
-
Công nghệ hỗ trợ chủ động phòng thủ an ninh mạng
-
Từ 15/7, Video AI sẽ bị ngừng chia sẻ doanh thu, giảm hiển thị trên Youtube
-
Việt Nam sắp trình làng nền tảng xác thực, định danh hàng hóa xuyên biên giới
-
Chặt vòi bạch tuộc hàng giả bằng "con dao" truy xuất nguồn gốc sản phẩm
-
Tăng tốc thương mại hóa, phổ cập 5G -
Người dân đặc biệt quan tâm đến chính sách thuế và quy định tài chính mới
![]() |
Chính phủ ban hành Nghị định số 190/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 68/2025/NĐ-CP ngày 18/3/2025 của Chính phủ và Nghị định số 120/2021/NĐ-CP ngày 24/12/2021 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Trong đó, Nghị định số 190/2025/NĐ-CP bổ sung thêm điều 28a, 28b quy định về xử lý vi phạm hành chính trên môi trường điện tử vào Nghị định số 118/2021/NĐ-CP.
Điều kiện thực hiện xử lý vi phạm hành chính trên môi trường điện tử
Theo quy định, việc áp dụng phương thức điện tử trong xử lý vi phạm hành chính được thực hiện khi đáp ứng các điều kiện sau:
1- Cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính có phương tiện điện tử phù hợp, có hệ thống thông tin đáp ứng yêu cầu cơ bản đối với hệ thống thông tin, nền tảng số phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước trên môi trường điện tử.
2- Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có phương tiện điện tử phù hợp, có khả năng tiếp cận, tương tác và chấp nhận thực hiện toàn bộ hoặc một phần quy trình xử lý vi phạm hành chính thông qua phương thức điện tử.
3- Các điều kiện về bảo mật, an toàn thông tin mạng, xác thực điện tử và lưu trữ dữ liệu được bảo đảm theo quy định của pháp luật.
4- Hệ thống thông tin, phần mềm, cơ sở dữ liệu dùng trong xử lý vi phạm hành chính được kết nối, liên thông hoặc có khả năng kết nối, chia sẻ dữ liệu với Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính và các hệ thống quản lý nhà nước có liên quan.
Xử lý vi phạm hành chính trên môi trường điện tử
Nghị định quy định việc sử dụng chữ ký số và xác thực danh tính trong thủ tục xử lý vi phạm hành chính trên môi trường điện tử được thực hiện như sau:
a) Người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm sử dụng chữ ký số trong thủ tục xử phạt điện tử phải đáp ứng điều kiện về chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử;
b) Trường hợp tổ chức vi phạm thực hiện thủ tục xử phạt điện tử thông qua người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền, thì phải sử dụng chữ ký số của người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền;
c) Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không sử dụng được chữ ký số trong thủ tục xử phạt điện tử, thì sử dụng phương tiện xác thực yếu tố về sinh trắc học bằng ảnh khuôn mặt hoặc vân tay để xác định danh tính theo quy định của pháp luật và thay thế cho chữ ký số của người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm;
d) Trường hợp lập biên bản vi phạm hành chính trên môi trường điện tử mà không xác định được chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hoặc người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không ký, thì biên bản chỉ cần chữ ký số của người lập biên bản.
Việc gửi các biên bản, quyết định và các tài liệu khác trong xử lý vi phạm hành chính trên môi trường điện tử được thực hiện thông qua một trong các phương thức sau:
- Gửi đến địa chỉ thư điện tử của người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, bị xử phạt đã thông báo với người có thẩm quyền;
- Gửi qua ứng dụng định danh quốc gia/tài khoản định danh điện tử (có xác thực mức độ 2 trở lên) hoặc gửi qua ứng dụng được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật của ngành, lĩnh vực, địa phương;
- Gửi tin nhắn SMS đến số điện thoại của người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, bị xử phạt đã thông báo với người có thẩm quyền;
- Gửi đến địa chỉ thư điện tử của cơ quan thu tiền phạt và cơ quan liên quan khác (nếu có) để thi hành.
Nghị định nêu rõ, thời điểm các biên bản, quyết định và các tài liệu khác trong xử lý vi phạm hành chính trên môi trường điện tử được coi là đã gửi, nhận hợp lệ khi hệ thống thông tin ghi nhận một trong các trường hợp sau:
- Người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm đã xác nhận việc nhận được biên bản, quyết định trong xử lý vi phạm hành chính;
- Người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm đã truy cập, tải về hoặc mở biên bản, quyết định trong xử lý vi phạm hành chính qua hệ thống thông tin.
Trường hợp không thể gửi nhận biên bản, quyết định trong xử lý vi phạm hành chính trên môi trường điện tử do lỗi kỹ thuật, sai thông tin hoặc không xác minh được danh tính người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm thì chuyển sang hình thức gửi trực tiếp theo các quy định tương ứng tại khoản 9 Điều 12 và Điều 17a Nghị định này.
Trong trường hợp những quy định khác về thủ tục xử lý vi phạm hành chính chưa quy định thực hiện theo thủ tục điện tử tại Nghị định này thì áp dụng quy định của Luật Giao dịch điện tử.
Quy định trên có hiệu lực từ ngày 1/7/2025.

-
Bổ sung quy định mới về xử lý vi phạm hành chính trên môi trường điện tử -
Tăng tốc thương mại hóa, phổ cập 5G -
Người dân đặc biệt quan tâm đến chính sách thuế và quy định tài chính mới -
Trợ lý ảo quốc gia Rabi: Giúp bộ máy hành chính vận hành thông minh, thông suốt -
Đường ray pháp lý giúp thương mại điện tử tăng tốc -
Quy định về việc kết nối, chia sẻ dữ liệu trong giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước -
Kaspersky công bố kết quả kinh doanh 2024: Việt Nam dẫn đầu Đông Nam Á với mức tăng 20%
-
DKSH Việt Nam thúc đẩy đổi mới và tuân thủ trong ngành chăm sóc cá nhân
-
Mùa hè sôi động với ưu đãi hấp dẫn khi mua Omoda C5 và Jaecoo J7 trong tháng 7
-
SeABank tổ chức “Ngày hội đổi rác lấy quà” - Lan tỏa lối sống xanh vì Hà Nội sạch đẹp
-
Thông báo mời quan tâm dự án Tòa nhà Trụ sở chính VietinBank
-
Vietnam Airlines thông báo phát hành 900 triệu cổ phiếu ra công chúng
-
Phố thêm đông nhờ đường đã thông