Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 20 tháng 09 năm 2024,
Bộ Giao thông đề nghị Hà Nội thận trọng khi sử dụng các vòm đá đoạn dẫn cầu Long Biên
Anh Minh - 08/10/2017 11:16
 
Bộ GTVT đề nghị tiến hành thí điểm phá dỡ một vòm, làm cơ sở đưa ra các giải pháp phù hợp để phá dỡ các vòm tiếp theo nhằm đảm bảo an toàn công trình và không ảnh hưởng đến quá trình khai thác của đường sắt.
UBND TP Hà Nội mong muốn được chấp thuận cho đục thông 127 vòm cầu đường sắt từ phố Phùng Hưng đến ga Long Biên (phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm) để cải tạo thành các không gian văn hóa.
UBND TP Hà Nội mong muốn được chấp thuận cho đục thông 127 vòm cầu đường sắt từ phố Phùng Hưng đến ga Long Biên (phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm) để cải tạo thành các không gian văn hóa.

Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Công, các vòm đá đoạn đường dẫn cầu Long Biên thuộc khu gian Hà Nội – Gia Lâm thuộc tuyến đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng, được xây dựng và đưa vào khai thác vào năm 1902 cùng với cầu Long Biên; tổng số có 127 vòm dẫn cùng 4 cầu dẫn chạy dọc song song các phố Phùng Hưng, phố Gầm Cầu đến cầu Long Biên.

Trải qua quá trình khai thác hơn 100 năm, các vòm dẫn đá xây bị phong hóa, xuất hiện các vết nứt trên đỉnh và thân vòm có nguy cơ đe dọa an toàn chạy tàu.

Vì vậy, trong thời gian từ năm 1969 đến năm 1983, Tổng công ty ĐSVN đã tiến hành chồng nề bên trong đỡ dưới vòm dẫn và gia cố xây bịt 125/127 vòm đá (trừ hai vòm đã được gia cố bằng bê tông đang để thông tại khu vực ngõ Hàng Hương và phố Nguyễn Thiệp) nhằm đảm bảo an toàn chạy tàu cho đến nay. 

Liên quan điến việc triển khai vẽ tranh bích họa trang trí 26 vòm cầu đoạn từ ngã ba phố Lê Văn Linh – Phùng Hưng đến phố Hàng Cót, Bộ GTVT thống nhất với đề xuất của UBND thành phố Hà Nội việc vẽ tranh bích họa để trang trí 26 vòm cầu (thuộc giai đoạn 1) trên nguyên tắc không thay đổi hình dạng, kích thước và đảm bảo không ảnh hưởng đến kết cấu công trình, có biện pháp gia cố kết cấu chịu lực của công trình cầu để đảm bảo khả năng chịu lực khi khai thác chạy tàu.

Đối với việc khai thác sử dụng không gian bên trong các vòm đá đoạn đường dẫn cầu Long Biên (thuộc giai đoạn 2), Bộ GTVT đề nghị UBND TP. Hà Nội căn cứ trạng thái kỹ thuật công trình các vòm đá đoạn đường dẫn cầu Long Biên, đồng thời tiến hành kiểm định đánh giá khả năng chịu tải và có giải pháp gia cố phù hợp, thực hiện thí điểm phá dỡ một vòm, làm cơ sở đưa ra các giải pháp phù hợp để phá dỡ các vòm tiếp theo nhằm đảm bảo an toàn công trình đường sắt, ATGT đường sắt; phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường và không ảnh hưởng đến quá trình khai thác của đường sắt.

Trong quá trình triển khai thực hiện, đề nghị UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan chủ động phối hợp với Cục ĐSVN, Tổng công ty ĐSVN để đảm bảo an toàn chạy tàu, an toàn công trình đường sắt.

“Do việc cải tạo, gia cố các vòm đá đoạn đường dẫn cầu Long Biên nằm trong phạm vi thực hiện dự án “Xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 1), giai đoạn I”, đề nghị UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo Ban Quản lý phố cổ Hà Nội cập nhật thông tin của dự án “Xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 1), giai đoạn I” để đảm bảo tính đồng bộ và hiệu quả, không làm ảnh hưởng đến việc triển khai xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 1)”, lãnh đạo Bộ GTVT đề xuất.

Hà Nội sẽ cải tạo, nâng cấp cầu Long Biên thành cầu đi bộ
Theo Quy hoạch GTVT Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, giai đoạn đến năm 2020, Hà...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư