-
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả -
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn” -
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024 -
Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm sâu hơn hoặc miễn thuế cho báo chí
Tại buổi đối thoại, ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa đã tiếp nhận hơn 80 đề xuất, kiến nghị của các doanh nghiệp. Các ý kiến chủ yếu xoay quanh vấn đề nhiều người lao động làm việc tại các doanh nghiệp vẫn khó khăn trong việc tiếp cận gói hỗ trợ 62 nghìn tỉ đồng; tỉnh cần có giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp du lịch vực dậy sau dịch Covid-19; miễn giảm tiền thuê đất; chậm giải quyết các thủ tục đầu tư, thuế tài nguyên đá cao…
Cũng theo ông Nguyễn Tấn Tuân cho biết, UBND tỉnh Khánh Hòa đã chỉ đạo các sở, ngành giải quyết. Tuy vậy, hiện nay vẫn còn những kiến nghị vẫn chưa giải quyết xong.
Hàng trăm doanh nghiệp tham gia buổi đối thoại. |
Liên quan đến công tác quy hoạch, ông Tuân thông tin: “Vừa qua, UBND tỉnh tiến hành rà soát 82 dự án có nguy cơ sạt lở đất, đá và chia số dự án này ra làm 3 nhóm. Nhóm 1 là dự án không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, chưa cấp giấy phép hoặc cấp giấy chứng nhận đầu tư thì chúng tôi thu hồi. Nhóm 2 là dự án đã có giấy chứng nhận đầu tư, mà chậm tiến độ thì UBND tỉnh báo cáo Thường trực Tỉnh ủy xin giãn tiến độ. Nhóm cuối cùng dự án tuy là chưa phù hợp quy hoạch, nhưng theo nhiệm vụ quy hoạch chung được Thủ tướng phê duyệt, xét trong một điều kiện có thể chấp nhận được, UBND tỉnh sẽ bổ sung theo hướng tăng đất ở đô thị và đất sản xuất, kinh doanh thương mại”.
Theo ông Tuân, tất cả dự án trước đây có “đất ở không hình thành đơn vị ở” (không có trong quy định của Luật Đất đai) thì phải bỏ ra ngoài. Riêng khu vực Bãi Dài (TP Cam Ranh và huyện Cam Lâm), UBND tỉnh đã phê duyệt điều chỉnh quy hoạch khu vực phía Tây với diện tích 1.456 ha, trong đó điều chỉnh mật độ xây dựng dưới 15%, chứ không còn 25-30% như trước đây theo đúng quy định.
Ông Tuân thừa nhận, những thiếu sót đã chỉ ra trong quá trình thanh, kiểm tra của Trung ương thời gian qua và UBND tỉnh phải rà soát lại quá trình cấp phép đất đai của rất nhiều dự án sau thanh tra, đã làm ảnh hưởng đến việc đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Khắc Định, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa phát biểu chỉ đạo. |
Phát biểu chỉ đạo tại buổi đối thoại, ông Nguyễn Khắc Định, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa hoan nghênh các doanh nghiệp đã thông tin họ “chỉ tạm ngừng hoạt động chứ ko phải ngừng hẳn” và ngừng để cơ cấu lại ngành nghề trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Khánh Hòa cho rằng: "Một thời gian rất dài, Khánh Hòa phát triển nhanh, đón đầu đóng góp ngân sách. Cùng với sự phát triển đó, thuận lợi dần dần hết đi. Các tỉnh khác họ cũng làm và phát triển cạnh tranh, thu hút nhà đầu tư về với mình, nên Khánh Hòa không thể tiếp tục ngồi đợi doanh nghiệp được nữa. Đến lúc này, lãnh đạo tỉnh dần dần phải mời doanh nghiệp ăn cơm, chứ không phải để doanh nghiệp mời cơm, nếu không họ sẽ đi tỉnh khác”.
Dẫn câu chuyện trong giờ giải lao, một doanh nghiệp đến gặp mình than rằng: “Anh ơi 4 năm nay em chưa có giấy phép”, ông Nguyễn Khắc Định đề nghị các sở, ngành 3 tháng gặp doanh nghiệp 1 lần, hàng tuần rà soát lại công việc.
“Làm sao đó tất cả công văn từ các nơi khi gửi đến sở, ngành mình dứt khoát phải trả lời, chứ không “ỉm” như trước đây. Doanh nghiệp không biết phải hướng dẫn cho người ta chứ không “ỉm” hồ sơ” - ông Định yêu cầu.
Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Khánh Hòa cũng đồng thời đề nghị các sở, ngành phải rất công tâm, khách quan, nếu không thì "doanh nghiệp bỏ đi hết”.
“Thiếu văn bản gì phải trả lời người ta, chứ mỗi một ngày, mỗi giờ trôi qua là doanh nghiệp phải rất tốn kém khi phải trả lãi suất ngân hàng, chi phí lao động… Trước đây có những thủ tục 3 ngày, bây giờ một buổi phải làm xong. Có những việc trước đây làm một tuần mới xong, nhưng bây giờ đổi mới, rút ngắn còn 3 ngày”, ông Định chỉ đạo.
Ông Nguyễn Khắc Định đề nghị Văn phòng VCCI Khánh Hòa, các hội doanh nghiệp tiếp tục phát huy vai trò là cầu nối, lắng nghe tâm tư, đề xuất của doanh nghiệp, để kịp thời kiến nghị tháo dỡ khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Ông Định cho biết, bên cạnh những dự án chậm tiến độ và mặc dù ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng vẫn có nhiều dự án đầu tư ngoài ngân sách triển khai rất tốt. Bên cạnh đó, toàn bộ các dự án đầu tư công đến cuối tháng 12 này được giải ngân 100%.
Ông Trần Minh Hải, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Khánh Hòa trình bày kết quả giải quyết những khó khăn, vướng mắc đối với doanh nghiệp. |
Ông Trần Minh Hải, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Khánh Hòa cho biết, đối với thu hút đầu tư, số doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2020 là 1.775 doanh nghiệp cùng với số vốn đầu tư trong năm nay tại địa phương cũng tăng trưởng, khởi sắc đáng kể. Đây là tín hiệu đáng mừng của tỉnh trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng sâu rộng, nhất là lĩnh vực du lịch.
“Ngoài UBND tỉnh, thì trong năm, các sở, ngành cũng tiến hành 18 cuộc đối thoại đối với doanh nghiệp để tháo gỡ khó khắn, vướng mắc” - ông Hải nói và cho biết còn 26 kiến nghị của doanh nghiệp vẫn đang tiếp tục được giải quyết.
Đối thoại với doanh nghiệp, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa:
Không được “ỉm” hồ sơ của doanh nghiệp
“Doanh nghiệp không biết phải hướng dẫn cho người ta chứ không “ỉm” hồ sơ như trước đây” - ônh Nguyễn Khắc Định, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa yêu cầu tại buổi đối thoại với doanh nghiệp do UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức vào chiều 23.12.
Tại buổi đối thoại, ông Nguyễn Tấn Tuân - Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, UBND tỉnh đã tiếp nhận hơn 80 đề xuất, kiến nghị của các doanh nghiệp. Các ý kiến chủ yếu xoay quanh vấn đề nhiều người lao động làm việc tại các doanh nghiệp vẫn khó khăn trong việc tiếp cận gói hỗ trợ 62 nghìn tỉ đồng; tỉnh cần có giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp du lịch vực dậy sau dịch Covid-19; miễn giảm tiền thuê đất; chậm giải quyết các thủ tục đầu tư, thuế tài nguyên đá cao… Ông Tuân cho biết, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành giải quyết. Tuy vậy, hiện nay vẫn còn những kiến nghị vẫn chưa giải quyết xong.
Liên quan đến công tác quy hoạch, ông Tuân thông tin đến cộng đồng doanh nghiệp: “Vừa qua, UBND tỉnh tiến hành rà soát 82 dự án có nguy cơ sạt lở đất, đá và chia số dự án này ra làm 3 nhóm. Nhóm 1 là dự án không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, chưa cấp giấy phép hoặc cấp giấy chứng nhận đầu tư thì chúng tôi thu hồi. Nhóm 2 là dự án đã có giấy chứng nhận đầu tư, mà chậm tiến độ thì UBND tỉnh báo cáo Thường trực Tỉnh ủy xin giãn tiến độ. Nhóm cuối cùng dự án tuy là chưa phù hợp quy hoạch, nhưng theo nhiệm vụ quy hoạch chung được Thủ tướng phê duyệt, xét trong một điều kiện có thể chấp nhận được, UBND tỉnh sẽ bổ sung theo hướng tăng đất ở đô thị và đất sản xuất, kinh doanh thương mại”.
Theo ông Tuân, tất cả dự án trước đây có “đất ở không hình thành đơn vị ở” (không có trong quy định của Luật Đất đai) thì phải bỏ ra ngoài. Riêng khu vực Bãi Dài (TP Cam Ranh và huyện Cam Lâm), UBND tỉnh đã phê duyệt điều chỉnh quy hoạch khu vực phía Tây với diện tích 1.456 ha, trong đó điều chỉnh mật độ xây dựng dưới 15%, chứ không còn 25-30% như trước đây… theo đúng quy định.
