa khẩu quốc tế.
Việc đưa Cửa khẩu Quốc tế Nam Giang vào hoạt động góp phần thúc đẩy phát triển hệ thống cửa khẩu trên toàn tuyến biên giới, đồng thời mở ra cơ hội hợp tác mới về kinh tế, thương mại và du lịch giữa Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung Việt Nam với các tỉnh Trung - Nam Lào và kết nối với khu vực Đông Bắc Thái Lan.
Được xác định là khu kinh tế tổng hợp, cửa ngõ quan trọng của Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung, kể từ khi nâng cấp lên cửa khẩu quốc tế (khai trương vào tháng 8/2021) đến nay, lưu lượng xe qua lại trên tuyến Quốc lộ 14D giao thương giữa Việt Nam và Lào ngày càng phát triển.
Cụ thể, năm 2022, Cửa khẩu đã thông quan cho hơn 7.850 phương tiện vận tải xuất nhập cảnh, thu nộp ngân sách nhà nước 99 tỷ đồng (tăng 256% so với cùng kỳ năm trước đó). Riêng năm 2023, tính đến ngày 31/7, đã thông quan cho hơn 8.700 phương tiện, thu nộp ngân sách hơn 85 tỷ đồng.
Đáng chú ý, từ cuối tháng 5/2023, mặt hàng quặng nhôm bauxite do doanh nghiệp Lào quá cảnh qua Cửa khẩu để về cảng Chân Mây (tỉnh Thừa Thiên Huế) để xuất đi Trung Quốc tăng đột biến. Hải quan Cửa khẩu Nam Giang đã thông quan cho hơn 1.230 phương tiện vận tải, vận chuyển hơn 39.000 tấn quặng. Dù vậy, sau nhiều năm xây dựng và đạt chuẩn cửa khẩu quốc tế, nơi đây mới đầu tư một số công trình trọng yếu.
Ông Nguyễn Hoàng, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Cửa khẩu Quốc tế Nam Giang cho biết, Cửa khẩu đang thiếu rất nhiều trang thiết bị, khiến việc kiểm tra gặp nhiều khó khăn và trở ngại, quan trọng nhất là không có máy soi, không trạm cân, không bến bãi
đậu xe...
Mỗi ngày có hàng trăm lượt xe chở hàng hóa lưu thông qua Cửa khẩu, nhưng việc chưa đầu tư cân tải trọng khiến vấn đề kiểm soát tải trọng của Hải quan Cửa khẩu Quốc tế Nam Giang rất khó khăn. Do vậy, việc tính tải trọng tại Cửa khẩu Quốc tế Nam Giang phụ thuộc vào phiếu cân của chủ mỏ, chủ hàng và của hải quan cửa khẩu phía Lào.
Mặt khác, nhân viên phải đo ngẫu nhiên phương tiện bằng phương pháp thủ công là đo thể tích, tỷ trọng hàng để ra con số tương đối, nên tốn nhiều thời qua. Ngoài ra, để đảm bảo quy định về tải trọng, hải quan cửa khẩu phải phối hợp Đội 2 (Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt Công an tỉnh Quảng Nam) và Cảnh sát giao thông huyện Nam Giang để kiểm tra tải trọng các phương tiện có dấu hiệu nghi ngờ để kịp thời xử lý.
Khi được hỏi về việc đi lại của khách du lịch qua Cửa khẩu, ông Hoàng nêu thực tế: “Hiện nay, du khách nước ngoài đi du lịch qua Cửa khẩu Nam Giang, nhân viên hải quan phải kiểm tra thủ công bằng cách yêu cầu du khách mở va li, hành lý, vì chưa được đầu tư máy soi chiếu. Việc này rất mất lịch sự, nhất là đối với các du khách nữ”.
Ngoài ra, nhà máy cấp nước (công suất thiết kế 500 m3/ngày đêm) không đáp ứng nhu cầu tối thiểu cấp nước sinh hoạt cho các cơ quan chức năng hoạt động tại Cửa khẩu. Hệ thống truyền tải điện thì xuống cấp, chất lượng điện không ổn định, thường xuyên bị sét đánh, gây hư hỏng...
Việc không có kho, bãi, điểm tập kết hàng hóa, kho ngoại quan, giao nhận, vận chuyển, gia công, đóng gói, bốc dỡ, thiếu bãi kiểm tra thực tế hàng hóa..., dẫn đến tình trạng xe container, xe vận tải lớn đậu trên mảnh đất trống bên phải trạm kiểm soát hoặc đỗ thành hàng dài dọc theo quốc lộ chờ làm thủ tục thông quan.
Theo thống kê, từ khi Khu Kinh tế cửa khẩu Nam Giang được thành lập đến nay, bằng nhiều nguồn vốn, Quảng Nam đã thẩm định và phân bổ kế hoạch vốn cho các dự án đầu tư công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật, công trình công cộng, với tổng số tiền 204,159 tỷ đồng.
Không chỉ thiếu về máy móc, trang thiết bị, mà cả nguồn nhân lực thuộc biên chế cũng chỉ mới đáp ứng được 1/4 nhu cầu.
Theo ông Hoàng, hiện tại, mỗi ngày chỉ có khoảng 100 phương tiện qua lại cửa khẩu, nên anh em vẫn cố gắng xử lý được, nhưng thời gian tới, khi thời tiết bên Lào hết mưa, lượng xe chở quặng nhôm bauxite có thể tăng lên 300 - 400 phương tiện, thì rất khó đảm bảo việc thông quan. “Việc thiếu nhân lực, thiếu biên chế đã được chúng tôi kiến nghị bổ sung nhiều năm nay, nhưng vẫn chưa có kết quả”, ông Hoàng cho biết.
Xe tải xếp hàng dài chờ làm thủ tục qua Cửa khẩu Quốc tế Nam Giang. |
Đề xuất thu phí để bù đắp chi phí
Theo ông Hoàng, khó khăn lớn nhất hiện nay là tuyến đường Quốc lộ 14D nhỏ, lại xuống cấp nghiêm trọng nhiều năm nay, nhưng chưa được nâng cấp mở rộng để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội vùng biên giới Nam Giang nói chung, cũng như nhu cầu thông thương vận tải hàng hóa, logistics qua Cửa khẩu Quốc tế Nam Giang nói riêng. Đây là trở ngại lớn nhất cho sự phát triển của Cửa khẩu Quốc tế Nam Giang. Hiện tại, nhiều đoạn đường hẹp, khúc cua gấp, xe tải trọng lớn tránh nhau không được.
“Nếu Quốc lộ 14D được đầu tư xứng tầm với chức năng phục vụ cửa khẩu quốc tế, thì chúng tôi tin là Cửa khẩu Nam Giang sẽ có nhiều lợi thế hơn so với các cửa khẩu lân cận”, ông Hoàng bày tỏ.
Ông Hoàng cũng kiến nghị UBND tỉnh Quảng Nam cần nhanh chóng quy hoạch, xây dựng bến bãi đậu xe… Có như vậy, Cửa khẩu Quốc tế Nam Giang mới xứng tầm là một cửa khẩu quốc tế.
Mới đây, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Nguyễn Hồng Quang đã ký Tờ trình gửi HĐND tỉnh đề nghị ban hành nghị quyết quy định mức thu, quản lý và sử dụng phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực Cửa khẩu Quốc tế Nam Giang.
Theo UBND tỉnh Quảng Nam, do hoạt động của phương tiện vận tải có tải trọng lớn với tần suất ngày càng gia tăng, thời tiết khu vực phía Tây của tỉnh nói chung và khu vực Cửa khẩu Quốc tế Nam Giang nói riêng quá khắc nghiệt, nên hầu hết các công trình, hạng mục hạ tầng kỹ thuật tại Cửa khẩu Quốc tế Nam Giang và tuyến đường bộ Quốc lộ 14D xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến hoạt động vận chuyển hàng hóa qua cửa khẩu.
