-
Bộ Công thương họp với các địa phương và doanh nghiệp về đảm bảo điện -
Việt Nam đã tham gia 20 FTA, nghiên cứu đàm phán các FTA mới -
Cần chính sách hoàn toàn khác biệt để tăng trưởng 2 con số -
Công nhận huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao -
Phê duyệt Chương trình Tăng cường giáo dục kiến thức, kỹ năng phòng, chống đuối nước cho học sinh -
Kế hoạch thực hiện Khuyến nghị của Ủy ban về quyền trẻ em của Liên hợp quốc
TIN LIÊN QUAN | |
Hóa giải tác động từ tình hình Biển Đông | |
Kịch bản nào tránh lệ thuộc vào quốc gia 1,4 tỷ dân? | |
Tự chủ kinh tế trong một thế giới phụ thuộc lẫn nhau |
Điều này đã được nhắc đến khi những đánh giá đa chiều về tác động của tình hình Biển Đông với kinh tế Việt Nam được phân tích, mổ xẻ, không chỉ trên khía cạnh giảm sút khách du lịch, kim ngạch xuất nhập khẩu hay đầu tư… trong ngắn hạn, mà ở tầm nhìn dài hạn hơn.
Diễn biến trên Biển Đông là cơ hội để Việt Nam xây dựng một nền kinh tế chủ động, tự chủ và vững mạnh |
Một lẽ đơn giản, mưu đồ bá chủ thế giới và độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc sẽ không chỉ là câu chuyện của ngày một, ngày hai, mà là chuyện lâu dài.
Khi mà nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc lớn vào nền kinh tế Trung Quốc không chỉ trên khía cạnh nguyên nhiên liệu, máy móc, thiết bị nhập khẩu, hay nông sản xuất khẩu…, mà cả về cơ cấu kinh tế và mô hình phát triển, thì vấn đề đặt ra đối với Việt Nam hiện nay phải là những thay đổi cả về cơ cấu kinh tế lẫn mô hình phát triển.
Nói những diễn biến trên Biển Đông là cơ hội để Việt Nam phát triển hơn là như vậy.
Lâu nay, nước ta đã nhập siêu rất lớn từ Trung Quốc, chỉ riêng 6 tháng đầu năm nay đã lên tới 13,1 tỷ USD. Một nền kinh tế như Việt Nam, do công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển, thậm chí chỉ đang ở vạch xuất phát, thì khó tránh khỏi chuyện nhập siêu lớn từ công xưởng lớn của thế giới - Trung Quốc. Và trên thực tế, trong một thế giới toàn cầu hóa, thì không thể tránh sự phụ thuộc lẫn nhau, không chỉ với Trung Quốc, mà còn với nhiều quốc gia khác trên toàn cầu và bao hàm cả ở chiều ngược lại.
Mặc dù vậy, 3 kịch bản trong quan hệ thương mại Việt - Trung đã nhiều lần được các chuyên gia kinh tế đặt ra, trong đó kịch bản xấu nhất là thương mại Việt - Trung gián đoạn. Một kịch bản được cho là tốt hơn cả, là Trung Quốc vẫn sẽ giữ mối quan hệ bang giao bình thường với Việt Nam. Nhưng điều đó liệu có đồng nghĩa với việc, Việt Nam cũng nên duy trì một mối quan hệ kinh tế, thương mại bình thường với Trung Quốc như bao nhiêu năm nay vẫn vậy?
Câu trả lời là không.
Nếu mưu đồ của Trung Quốc là chiến lược lâu dài, thì Việt Nam cũng phải nhân cơ hội này để nhìn nhận lại mình, có tầm nhìn lâu dài và có đối sách để tránh sự phụ thuộc không chỉ vào Trung Quốc, hay phụ thuộc quá lớn vào bất kỳ một đối tác nào. Sự phụ thuộc sẽ dẫn đến những rủi ro khôn lường cho nền kinh tế.
Hơn thế, điều quan trọng trong câu chuyện với Trung Quốc hiện nay là không chỉ tránh sự phụ thuộc về vấn đề thương mại, mà là phải làm sao xây dựng một nền kinh tế chủ động và mạnh mẽ. Phải nhân cơ hội này tích cực và chủ động tái cấu trúc nền kinh tế, thay đổi tư duy phát triển…
Muốn làm vậy, mở rộng dân chủ trong kinh tế, chuyển mạnh sang kinh tế thị trường là điều cần thiết. Một ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển đủ mạnh, với sự tham gia mạnh mẽ của hệ thống doanh nghiệp nội địa cũng sẽ tạo nên sự chủ động cho nền kinh tế Việt Nam.
Lợi thế nào để Việt Nam giảm nhập siêu từ Trung Quốc - Bài 2 () Trong quan hệ thương mại với Trung Quốc, đã đến lúc phải có những điều chỉnh cần thiết, theo hướng tận dụng lợi thế về địa lý để gia tăng xuất nhập khẩu chính ngạch, hạn chế buôn bán tiểu ngạch, giảm dần nhập siêu hàng năm, tiến tới cân bằng cán cân thương mại. |
Lợi thế nào để Việt Nam giảm nhập siêu từ Trung Quốc - Bài 1 () Trong bối cảnh mới, đã đến lúc cần phải tỉnh táo nhìn lại quan hệ thương mại với Trung Quốc để có điều chỉnh cần thiết. Báo Đầu tư xin giới thiệu bài viết của GS-TSKH Nguyễn Mại về vấn đề này, nhằm chủ động đối phó với tình huống xấu nhất mà nước láng giềng phương Bắc có thể gây ra đối với Việt Nam. |
Nguyên Đức
-
Công nhận huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao -
Phê duyệt Chương trình Tăng cường giáo dục kiến thức, kỹ năng phòng, chống đuối nước cho học sinh -
Kế hoạch thực hiện Khuyến nghị của Ủy ban về quyền trẻ em của Liên hợp quốc -
Thủ tướng: Bóng đá Việt Nam cần vượt qua giới hạn của chính mình -
Tinh gọn bộ máy Bảo hiểm xã hội không ảnh hưởng chi trả trợ cấp thất nghiệp -
Sự thay đổi bộ máy phải tạo ra động lực để chính quyền vận hành tích cực -
GDP năm 2024 tăng 7,09%
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 7/1 -
2 Tin tưởng vào điểm đến Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài giải ngân kỷ lục 25,35 tỷ USD trong năm 2024 -
3 Vượt mục tiêu đề ra, tăng trưởng GDP năm 2024 đạt 7,09% -
4 Kích hoạt dần Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao nhất ở Đông Á
- Agribank triển khai gói tín dụng ưu đãi lớn lên tới 110.000 tỷ đồng ngay từ đầu năm 2025
- Những sản phẩm thuần chay, lành tính cho em bé “lên ngôi”
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Ký kết hợp tác DIC Resco - MS Real: Khởi đầu định hướng chiến lược mang tầm nhìn dài hạn
- GREENFEED và hành trình nỗ lực kiến tạo nền nông nghiệp bền vững
- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cộng đồng - Cần một hợp tác toàn diện