-
Việt Nam trong ASEAN: Góc nhìn ngoại giao, văn hóa và môi trường -
Xử lý vi phạm đất đai là thách thức lớn của ngành Tài nguyên và Môi trường -
Vẫn còn địa phương chưa hoàn thành ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai -
Thông qua Luật Đất đai là một trong 10 sự kiện tiêu biểu của ngành Tài nguyên và Môi trường -
Chính thức áp dụng thu phí không dừng tại tất cả làn xe ra/vào sân bay Nội Bài -
Thủ tướng Chính phủ đôn đốc thực hiện tổng kiểm kê tài sản công
Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Mạnh Cường phát biểu tại hội nghị. |
Theo Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Mạnh Cường, bỏ quy định thời hạn công khai kết luận thanh tra là ngược lại với quy định của pháp luật phòng chống tham nhũng.
Gây khó khăn trong thực hiện kết luận thanh tra
Sáng 7/9, Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách cho ý kiến về dự án Luật Thanh tra (sửa đổi).
Phát biểu đầu tiên, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Mạnh Cường (Quảng Bình) bày tỏ băn khoăn khi dự thảo đã bỏ quy định thời hạn công khai kết luận thanh tra.
Luật hiện hành quy định sau khi ký kết luận thanh tra, trong thời hạn 10 ngày phải công khai kết luận thanh tra. Đây cũng là yêu cầu của pháp luật về phòng chống tham nhũng, đòi hỏi phải công khai minh bạch hoạt động của cơ quan tổ chức để phòng ngừa tham nhũng, ông Cường nhấn mạnh.
Thế nhưng, Dự thảo Luật thanh tra (sửa đổi) bỏ quy định về thời hạn công khai, đồng thời lại sửa đổi, bổ sung một số quy định có liên quan. Như, trước khi công khai kết luận có thể sửa đổi, bổ sung kết luận thanh tra. Nghiêm cấm tiết lộ thông tin liên quan đến cuộc thanh tra sau khi kết luận thanh tra chưa được công khai (Luật hiện hành quy định là chưa có kết luận chính thức).
Việc sửa đổi như trên, theo đại biểu Cường là có thể đem lại thuận lợi cho cơ quan tiến hành thanh tra, nhưng không phù hợp với chủ trương công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, chính xác của hoạt động thanh tra.
Ông Cường còn nhấn mạnh, việc sửa đổi như trên còn ngược lại với quy định của pháp luật phòng chống tham nhũng về công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan tổ chức, gây khó khăn cho các đối tượng phải thực hiện kết luận thanh tra.
Cụ thể là, không quy định thời hạn công khai nên sẽ không rõ lúc này kết luận sẽ được công khai, các cơ quan nhà nước có thể trì hoãn việc công khai.
Ngoài ra, sẽ khó xác định giá trị pháp lý của kết luận thanh tra, vì kết luận này có thể bị sửa đổi, bổ sung trước khi công khai.
Về nguyên tắc, khi kết luận được ký thì phải thi hành, tuy nhiên, nếu kết luận chưa công khai thì làm sao thi hành được mà không vi phạm điều cấm là tiết lộ thông tin liên quan đến cuộc thanh tra khi kết luận thanh tra chưa công khai, ông Cường phân tích.
Do đó, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp đề nghị cần quy định rõ trong thời hạn 10 - 15 ngày sau khi ký thì phải công khai kết luận thanh tra, tránh được sự can thiệp tác động vào kết luận thanh tra sau khi đã được ký.
Tiếp tục giữ thanh tra cấp huyện
Một trong các vấn đề còn có ý kiến khác nhau khi thảo luận tại kỳ họp thứ ba của Quốc hội là có cần giữ thanh tra cấp huyện hay không. Một số ý kiến đề nghị không tổ chức Thanh tra huyện hoặc không thành lập Thanh tra huyện tại một số đơn vị hành chính cấp huyện có quy mô nhỏ, dân số ít, không có nhiều yêu cầu về thanh tra.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, Thường trực Ủy ban và Cơ quan soạn thảo nhận thấy, Thanh tra huyện đã có quá trình hình thành và phát triển ổn định, lâu dài. Việc tiếp tục duy trì, củng cố Thanh tra huyện để tham mưu, giúp UBND cùng cấp quản lý nhà nước về công tác thanh tra là cần thiết, bảo đảm cho chính quyền địa phương cấp huyện thực hiện hiệu quả nhiệm vụ theo phân cấp, kịp thời phát hiện các sai phạm phát sinh ngay từ ở cơ sở; bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất về tổ chức với cơ quan thanh tra ở cấp tỉnh và trung ương.
Thanh tra huyện không chỉ thực hiện nhiệm vụ về thanh tra, mà còn là đầu mối tổ chức triển khai nhiều nhiệm vụ quan trọng khác được giao trong các luật, như Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Phòng, chống tham nhũng...
Những bất cập trong tổ chức và hoạt động của Thanh tra huyện thời gian qua không phải do thiết chế này không còn phù hợp, mà là do chưa được bố trí đủ nguồn lực để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao. Việc không duy trì Thanh tra huyện tuy giảm được số lượng lớn cơ quan, nhưng sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước trên các địa bàn cấp huyện, nhất là đối với các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển.
Do đó, Chủ nhiệm cơ quan thẩm tra đề nghị tiếp thu ý kiến của đa số các vị đại biểu Quốc hội giữ Thanh tra huyện trong hệ thống tổ chức cơ quan thanh tra theo cấp hành chính như hiện hành.
Đồng thời, đề nghị Chính phủ sớm có giải pháp căn cơ, đồng bộ để khắc phục những hạn chế, yếu kém trong hoạt động của Thanh tra huyện thời gian qua, trước hết cần khẩn trương kiện toàn tổ chức, biên chế, bảo đảm các điều kiện cần thiết nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động để Thanh tra huyện có đủ năng lực thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.
Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, dự án Luật Thanh tra (sửa đổi) liên quan đến tổ chức bộ máy và hoạt động thanh tra trong nhiều ngành, lĩnh vực, từ trung ương đến địa phương.
Để tiếp tục hoàn thiện dự thảo luật, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các vị đại biểu cho ý kiến vào một số nội dung. Một là, hệ thống tổ chức cơ quan thanh tra theo cấp hành chính; giải pháp đảm bảo tính độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ trong hoạt động thanh tra. Hai là, việc thành lập cơ quan thanh tra chuyên ngành tại tổng cục, cục thuộc bộ và tại cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác của Nhà nước được giao thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước.
Ba là, tiêu chí thành lập cơ quan thanh tra tại một số sở và thẩm quyền thành lập Thanh tra sở của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Bốn là, quy trình thanh tra, cơ chế phối hợp, xử lý để tránh chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra với hoạt động kiểm tra, kiểm toán…
-
Việt Nam trong ASEAN: Góc nhìn ngoại giao, văn hóa và môi trường -
Xử lý vi phạm đất đai là thách thức lớn của ngành Tài nguyên và Môi trường -
Vẫn còn địa phương chưa hoàn thành ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai -
Thông qua Luật Đất đai là một trong 10 sự kiện tiêu biểu của ngành Tài nguyên và Môi trường
-
Linh hoạt ứng phó với biến đổi khí hậu -
Thủ tướng chỉ đạo thực hiện các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025 -
Chính thức áp dụng thu phí không dừng tại tất cả làn xe ra/vào sân bay Nội Bài -
Thủ tướng Chính phủ đôn đốc thực hiện tổng kiểm kê tài sản công -
Phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết thi hành các luật, nghị quyết mới -
Nghệ An hoàn thành sắp xếp, tinh gọn bộ máy chính quyền trước ngày 10/2/2025 -
Khắc phục bất cập khám chữa bệnh bảo hiểm y tế theo địa giới hành chính
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up