Ông Tuân thừa nhận, những thiếu sót đã chỉ ra trong quá trình thanh, kiểm tra của Trung ương thời gian qua và UBND tỉnh phải rà soát lại quá trình cấp phép đất đai của rất nhiều dự án sau thanh tra, đã làm ảnh hưởng đến việc đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp.
Phát biểu chỉ đạo tại buổi đối thoại, ông Nguyễn Khắc Định - Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa hoan nghênh các doanh nghiệp đã thông tin họ “chỉ tạm ngừng hoạt động chứ ko phải ngừng hẳn” và ngừng để cơ cấu lại ngành nghề trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Ông Định cho rằng, một thời gian rất dài, Khánh Hòa phát triển nhanh, đón đầu đóng góp ngân sách. Cùng với sự phát triển đó, thuận lợi dần dần hết đi. Các tỉnh khác họ cũng làm và phát triển cạnh tranh, thu hút nhà đầu tư về với mình, nên Khánh Hòa không thể tiếp tục ngồi đợi doanh nghiệp được nữa. “Đến lúc này, lãnh đạo tỉnh dần dần phải mời doanh nghiệp ăn cơm, chứ không phải để doanh nghiệp mời cơm, nếu không họ sẽ đi tỉnh khác” - ông Định chia sẻ.
Dẫn câu chuyện trong giờ giải lao, một doanh nghiệp đến gặp mình than rằng: “Anh ơi 4 năm nay em chưa có giấy phép”, ông Định đề nghị các sở, ngành 3 tháng gặp doanh nghiệp 1 lần, hàng tuần rà soát lại công việc. “Làm sao đó tất cả công văn từ các nơi khi gửi đến sở, ngành mình dứt khoát phải trả lời, chứ không “ỉm” như trước đây. Doanh nghiệp không biết phải hướng dẫn cho người ta chứ không “ỉm” hồ sơ” - ônh Định yêu cầu. Ông Định đề nghị các sở, ngành phải rất công tâm, khách quan, nếu không thì… “doanh nghiệp bỏ đi hết”.
“Thiếu văn bản gì phải trả lời người ta, chứ mỗi một ngày, mỗi giờ trôi qua là doanh nghiệp phải rất tốn kém khi phải trả lãi suất ngân hàng, chi phí lao động… Trước đây có những thủ tục 3 ngày, bây giờ một buổi phải làm xong. Có những việc trước đây làm một tuần mới xong, nhưng bây giờ đổi mới, rút ngắn còn 3 ngày” - ông Định yêu cầu các sở, ngành phải cố gắng như vậy.
Ông Định đề nghị Văn phòng VCCI Khánh Hòa, các hội doanh nghiệp tiếp tục phát huy vai trò là cầu nối, lắng nghe tâm tư, đề xuất của doanh nghiệp, để kịp thời kiến nghị tháo dỡ khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh. “Có nhà đầu tư giờ đây thấy bộ máy chính quyền mới có phương pháp làm việc mới, nên họ quay lại đầu tư tại Khánh Hòa. Bản thân tôi xem đó là động lực để làm việc” - ông Định dẫn câu chuyện mà ông tiếp nhận được.
Ông Định cho biết, bên cạnh những dự án chậm tiến độ và mặc dù ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng vẫn có nhiều dự án đầu tư ngoài ngân sách triển khai rất tốt. Bên cạnh đó, toàn bộ các dự án đầu tư công đến cuối tháng 12 này được giải ngân 100%.
Ông Trần Minh Hải - Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết, đối với thu hút đầu tư, số doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2020 là 1.775 doanh nghiệp cùng với số vốn đầu tư trong năm nay tại địa phương cũng tăng trưởng, khởi sắc đáng kể. Đây là tín hiệu đáng mừng của tỉnh trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng sâu rộng, nhất là lĩnh vực du lịch. “Ngoài UBND tỉnh, thì trong năm, các sở, ngành cũng tiến hành 18 cuộc đối thoại đối với doanh nghiệp để tháo gỡ khó khắn, vướng mắc” - ông Hải nói và cho biết còn 26 kiến nghị của doanh nghiệp vẫn đang tiếp tục được giải quyết.
-
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả -
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Công bố 6 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực văn hóa
-
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn” -
Đại biểu tranh luận gay gắt về tăng thuế với rượu bia, nước uống có đường -
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024 -
Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm sâu hơn hoặc miễn thuế cho báo chí -
Nông nghiệp là trụ cột gia tăng xuất khẩu -
Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Cần làm rõ hiệu quả ưu đãi thuế với "đại bàng"
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025