
-
Việt Nam áp thuế chống bán phá giá tạm thời thép mạ từ Hàn Quốc, Trung Quốc
-
PMI vượt trên 50 điểm, ngành sản xuất Việt Nam tăng trưởng trở lại trong tháng 3/2025
-
Mỹ, Anh, Singapore tuyển nhiều nhân sự công nghệ, game, tài chính từ Việt Nam
-
Tập đoàn Everland khởi công tổ hợp thương mại, du lịch hơn 700 tỷ đồng
-
Tư duy cần nhất là mở rộng tối đa quyền tự do kinh doanh -
Ký mới Hợp đồng Chia sản phẩm dầu khí Lô 15-2
Trước đó, vào tháng tháng 8/2013, Bộ Tài chính đề xuất Ủy ban Thường vụ Quốc hội nâng thuế tài nguyên đối với hoạt động khai thác, chế biến vàng từ 15% lên 22% với lý do, trữ lượng vàng trong nước không nhiều, ước chỉ vào khoảng 154 tấn, nhưng sản lượng khai thác, chế biến chỉ vào khoảng 2.500 kg vàng/năm (trong đó, mỏ vàng Bồng Miêu và Phước Sơn mỗi năm khai thác 1.500 kg vàng).
![]() | ||
Dù giá vàng trên thị trường thế giới tăng hay giảm, các doanh nghiệp khai thác vàng vẫn than lỗ để tránh không bị tăng thuế |
Việc nâng thuế tài nguyên đối với vàng lên 22%, theo ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Tài Chính là hiện nay, công nghệ khai thác, chế biến vàng của các doanh nghiệp trong nước chưa cao, hiệu quả kinh tế thấp, gây lãng phí tài nguyên và phát sinh tác động xấu về môi trường.
“Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu không cấp phép mới khai thác vàng sa khoáng; việc thăm dò, khai thác đối vàng phải theo hướng gắn với chế biến sâu, sử dụng công nghệ hiện đại, không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Đối với các mỏ đang khai thác, nếu không bảo đảm hiệu quả và yêu cầu về môi trường thì kiên quyết đóng cửa mỏ. Do đó, để hạn chế việc khai thác tài nguyên quý hiếm với trữ lượng có hạn, khuyến khích thăm dò, khai thác vàng hiệu quả và hạn chế gây ô nhiễm môi trường, cần tăng thuế suất thuế tài nguyên đối với vàng lên 25%”, thay mặt Bộ Tài chính, ông Tuấn đề nghị.
Tuy nhiên, trước sự phản ứng mạnh mẽ của doanh nghiệp khai thác, chế biến vàng, đặc biệt là sự phản ứng của 2 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là Công ty TNHH Khai thác vàng Bồng Miêu và Công ty TNHH Vàng Phước Sơn, cuối cùng, vào tháng 10/2013, Bộ Tài chính đã phải nhượng bộ với đề xuất Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ nâng thuế tài nguyên đối với vàng 17% thay vì 22% như đề xuất ban đầu.
Theo tính toán của Bộ Tài chính, với mức thuế suất 17%, lợi nhuận/1 đơn vị tài nguyên khai thác vàng vẫn còn khoảng 101.861.000 đồng/kg, tổng số thuế tài nguyên mà doanh nghiệp nộp vào ngân sách chiếm chưa đến 15% giá bán. Với mức thuế suất 17%, theo ông Tuấn, hoạt động khai thác, chế biến vàng không thể lỗ như phản ánh của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, cuối cùng thì Bộ Tài chính đã bị doanh nghiệp vàng “hạ knock out”, không thể tăng thuế tài nguyên đối với hoạt động khai thác, chế biến vàng.
Ngoài hoạt động chế biến, khai thác vàng, các hoạt đông khai thác tài nguyên khác vẫn phải nộp thuế tài nguyên theo đề xuất của Bộ Tài chính hồi tháng 10/2013.
Cụ thể, kể từ ngày 1/2/2014, thuế tài nguyên đối với sắt là 12%, titan là 16%, wolfram và antimoan là 18%, đồng là 13% thay vì mức thuế suất 10%, 11% 10% và 10% như hiện hành, nhưng thấp hơn so với đề xuất ban đầu của Bộ Tài chính.
Bộ Tài chính tính toán, với mức thuế suất thuế tài nguyên 12%, lợi nhuận/1 đơn vị tài nguyên khai thác sắt vẫn còn 14.488 đồng/tấn; mức lợi nhuận này đối với đồng là 1.502.000 đồng/tấn.
Ban đầu, Bộ Tài chính dự tính, năm 2014, ngân sách nhà nước sẽ thu được 2.279 tỷ đồng từ thuế tài nguyên, còn nếu đánh thuế tài nguyên 17% đối với vàng và các tài nguyên khác áp dụng theo Biểu thuế suất thuế tài nguyên vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành thì năm 2014, ngân sách giảm thu 141 tỷ đồng.
Tuy nhiên, do không nâng được thuế tài nguyên đối với vàng lên 17% vì vậy, năm 2014, ngân sách chắc chắn khó có thể thu được 2.138 tỷ đồng từ hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên.
Mạnh Bôn

-
Tập đoàn Everland khởi công tổ hợp thương mại, du lịch hơn 700 tỷ đồng -
Tư duy cần nhất là mở rộng tối đa quyền tự do kinh doanh -
Philippines muốn nhập vắc-xin dịch tả lợn từ doanh nghiệp lớn của Việt Nam -
Ký mới Hợp đồng Chia sản phẩm dầu khí Lô 15-2 -
Vietnam Airlines công bố lợi nhuận năm 2024 đạt gần 8.000 tỷ đồng -
Quý I/2025, TKV sản xuất trên 10,5 triệu tấn than, tiêu thụ 12,6 triệu tấn -
Tập đoàn Generali vượt mục tiêu kế hoạch 2024
-
1 Thị trường ghi nhận thêm 77 lô trái phiếu có vấn đề, trị giá 5.540 tỷ đồng
-
2 [Ảnh] Thiên đường du lịch Hồ Tràm hoang vắng sau cơn sốt bất động sản
-
3 TP.HCM chuẩn bị thực hiện thêm 2 dự án TOD dọc tuyến metro số 2
-
4 Tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng: Cơ hội để Hải Phòng bứt phá
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 1/4
-
SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng
-
Triển lãm Quốc tế Logistics Việt Nam lần thứ 3: Chuyển đổi số - Phát triển xanh ngành logistics
-
Shop thương mại dịch vụ The Senique Hanoi - Tâm điểm kinh doanh giữa đại đô thị phía Đông sầm uất
-
Hé lộ nhà tư vấn chiến lược đằng sau nhiều thương vụ IPO thành công tại Mỹ
-
Đánh thức giác quan, chạm tới đỉnh cao sống sang tại Kepler Tower
-
Herbalife Việt Nam tham gia tài trợ Giải vô địch quốc gia marathon Tiền Phong năm thứ năm liên tiếp