-
Các khu công nghiệp Bắc Giang tập trung tiêu thoát nước, bảo đảm hoạt động sản xuất -
Thép chống ăn mòn của Việt Nam bị đề nghị điều tra "kép" tại Hoa Kỳ -
VNPT triển khai gói hỗ trợ đặc biệt 50 tỷ đồng cho khách hàng, người dân vùng bão lũ -
Quảng Trị tổ chức hội nghị đối thoại doanh nghiệp năm 2024 -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 11/9/2024 -
Chủ tịch Tập đoàn Mitsui & Co đến thăm và làm việc tại Tasco
Gần tròn 1 năm sau khi được ban hành, Nghị định số 19/2016/NĐ-CP được ký ngày 22/3/2016, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/5/2016, đã có dự thảo Nghị định thay thế.
Hàng loạt điều kiện kinh doanh mà các doanh nghiệp kinh doanh khí kêu ca suốt gần 1 năm qua là không phù hợp đã được Bộ Công thương đề nghị bãi bỏ. Điều đáng nói, lần đầu tiên Bộ Công thương chính thức thừa nhận, một số điều kiện đã làm khó doanh nghiệp, can thiệp quá sâu vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Thương nhân đầu mối sẽ không cần sở hữu bồn chứa khí và chai chứa LPG
Trong tờ trình Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 19/2016/NĐ-CP về kinh doanh khí, Bộ Công thương thừa nhận, các quy định điều kiện về sở hữu bồn chứa khí, chai LPG là quá lớn.
Theo Nghị định 19/2016/NĐ-CP, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu phải có kho tổng dung tích các bồn chứa tối thiểu 3.000 m3 đối với LPG..., có số lượng chai LPG với với tổng dung tích chứa tối thiểu 3.930.000 lít.
Thương nhân phân phối khí có các bồn chứa với tổng dung tích tối thiểu 300 m3 đối với kinh doanh LPG chai; 100 m3 đối với kinh doanh LPG qua đường ống..., có số lượng chai LPG với tổng dung tích chứa tối thiểu 2.620.000 lít.
Bộ Công thương chính thức thừa nhận, các điều kiện kinh doanh trên dẫn đến việc loại bỏ các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia mới vào thị trường, đặc biệt là các doanh nghiệp đã có quá trình đầu tư, hoạt động có hiệu quả.
Bộ Công thương phân tích tại Dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ: “Điều này sẽ gây ra những thiệt hại cho các doanh nghiệp nói trên, các doanh nghiệp này muốn tiếp tục kinh doanh thì phải đáp ứng được các điều kiện trên tức là bình quân mỗi doanh nghiệp sẽ buộc phải đầu tư thêm hàng chục đến hàng trăm tỷ đồng để đầu tư vào hệ thống bồn chứa, bình gas chỉ với mục đích để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân xuất khẩu, nhập khẩu hoặc thương nhân phối mà không cần thiết để sử dụng vào sản xuất, kinh doanh”.
Bỏ quy định thương nhân phải sở hữu cầu cảng, sở hữu trạm nạp, sở hữu trạm cấp khí
Cũng trong Dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về Dự thảo thay thế Nghị định 19/2016/NĐ-CP, Bộ Công thương cũng thẳng thắn thừa nhân, quy định bắt các thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu khí phải sở hữu cầu cảng thuộc hệ thống cầu cảng Việt Nam quy định tại Điều 7 của Nghị định 19/2016/NĐ-CP là can thiệp quá sâu vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
“Doanh nghiệp hoàn toàn có thể tự chủ và đi thuê cầu cảng của các doanh nghiệp khác đã có cầu cảng sẵn để tiếp nhận khí từ tàu phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình được thuận lợi chứ không nhất thiết doanh nghiệp nào cũng phải có cầu cảng”, dự thảo Tờ trình viết.
Đặc biệt, việc quy định trạm nạp LPG vào chai, trạm nạp khí vào phương tiện vận tải, trạm cấp khí phải thuộc sở hữu của thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu và thương nhân phân phối khí tại Nghị định 19/2016/NĐ-CP là có sự phân biệt và gây khó khăn cho các trạm nạp, trạm cấp khí đã tồn tại độc lập.
