-
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ -
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ?
Công nghiệp, du lịch và nông nghiệp tiếp tục là ba trụ cột phát triển
Báo cáo tại buổi làm việc, ông Lê Tuấn Phong, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2022 tổng sản phẩm nội tỉnh (GRDP) tăng 6,44%, cao hơn mức bình quân chung của cả nước. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực.
Trong đó, sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng trưởng. Hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tiếp tục được đầu tư; đến nay, toàn tỉnh có 6 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động, 1 khu công nghiệp (Sơn Mỹ 1) vừa mới được khởi công và 2 khu công nghiệp đang khẩn trương hoàn thiện các thủ tục để có thể khởi công trong thời gian sớm nhất.
Tỉnh Bình Thuận sẽ tập trung nguồn lực để phát triển ba trụ cột của nền kinh tế là công nghiệp, du lịch và nông nghiệp |
Ông Phong cho biết, trong thời gian tới, với những tiềm năng hiện có, tỉnh Bình Thuận sẽ tập trung nguồn lực để phát triển ba trụ cột của nền kinh tế là công nghiệp, du lịch và nông nghiệp.
Đối với công nghiệp, Bình Thuận sẽ tập trung phát triển theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp năng lượng; đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ, chuyển đổi số để nâng cao năng suất, giá trị gia tăng của các sản phẩm. Tận dụng tối đa các tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo, trong đó ưu tiên các lĩnh vực điện mặt trời, điện gió ngoài khơi, điện khí hóa lỏng LNG.
Đối với du lịch, tập trung nâng cao chất lượng, giữ vững thương hiệu Khu du lịch quốc gia Mũi Né, lấy đó làm hạt nhân lan tỏa để tiếp tục mở rộng không gian du lịch ra phía Bắc và phía Nam với nhiều loại hình du lịch, dịch vụ đa dạng, phong phú. Tỉnh sẽ tiến hành quy hoạch lại không gian du lịch ở các khu vực mới; phát triển phong phú thêm các loại hình du lịch theo xu hướng hiện nay.
Đối với nông nghiệp, tỉnh sẽ tập trung quy hoạch, triển khai dự án xây dựng khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao có hạ tầng hoàn thiện; nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp; hình thành các vùng chuyên canh quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, sạch, hữu cơ đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, có điều kiện kết hợp nông nghiệp với du lịch.
Sớm bố trí nguồn vốn di dời khoảng 300 hộ dân sống cạnh nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4
Tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Tuấn Phong đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, các ban, bộ, ngành Trung ương quan tâm xem xét, chỉ đạo giải quyết một số khó khăn, vướng mắc, đề xuất.
Trong đó, tỉnh Bình Thuận kiến nghị xem xét, cho phép tỉnh được lập Đề án thành lập Khu công nghệ cao và Khu kinh tế ven biển.
Theo ông Phong, việc xây dựng, hình thành Khu kinh tế ven biển, Khu công nghệ cao hứa hẹn góp phần tối ưu hóa những lợi thế về phát triển kinh tế biển của tỉnh, kết nối liền mạch với các khu kinh tế ven biển, từ đó hình thành chuỗi liên kết các khu kinh tế ven biển của cả nước; đồng thời, hỗ trợ việc chuyển giao, phát triển công nghệ cao cho các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận và cả khu vực Tây Nguyên.
Tỉnh Bình Thuận cũng kiến nghị nghị Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương xem xét, ban hành các chính sách hỗ trợ và cơ chế đột phá cho điện gió ngoài khơi gắn với Chiến lược biển Việt Nam.
Song song đó, tỉnh Bình Thuận cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, đưa ra khỏi quy hoạch dự trữ khoáng sản quốc gia một số khu vực ven biển, khu vực nhạy cảm về môi trường.
Đồng thời ban hành quy định khoanh vùng khu vực dự trữ khoáng sản titan thay thế Quyết định số 645/QĐ-TTg, ngày 6/5/2014 để tỉnh có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội mà trọng tâm là thực hiện Đề án của Chính phủ về xây dựng Bình Thuận trở thành trung tâm du lịch - thể thao biển mang tầm quốc gia và Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Mũi Né đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050.
Đặc biệt, tỉnh Bình Thuận kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo chủ đầu tư các nhà máy nhiệt điện thuộc Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân đẩy nhanh tiến độ tiêu thụ lượng tro, xỉ, đảm bảo lượng tồn trữ tại bãi thải không quá 2 năm sản xuất theo công suất thiết kế.
”Nếu không đẩy nhanh tiến độ tiêu thụ lượng tro, xỉ còn tồn đọng, khi lượng tro, xỉ thải đạt đến đến khối lượng tối đa theo quy định bắt buộc nhà máy phải dừng hoạt động, sẽ ảnh hưởng lớn đến việc bảo đảm an toàn năng lượng quốc gia”, ông Phong nói thêm.
Ngoài ra, Bình Thuận cũng kiến nghị Thủ tướng xem xét, chỉ đạo Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, các chủ đầu tư nhà máy nhiệt điện tại Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân chủ trì, phối hợp các cơ quan có liên quan sớm tiến hành khảo sát, lập dự án và bố trí nguồn vốn thực hiện việc di dời khoảng 300 hộ dân sinh sống cạnh khu vực nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 tại xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong do bị ảnh hưởng bởi lượng khói, bụi và tiếng ồn từ nhá máy.
Vấn đề này, trước đó, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cũng đã chỉ đạo tại Công văn số 7655/VPCP-CN, ngày 20/10/2021 của Văn phòng Chính phủ. Tuy nhiên, việc tổ chức khảo sát và di dời các hộ dân như nêu trên đến nay vẫn chưa có tiến triển.
Thủ tướng nhấn mạnh dành những địa điểm, vị trí đẹp nhất cho hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo việc làm, sinh kế cho người dân, tạo điều kiện cho người dân tích cực tham gia vào dự án và được hưởng lợi từ dự án theo định hướng của tỉnh.
Thủ tướng cũng đề nghị tỉnh Bình Thuận và nhà đầu tư nghiên cứu kỹ lưỡng, tìm ra và khai thác, phát huy được tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh về thiên nhiên, văn hóa của khu vực Mũi Né, của Bình Thuận để phát triển du lịch so với các khu vực khác của Việt Nam và của thế giới.
Thủ tướng lưu ý định hướng phát triển theo hướng xanh, bền vững, giữ gìn và bảo vệ môi trường sinh thái, cân đối, hài hòa giữa kinh tế, xã hội và môi trường.
-
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ
-
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ? -
Thêm doanh nghiệp đề xuất dự án năng lượng tái tạo tỉnh Ninh Thuận -
Hơn 2.300 tỷ đồng đầu tư vào công nghiệp Bình Thuận -
TP.HCM đề xuất chi 1.850 tỷ đồng vốn ngân sách đầu tư nhà thi đấu Phan Đình Phùng -
Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng -
Viglacera được chấp thuận đầu tư khu công nghiệp Trấn Yên, tỉnh Yên Bái
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"