-
Quảng Trị: Đầu tư dự án sản xuất vỏ lon nhôm 2.296 tỷ đồng -
Thông nhánh hầm đầu tiên trên tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh vượt tiến độ 3 tháng -
Hệ thống điện có thêm 180 MW từ Thuỷ điện Yaly mở rộng -
An Giang là địa điểm lý tưởng để đầu tư nông nghiệp và năng lượng tái tạo -
Hà Nam tăng tốc trong cuộc đua thu hút vốn đầu tư nước ngoài -
Cuối năm, TP.HCM "chạy đua" giải ngân hàng chục nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công
Tỉnh Bình Dương xác định, phát triển giao thông phải đi trước một bước, là mũi nhọn đột phá quan trọng. Ảnh: Lê Toàn |
Những tuyến đường mới
Từ chủ trương xây dựng hạ tầng để làm bàn đạp phát triển kinh tế được đưa ra tại Đại hội Đảng bộ khóa IX của tỉnh Bình Dương cách đây 5 năm, đến nay, Bình Dương đã có nhiều tuyến đường mới, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương kết nối vùng.
Điển hình là việc đầu tư nâng cấp, mở rộng toàn tuyến Quốc lộ 13 đoạn qua tỉnh Bình Dương dài 62 km, quy mô đường cấp I, II, 6 làn xe; nâng cấp, mở rộng toàn tuyến ĐT741 dài 49 km, quy mô đường cấp I, II, 6 làn xe. Đây là hai trục “xương sống” theo hướng Bắc - Nam của tỉnh, kết nối các khu công nghiệp, đô thị của phía Nam với phía Bắc tỉnh Bình Dương, TP.HCM, tỉnh Bình Phước, các tỉnh Tây Nguyên và tuyến biên giới Campuchia.
Cũng trong giai đoạn này, tỉnh đã đầu tư nâng cấp, mở rộng các tuyến ĐT743, ĐT744, ĐT746, ĐT747…, với quy mô đường cấp I, II, 4 đến 6 làn xe.
Những cây cầu mới được xây dựng như Thủ Biên, Bạch Đằng, Thạnh Hội qua sông Đồng Nai đã góp phần kết nối giao thông với tỉnh Đồng Nai và Quốc lộ 1. Cầu Thới An và đường Vành đai 4 đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương được xây dựng mới, tạo thành các đường vành đai theo hướng Đông - Tây.
Đặc biệt, trên cơ sở hướng tuyến quy hoạch của đường Vành đai 3 TP.HCM đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tỉnh Bình Dương đã chủ động huy động nguồn vốn ngoài ngân sách đầu tư xây dựng mới đường Mỹ Phước - Tân Vạn, kết nối Thành phố mới Bình Dương, các trung tâm đô thị, công nghiệp của tỉnh với các đầu mối giao thông quốc gia và các tỉnh, thành trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đây là trục giao thông huyết mạch, có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển nhanh kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa.
Sau thời gian tích cực triển khai thi công, tháng 10/2015 vừa qua, tỉnh đã khánh thành giai đoạn I đường Mỹ Phước - Tân Vạn (từ đường ĐT471 đến ngã sáu An Phú), đồng thời khởi công nâng cấp, mở rộng đường ĐT743 và khánh thành đường ĐT744 kết nối trung tâm TP. Thủ Dầu Một với trung tâm huyện Dầu Tiếng. Đường tạo lực Mỹ Phước - Bàu Bàng cũng vừa được khởi công xây dựng.
Lấy hạ tầng làm điểm nhấn thu hút đầu tư
Sau khi hoàn thành mục tiêu xây dựng hạ tầng để liên kết vùng, tại Đại hội Đảng bộ khóa X diễn ra ngày 26/10/2015, tỉnh Bình Dương lại tiếp tục thông qua phương hướng phát triển là lấy hạ tầng làm điểm nhấn thu hút nhà đầu tư. Theo đó, phát triển giao thông phải đi trước một bước, là mũi nhọn đột phá quan trọng gắn với kết nối các trung tâm đô thị và hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác.
Để thực hiện phương hướng trên, tỉnh Bình Dương đã huy động nhiều nguồn lực từ các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh tập trung cho đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông. Cụ thể, tỉnh đã vận dụng nguồn vốn hỗ trợ từ các bộ, ngành Trung ương, vốn đối ứng của các khoản vay nước ngoài, vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia; tranh thủ vốn ODA hoặc viện trợ không hoàn lại của các nước, các tổ chức quốc tế đầu tư cho hệ thống giao thông Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Điển hình là Dự án đường Mỹ Phước - Tân Vạn có vốn đầu tư 4.300 tỷ đồng và Dự án Nâng cấp, mở rộng đường ĐT743 có tổng vốn đầu tư gần 900 tỷ đồng, do Tổng công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp - TNHH MTV (Becamex IDC) làm chủ đầu tư.
Bình Dương đang tập trung thực hiện thi công mở rộng các tuyến đường tại các khu quy hoạch dự án. Thu hút mạnh và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng. Tiếp tục triển khai và sớm hoàn thành hệ thống các tuyến đường giao thông huyết mạch, có vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phát triển công nghiệp và đô thị của tỉnh, kết nối hệ thống giao thông quốc gia và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Từ chủ trương thúc đẩy đầu tư hạ tầng giao thông tạo môi trường thu hút đầu tư, Bình Dương đã kiến tạo những con đường mang tính đột phá. Trong đó, đi đầu là Quốc lộ 13 (Đại lộ Bình Dương), tạo thuận lợi cho Khu công nghiệp VSIP I và Khu công nghiệp Đồng An I ở thị xã Thuận An thu hút đầu tư nhanh.
Hiệu quả rõ nét nhất mà tuyến Quốc lộ 13 mang lại là góp phần hình thành và thực hiện hiệu quả chủ trương đưa công nghiệp về các huyện phía Bắc của tỉnh. Tại thị xã Bến Cát, nơi có Quốc lộ 13 đi qua, hiện đã hình thành được nhiều khu công nghiệp như Mỹ Phước và Bàu Bàng, với quy mô bề thế, hiện đại.
Tại thị xã Tân Uyên, các tuyến đường như ĐT746, ĐT747B và ĐT742... đi qua đã góp phần đưa công nghiệp về nông thôn. Tại đây, nhà máy của các công ty mọc lên ngày càng nhiều, nhất là tại Khu công nghiệp Đất Cuốc và Nam Tân Uyên, góp phần đưa vùng kinh tế thuần nông như Tân Uyên trở thành vùng kinh tế công nghiệp phát triển.
Tỉnh cũng đề ra phương hướng là tập trung nâng cấp các tuyến đường quốc gia, đầu tư xây dựng các tuyến đường chính đô thị, kết nối giữa các tuyến đối ngoại với trung tâm đô thị, các khu công nghiệp tập trung trên địa bàn. Phát triển hệ thống đường cấp huyện, xã đồng bộ, kết nối với hệ thống đường đô thị và đường đối ngoại, vành đai.
Bên cạnh đó, Bình Dương còn xây dựng đồng bộ hệ thống công trình phục vụ vận tải. Phát triển mạnh giao thông công cộng chuẩn bị cho quá trình kết nối giao thông vùng TP.HCM, đặc biệt là tuyến metro Suối Tiên TP.HCM - Khu đô thị mới Bình Dương - Đồng Nai và tuyến xe buýt xung quanh TP. Thủ Dầu Một - khu đô thị mới - Suối Tiên TP.HCM. Phát triển mạnh hệ thống giao thông đường thủy và vận tải đường thủy.
Giao thông phát triển, nhiều khu công nghiệp hình thành, tạo động lực thu hút đầu tư đã đưa kinh tế Bình Dương chuyển dịch mạnh mẽ. Tỉnh dự kiến, năm 2015, cơ cấu kinh tế có tỷ trọng công nghiệp 60%, dịch vụ 37,3% và nông nghiệp còn 2,7%. Những năm qua, tốc độ tăng trưởng GDP luôn đạt hơn 8,3%.
Kinh tế phát triển đã đưa đời sống của người dân khá lên thấy rõ. Cuối năm 2015, thu nhập bình quân đầu người ước đạt 95,6 triệu đồng. “Đầu tư hạ tầng hoàn thiện chính là điều kiện tiên quyết giúp Bình Dương phát triển 28 khu công nghiệp, với hơn 16.000 chuyên gia trong và ngoài nước đang làm việc tại các doanh nghiệp và hơn chục vạn lao động nhập cư khác”, ông Trần Văn Nam, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương khẳng định.
-
Quảng Trị: Đầu tư dự án sản xuất vỏ lon nhôm 2.296 tỷ đồng -
Thông nhánh hầm đầu tiên trên tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh vượt tiến độ 3 tháng -
Đà Nẵng: 51 doanh nghiệp đủ điều kiện sản xuất kinh doanh trong Cụm công nghiệp Cẩm Lệ -
Quảng Ngãi: Góp ý bổ sung đối với hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khu đô thị 1.355 ha
-
Ninh Thuận đã thu hút được 472 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký hơn 238.000 tỷ đồng -
Hệ thống điện có thêm 180 MW từ Thuỷ điện Yaly mở rộng -
Bình Định hủy thông báo mời thầu, dừng lựa chọn nhà đầu tư nhà máy xử lý rác 1.500 tỷ -
An Giang là địa điểm lý tưởng để đầu tư nông nghiệp và năng lượng tái tạo -
Hà Nam tăng tốc trong cuộc đua thu hút vốn đầu tư nước ngoài -
Quảng Nam "lắc đầu" với dự án đầu tư khai thác và chế biến quặng sắt tại Núi Mun -
Quảng Ngãi chấp thuận nhà đầu tư dự án chợ kết hợp khu dân cư có tổng vốn gần 163 tỷ đồng
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung
- Chuyển tiền Kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank - phí 0 đồng
- BIDV nhận 3 giải thưởng quốc tế về trải nghiệm khách hàng
- Land Rover Việt Nam ra mắt Range Rover Velar mới
- GEIMS Việt Nam 2024 - Điểm hẹn của các doanh nghiệp “Đầu tàu” ngành sản xuất diện tử