
-
Hải quan tìm hiểu, tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp có hàng xuất khẩu, nhập khẩu với Mỹ
-
Vi phạm về pháp luật hải quan tăng 11%
-
Ô tô nhập khẩu giúp hải quan tăng thu ngân sách khoảng 3.380 tỷ đồng
-
Sáng tỏ số phận Dự án Coca-Cola tại TP.HCM sau khi hết hạn thuê đất
-
Sửa Luật Phá sản, tăng cơ hội phục hồi cho doanh nghiệp -
Điều chỉnh thuế, tăng nguồn lực cho doanh nghiệp nông nghiệp
Cùng lượng hàng, 2 siêu thị bán giá khác nhau!
Theo phản ánh của ông Trịnh Hồng S. (trú tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), sau một thời gian mua hàng tại hệ thống siêu thị Big C Mê Linh (đường cao tốc Thăng Long - Nội Bài – Hà Nội) đều thấy dưới mỗi tờ hóa đơn mua hàng đều có dòng cam kết của Big C: “Cam kết miễn phí mặt hàng nếu tìm được giá bán rẻ hơn tại siêu thị khác”.
Gần đây, gia đình ông Sơn có vài lần mua hàng tại TTTM V+ (505 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội) và phát hiện nhiều mặt hàng ở V+ có giá rẻ hơn Big C. Ông S đã quyết định mua một số mặt hàng của cả 2 siêu thị V+ và Big C để so sánh giá.
Các mặt hàng ông S mua gồm: nước Aquafinal 5 lít, nước Aquafinal 500ml, Cocacola chaii 390ml, Cocacola Loght lon 330ml, Cocacola lon 330 ml, lốc sữa chua Vinamilk nha đam 4 hộp, nước tương Chinsu tỏi ớt, tương ớt Chinsu 250g, 1 gói mì Cung Đình, 1 gói mì Omachi.
Tổng số tiền thanh toán tại siêu thị Big C là 130.900 đồng. Còn tổng số tiền thanh toán tại V+ là 96.900 đồng.
Cho rằng cùng lượng hàng như nhau nhưng Big C bán đắt hơn V+ số tiền 34.000 đồng, nên ông S cầm 2 hóa đơn đến Phòng dịch vụ khách hàng của Big C Mê Linh để hỏi về việc Big C có giải quyết theo đúng cam kết miễn phí mặt hàng nếu tìm được giá bán rẻ hơn các siêu thị khác hay không?
Tuy nhiên, theo ông S, khi ông hỏi về vấn đề này đã được đại diện Big C trả lời rằng, giá toàn bộ mặt hàng tại Big C Mê Linh được niêm yết theo giá chung của toàn bộ hệ thống siêu thị Big C. “Việc cam kết miễn phí mặt hàng nếu tìm được giá rẻ hơn tại siêu thị khác” chỉ áp dụng cho các siêu thị có cùng quy mô và trong bán kính 7 km. Tuy nhiên, điều kiện này không được ghi trong cam kết gửi cho khách hàng dưới hóa đơn.
“Nhân viên Big C khẳng định với tôi nếu theo “điều kiện bổ sung” nêu trên thì hiện tại siêu thị Big C có giá rẻ nhất, không có siêu thị nào có thể cạnh tranh. Nhưng Big C giải thích thế nào về việc cùng một số mặt hàng như nhau, giá chỉ trên dưới 100.000 đồng như ở Big C đắt hơn V+ tới 34.000 đồng?”, ông S cho biết.
Hàng ở V+ và cam kết của chủ doanh nghiệp
Được biết, đầu tháng 1/2015, Hòa Bình Group đã khai trương TTTM V+ và các mặt hàng ở đây được ông Nguyễn Hữu Đường, Chủ tịch Hòa Bình Group cam kết là “hàng Việt Nam chất lượng cao rẻ nhất thế giới”.