UBND tỉnh Quảng Nam cũng nêu rõ, việc xây dựng, đề xuất thu phí trong khu vực Cửa khẩu Quốc tế Nam Giang là cần thiết, phù hợp với điều kiện của tỉnh và các quy định pháp luật hiện hành về phí, lệ phí…
“Việc quy định mức thu, quản lý và sử dụng phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực Cửa khẩu Quốc tế Nam Giang là khoản thu để bù đắp chi phí duy tu, bảo dưỡng, duy trì điều kiện phục vụ hoặc duy tu, bảo dưỡng, tái tạo các công trình hạ tầng kỹ thuật - xã hội, công trình dịch vụ và tiện ích công cộng tại Cửa khẩu Quốc tế Nam Giang; đồng thời, có đóng góp thu ngân sách không chỉ để đầu tư hạ tầng đáp ứng nhu cầu thông quan hàng hóa qua cửa khẩu, phát triển dịch vụ thương mại, du lịch, góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng phía Tây của tỉnh, mà còn hoàn thiện hệ thống hạ tầng phục vụ các hoạt động đảm bảo chủ quyền lãnh thổ quốc gia, an ninh biên giới và trật tự an toàn xã hội khu vực khu vực cửa khẩu, góp phần giữ vững, ổn định mối quan hệ truyền thống tốt đẹp, hữu nghị Việt - Lào trên cơ sở hòa bình, hợp tác, cùng phát triển”, ông Quang nêu mục đích của việc thu phí.
Phương tiện chịu phí thuộc các loại xe chở hàng hóa qua cửa khẩu, gồm xe chở các loại khoáng sản, quặng (than, bauxite, nhôm, sắt...), hàng quá cảnh, hàng tạm nhập tái xuất, hàng tạm xuất tái nhập, hàng hóa kinh doanh chuyển khẩu, chuyển cảng, gửi kho ngoại quan, các loại xe tải sử dụng mặt bằng trong khu vực cửa khẩu đậu, đỗ qua đêm (tính từ ngày thứ hai trở đi).
Mức phí là từ 70.000 đến 700.000 đồng/phương tiện. Mức phí này không bao gồm các loại phí, lệ phí thuộc thẩm quyền của các cơ quan chức năng khác và của các cơ quan quản lý chuyên ngành tại cửa khẩu.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, một lãnh đạo Ban Quản lý các khu kinh tế và khu công nghiệp tỉnh Quảng Nam cho biết, nhu cầu hàng hóa vận chuyển, thông quan qua cửa khẩu rất lớn, cần nhiều phương tiện vận chuyển.
Trong khi hạ tầng khu vực hạn chế, cần đầu tư, duy tu, bảo dưỡng tốt hơn, tương xứng với tính chất cửa khẩu quốc tế, hướng đến phát triển Khu Kinh tế cửa khẩu Nam Giang là một khu kinh tế tổng hợp..., nên cần tính đến chuyện thu phí.
“Chúng tôi đã căn cứ các quy định, hướng dẫn của Luật Phí và lệ phí, tham khảo, nghiên cứu thực tiễn mức thu phí của một số địa phương miền Trung - Tây Nguyên, cân nhắc điều kiện, nhu cầu cụ thể, cấp thiết tại Cửa khẩu Quốc tế Nam Giang và dựa vào bối cảnh triển khai thực hiện, xu hướng phát triển, mức độ bù đắp chi phí duy tu, bảo dưỡng, duy trì điều kiện phục vụ hoặc tái tạo công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực Cửa khẩu Quốc tế Nam Giang để đề xuất đối tượng thu phí, đối tượng không thu, mức thu phù hợp”, ông Nguyễn Hồng Quang cho biết.
-
Cựu Chủ tịch Bình Thuận bị truy tố khung hình phạt cao nhất 20 năm tù -
Vụ Xuyên Việt Oil: Bị cáo Hoàng Anh Tuấn nhận sai, xin thêm tình tiết giảm nhẹ -
Vụ Xuyên Việt Oil: Bị cáo Đỗ Thắng Hải xin tòa khoan hồng cho cấp dưới -
Cảnh báo lừa đảo tuyển dụng nhân sự online vào ngân hàng -
Quảng Ngãi: Đầu tư công trình nước sạch tiền tỷ rồi bỏ hoang -
Phúc thẩm vụ Trương Mỹ Lan: Viện Kiểm sát đề nghị giảm án cho Trương Khánh Hoàng -
Phúc thẩm vụ Trương Mỹ Lan: Viện Kiểm sát không xem xét giảm nhẹ thêm cho bà Nhàn
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung
- Chuyển tiền Kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank - phí 0 đồng
- BIDV nhận 3 giải thưởng quốc tế về trải nghiệm khách hàng
- Land Rover Việt Nam ra mắt Range Rover Velar mới
- GEIMS Việt Nam 2024 - Điểm hẹn của các doanh nghiệp “Đầu tàu” ngành sản xuất diện tử