Quy định này, đồng nghĩa với việc các thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu khí và thương nhân phân phối khí sẽ độc quyền và thiết lập hệ thống độc lập tự mình thực hiện hết các công đoạn kinh doanh phân phối khí mà không cần đến sự tồn tại của các trạm nạp, trạm cấp khí độc lập.
Hệ quả là với quy định của Nghị định 19/2016/NĐ-CP, các cơ sở đang có các trạm nạp, trạm cấp khí độc lập đang kinh doanh có nguy cơ phải đóng cửa hoặc bán lại trạm cho các thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hoặc thương nhân phân phối khí. Các trạm đang ký hợp đồng dài hạn chiết thuê với các đối tác sẽ bị đơn phương chấm dứt hợp đồng, sẽ phải chịu tổn thất và phải bồi thường thiệt hại rất lớn.
Cũng với lý do tương tự, Bộ Công thương cũng đề nghị bỏ loại hình thương nhân phân phối khí, tổng đại lý và đại lý kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng. Thay vào đó, dự thảo Nghị định chỉ còn lại các loại hình thương nhân sau: thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu khí; thương nhân sản xuất chế biến khí; thương nhân kinh doanh mua bán khí và cửa hàng bán lẻ LPG chai
Quy định thương nhân kinh doanh khí phải thiết lập hệ thống phân phối, phải dự trữ lưu thông mặt hàng khí cũng được đề nghị bãi bỏ, trao lại quyền tự chủ cho doanh nghiệp.
Bổ sung một số điều kiện cần thiết
Song song với đề nghị bãi bỏ các điều kiện kinh doanh không phù hợp, Bộ Công thương đang đề nghị bổ sung các quy định liên quan đến an toàn đối với cơ sở tồn chứa khí (bồn chứa khí; kho chứa khí; đường ống vận chuyển khí); an toàn đối với trạm nạp, trạm cấp khí; an toàn trong vận chuyển giao nhận khí; an toàn đối với cửa hàng bán lẻ LPG chai; an toàn đối với cơ sở sản xuất, sửa chữa chai LPG; quy định điều kiện đối với cơ sản kiểm định chai chứa LPG và cơ sở sản xuất, sửa chữa chai chứa LPG; cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đối với các cơ sở này...
"Các điều kiện đang được đề nghị bổ sung này tập trung vào yếu tố an toàn và chất lượng của khí gas, bình chứa, bồn chứa, trạm nạp, phương tiên vận tải. Đây là nội dung chính của việc quản lý nhà nước trong mặt hàng này. Tôi cho rằng, đây là các điều kiện kinh doanh hợp lý", ông Nguyễn Minh Đức, ban Pháp chế (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) nhận định.
-
Doanh nghiệp "bắt tay" cùng xuất khẩu xi măng sang Nam Phi -
Lo ngại giá cước vận tải biển tiếp tục tăng cao -
Quảng Trị tổ chức hội nghị đối thoại doanh nghiệp năm 2024 -
Rà soát áp dụng biện pháp chống lẩn tránh phòng vệ thương mại với đường mía -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 11/9/2024 -
Chủ tịch Tập đoàn Mitsui & Co đến thăm và làm việc tại Tasco -
Toshiba Lifestyle hướng đến dẫn đầu thị trường APAC: Chiến lược liều lĩnh hay được tính toán bằng những bước tiến vững vàng?
- Agribank chung sức cùng các địa phương và người dân khắc phục hậu quả của cơn bão số 3
- Cần thúc đẩy nguồn tài chính xanh cho các doanh nghiệp Việt Nam
- Nhiều giải pháp cần triển khai nhằm thúc đẩy dòng vốn xanh
- Alacarte Hạ Long: Chủ động khắc phục hậu quả bão Yagi
- Hội Dầu khí Việt Nam đồng hành cùng Petrovietnam vượt nhiều khó khăn, thách thức
- Ba nhà thầu tham gia gói thầu xây lắp đường ống cấp nước tại tỉnh Hậu Giang