Các mặt hàng may mặc, nước uống, thực phẩm đều là các mặt hàng chất lượng cao, nhưng giá rất rẻ. Cụ thể, bánh mỳ bán 5.500 đồng/chiếc, trong khi siêu thị nước ngoài tại Việt Nam bán 8.000 đồng/chiếc; bát phở bò - gà bán 20.000 đồng/bát, trong khi cửa hàng tại siêu thị nước ngoài ở Việt Nam bán 135.000 đồng/bát, còn ở cửa hàng bên ngoài bán rẻ nhất từ 30.000 đồng/bát; cà phê Cappuccino, cà phê đen bán giá 15.000 đồng/cốc, trong khi cửa hàng trong siêu thị nước ngoài ở Việt Nam bán 50.000 - 70.000 đồng/cốc; thịt bò, thịt lợn bán rẻ hơn siêu thị nước ngoài ở Việt Nam từ 15-20%, rau của quả sạch rẻ hơn chợ cóc…
Hay như quần lót V+ tự sản xuất, sợi cotton 92% bán với giá 27.000 đồng/chiếc. Nếu như gắn mác nước ngoài, giá bán ở Việt Nam là 700.000 đồng/chiếc. Áo phông V+ 100% sợi cotton chất lượng cao hơn, đẹp hơn bán 36.000 đồng/chiếc, trong khi ở Bali (Indonesia) bán giá 150.000 đồng/chiếc… Tuy vậy, theo ông Đường, người sản xuất vẫn có lãi 15%.
Lý giải việc vì sao V+ lại bán hàng giá rẻ nhất, ông Đường cho biết, các doanh nghiệp vào V+ bán hàng sẽ được miễn phí tiền thuê mặt bằng, chỉ phải trả 1% phí điện nước. Các mặt hàng vào bán ở đây được V+ kiểm soát và đảm bảo không được bán lãi quá 10%.
Chỉ sau 5 ngày V+ đi vào hoạt động, hệ thống siêu thị nước ngoài ở Hà Nội đã phải giảm giá 5 -10% để cạnh tranh với V+.
Liên quan đến vấn đề của ông S “tố” Big C bán đắt hơn V+, trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư điện tử - Baodautu.vn, ông Đường cho hay, khách hàng đến mua hàng ở siêu thị nào là quyền của khách hàng. Khách hàng ngày càng thông thái và họ biết chọn siêu thị nào bán hàng chất lượng, giá rẻ để mua. V+ không bình luận gì về vụ việc này. Tuy nhiên, V+ sẽ luôn giữ cam kết và đảm bảo với khách hàng rằng: mua hàng ở V+ là hàng Việt Nam chất lượng cao rẻ nhất Việt Nam.
Qua vụ việc này, có thể thấy, các doanh nghiệp cần có sự cam kết rõ ràng, và minh bạch thông tin để tránh những khiếu nại không đáng có từ phía khách hàng. Sự tin tưởng của người tiêu dùng vào doanh nghiệp, nhất là các nhà bán lẻ sẽ tạo nên những "công chúng" trung thành đồng hành cùng doanh nghiệp.

-
Văn Trần 22:33 | 23-04-2015Trên diễn đàn Otofun có bác sẵn sàng đứng ra kiện giúp ông Trịnh Hồng S. Để lấy lại quyền lợi của người tiêu dùng. Nếu phóng viên hay bác S đọc được tin này sao không liên hệ nhỉ.3 thích
-
Sửa Luật Phá sản, tăng cơ hội phục hồi cho doanh nghiệp -
Điều chỉnh thuế, tăng nguồn lực cho doanh nghiệp nông nghiệp -
Tổng giám đốc Vinatex Cao Hữu Hiếu: Bình tĩnh ứng phó với thuế quan -
Doanh nghiệp thủy sản quan ngại về mức thuế đối ứng 46% của Mỹ -
Hiệp hội Điều Việt Nam: Hoãn thời gian cho hàng xuống tàu để bảo vệ lợi ích các bên -
Schneider Electric thúc đẩy đầu tư vào giáo dục và đào tạo tại Việt Nam, hướng tới xây dựng nguồn nhân lực bền vững -
Quý I/2025, TKV cấp 10,8 triệu tấn than cho điện
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort