
-
FIR quay lại đường đua lợi nhuận, mạnh tay giảm dư nợ hơn 200 tỷ đồng
-
Đổi mới quản lý hải quan qua phát triển quan hệ đối tác với doanh nghiệp
-
Cục Hải quan và Hải quan Mỹ hợp tác ngăn chặn gian lận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp
-
Định vị vị thế mới cho ngành đóng tàu Việt Nam
-
Dệt may tìm cơ hội dưới áp lực chính sách thuế của Mỹ -
Cấp C/O cho doanh nghiệp xuất khẩu: Chỉ còn một cơ quan duy nhất
DOC kết luận ống đồng nhập khẩu từ Việt Nam bán phá giá tại Mỹ với biên độ 8,35%. |
Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương cho biết, đã nhận được tin Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã ban hành kết luận cuối cùng vụ việc điều tra chống bán phá giá (chống bán phá giá) đối với sản phẩm ống đồng (Seamless Refined Copper Pipe and Tube, mã HS: 7411.10.1030; 7411.10.1090; 7407.10.1500; 7419.99.5050, 8415.90.8065; 8415.90.8085) có xuất xứ từ Việt Nam.
Theo đó, DOC kết luận rằng ống đồng nhập khẩu từ Việt Nam bán phá giá tại Mỹ với biên độ 8,35%, thấp hơn đáng kể so với biên độ bán phá giá do ngành sản xuất trong nước của Mỹ cáo buộc (là 110%).
Theo số liệu của Mỹ, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm ống đồng của Việt Nam sang Hoa Kỳ trong năm 2019 và 2020 lần lượt là 146,3 triệu USD và 202,2 triệu USD, tương ứng 20,2 nghìn tấn và 29,1 nghìn tấn.
Trên cơ sở kết luận điều tra, DOC đã thông báo tới Ủy ban thương mại quốc tế Mỹ (ITC) về kết luận này. Theo kế hoạch, ngày 2/8/2021, ITC sẽ ban hành kết luận cuối cùng về thiệt hại và mối quan hệ giữa hàng hóa bán phá giá và thiệt hại.
Trong trường hợp xác định có thiệt hại nêu trên, lệnh áp thuế chống bán phá giá dự kiến sẽ được ban hành vào ngày 9 tháng 8 năm 2021.
Tháng 7 năm ngoái, DOC đã chính thức điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm ống đồng có xuất xứ từ Việt Nam, với biên độ phá giá cáo buộc lên đến 111,82%. Giai đoạn điều tra được tính từ 1/10/2019 đến 31/3/2020.
Số liệu do DOC ghi nhận, tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm bị điều tra của Việt Nam sang thị trường Mỹ năm 2019 đạt 146 triệu USD.
Cách đây ít ngày, DOC đã ban hành kết luận cuối cùng trong vụ việc rà soát cuối kỳ biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm túi nhựa (PE) đựng hàng hóa bán lẻ (Polyethylene Retail Carrier Bags, mã HS: 3923.21.0085) nhập khẩu từ Indonesia, Malaysia, Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam.
Trong kết luận này, DOC cho rằng việc dỡ bỏ mức thuế chống bán phá giá sẽ dẫn đến khả năng sản phẩm tiếp tục hoặc tái diễn bán phá giá.
Do đó, DOC đề nghị gia hạn áp dụng biện pháp chống bán phá giá với mức thuế áp dụng cho các nước bị điều tra từ 76,11% đến 122,88%, trong đó mức thuế chống bán phá giá áp dụng cho sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam là 76,11%.
-
Định vị vị thế mới cho ngành đóng tàu Việt Nam -
Dệt may tìm cơ hội dưới áp lực chính sách thuế của Mỹ -
Cấp C/O cho doanh nghiệp xuất khẩu: Chỉ còn một cơ quan duy nhất -
TONMAT Group năm thứ 3 liên tiếp giữ vững vị thế Top 5 Công ty vật liệu xây dựng uy tín Việt Nam -
KCP Việt Nam sẽ tăng vốn đầu tư vào Phú Yên -
Chính phủ cho phép Vietnam Airlines phát hành thêm cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu -
Phát triển khu công nghiệp thông minh với công nghệ từ Schneider Electric
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế