Thứ Tư, Ngày 09 tháng 07 năm 2025,
Bỏ room tín dụng: NHNN và ngân hàng thương mại nói gì?
T.L - 08/07/2025 15:09
 
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho rằng những khó khăn của hệ thống tín dụng hiện vẫn còn tồn tại. Hiện cơ quan này đang nghiên cứu giải pháp để vừa bỏ room tín dụng nhưng vẫn ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát.

Phát biểu tại họp báo Thông tin kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm 2025 sáng nay (8/7), ông Phạm Chí Quang, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước) cho biết, trước đây trong giai đoạn chính sách tiền tệ nới lỏng, tăng trưởng tín dụng nóng, có những giai đoạn tăng đến 54%.

Tốc độ tăng trưởng quá lớn vượt khả năng kiểm soát của các tổ chức tín dụng, thậm chí có tổ chức tín dụng đứng trên bờ vực phá sản, lãi suất trên thị trường tăng cao, rơi vào vòng xoáy cạnh tranh không lành mạnh. Vì vậy, từ năm 2012, NHNN đã áp dụng room tín dụng để ổn định thị trường, kiểm soát lạm phát. 

"Tuy nhiên, không có giải pháp nào vĩnh viễn và NHNN nhận thấy đây là giải pháp hành chính cần thay đổi. Đầu năm 2025, NHNN đã gỡ bỏ room tín dụng cho nhóm ngân hàng nước ngoài, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng... Việc áp dụng room tín dụng hiện chỉ còn áp dụng với các ngân hàng thương mại. Đây là giai đoạn trong lộ trình gỡ bỏ việc giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng với các tổ chức tín dụng", ông Quang cho biết.

Về bỏ room tín dụng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ông Quang cho rằng, những hệ lụy của quá khứ vẫn còn tồn tại. Do đó, để đảm bảo xử lý tổng thể một cách trọn vẹn, cần có giải pháp phù hợp với điều kiện đặc thù của Việt Nam: vừa đảm bảo tăng trưởng của các tổ chức tín dụng, vừa đảm bảo an ninh kinh tế, vừa kiểm soát lạm phát.

Các tổ chức quốc tế khuyến nghị, để thực hiện được đa mục tiêu trên, trong trường hợp bỏ room, NHNN phải có tính chủ động cao hơn trong điều hành lãi suất. 

"Thời gian tới, NHNN sẽ nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng tác động chính sách để có tiền bỏ hoàn toàn room tín dụng", ông Quang cho hay. 

Về phía ngân hàng thương mại, ông Lê Thanh Tùng, thành viên HĐQT VietinBank cho rằng, thời gian qua, cơ chế room tín dụng của NHNN đã phát huy được vai trò giúp NHNN kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, theo định hướng của Chính phủ từ quản lý hành chính sang nguyên tắc thị trường, bỏ room tín dụng là tất yếu.

Tới nay, NHNN đã có quy định đồng bộ về quản trị rủi ro. Thời gian tới, NHNN đang sửa đổi một số quy định để các ngân hàng tiệm cận tiêu chuẩn quản trị rủi ro quốc tế (như Basel 3). Đây là các công cụ mà NHNN có thể áp dụng, buộc các NHTM phải tăng vốn tương ứng nếu muốn tăng cung ứng vốn cho nền kinh tế.

Có ý kiến cho rằng, vòng quay tiền tệ hiện đang ở mức thấp. Về vấn đề này, ông Nguyễn Phi Lân, Vụ trưởng Vụ Dự báo thống kê - Ổn định tiền tệ, tài chính, NHNN cho biết, để xác định lượng tiền ra lưu thông sao cho đảm bảo kinh tế ổn định và tăng trưởng hợp lý, các nhà kinh tế sử dụng nhiều công thức, mô hình kinh tế lượng khác nhau, trong đó công thức cổ điển căn cứ vào hai yếu tố chính: một là, tổng giá trị hàng hóa; hai là, vòng quay của tổng phương tiện thanh toán.

Theo đó, ông Lân chia sẻ, vòng quay tiền được xem như một chỉ báo phản ánh mức độ ổn định kinh tế vĩ mô. Thông thường, vòng quay tiền tệ tăng cao và mạnh là chỉ dấu của nền kinh tế tăng trưởng nóng và/hoặc đang có lạm phát cao, chứ không phải là dấu hiệu của nền kinh tế lành mạnh. Nhìn lại lịch sử, trong thời kỳ lạm phát cao và bất ổn kinh tế vĩ mô, vòng quay tiền tệ luôn lớn hơn 1.

Cụ thể, giai đoạn 1995 - 2005: vòng quay tiền tệ khoảng 2,9 lần/năm, lạm phát trung bình khoảng 8,4%; giai đoạn 2006 - 2013: vòng quay tiền tệ đạt trung bình 1,1 lần/năm, lạm phát trung bình 11,18%; cá biệt, năm 2008, vòng quay tiền tệ đạt 1,1 lần/năm, lạm phát là 23,06%; năm 2011, vòng quay tiền tệ là 1,19 lần, lạm phát là 18,64.

Trong cả giai đoạn từ năm 2014 đến nay, vòng quay tiền tệ <1 và tương đối ổn định, đi kèm với giai đoạn lạm phát được kiểm soát tốt, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế (năm 2024, vòng quay tiền tệ là 0,68 lần, tăng trưởng kinh tế đạt 7,09%, lạm phát là 3,6%). Hiện nay, vòng quay tiền tệ của Việt Nam hiện nay (2024) đạt 0,68 lần/năm, cao hơn mức 0,4 lần/năm của Trung Quốc, Nhật Bản, tương đồng với mức 0,7 lần/năm của Thái Lan.

Theo ông Lân, thông thường, các quốc gia có xu hướng duy trì vòng quay ổn định và phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát. thủ theo hướng dẫn về ngành, lĩnh vực của Cục Thống kê quốc gia. Đồng thời, tùy vào mục đích quản lý ngành, lĩnh vực, NHNN có thể yêu cầu thêm từ các tổ chức tín dụng các thông tin phân loại theo mục đích quản lý”, ông Lân nhấn mạnh.

Ngân hàng Nhà nước đã giao chỉ tiêu tín dụng cho từng ngân hàng, tiến tới lộ trình bỏ room tín dụng
Ngày 30/12/2024, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có văn bản gửi các TCTD thông báo công khai, minh bạch về nguyên tắc giao tăng trưởng tín dụng...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư