
-
Vĩnh Long: Chọn 8 đơn vị để xác minh tài sản, thu nhập trong năm 2023
-
Quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Singapore
-
Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất xin tiếp tục sử dụng bãi đệm taxi
-
Bộ Công thương đề nghị địa phương siết quản lý kinh doanh xăng dầu
-
VCCI: Mấu chốt vấn đề vẫn là xử lý cơ chế giá bán lẻ xăng dầu -
Khung mới của giá bán lẻ điện bình quân không phải là mức giá cụ thể áp dụng
![]() |
Ủy ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết tại phiên họp. |
Tiếp tục phiên họp thứ 17, chiều ngày 28/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 còn lại của 3 chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) và bổ sung vốn nước ngoài cho Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025
Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí phương án phân bổ 7.497,732 tỷ đồng kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 còn lại của 3 CTMTQG cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương. Trong đó, CTMTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là 2.497,732 tỷ đồng; CTMTQG giảm nghèo bền vững là 2.000 tỷ đồng; CTMTQG xây dựng nông thôn mới là 3.000 tỷ đồng.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, cơ quan trung ương và địa phương tiếp tục rà soát, sử dụng vốn tiết kiệm, hiệu quả.
Đối với số chưa phân bổ, 444,407 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển của CTMTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ khẩn trương hoàn thiện phương án phân bổ, trình UBTVQH theo đúng quy định.
Theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí cho phép bố trí kế hoạch vốn nước ngoài 88,6 triệu USD (tương đương 2.050 tỷ đồng) trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 cho Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới để thực hiện Chương trình đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở. Thống nhất phương án phân bổ chi tiết số vốn KHĐTCTH giai đoạn 2021-2025 nguồn vốn nước ngoài của ngân sách trung ương là 2.050 tỷ đồng cho các địa phương theo đề xuất của Chính phủ.
Cần lưu ý sử dụng vốn đúng mục đích, Chủ tịch Quốc hội đề nghị.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, việc huy động thêm nguồn lực ưu đãi bổ sung vốn cho đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở sẽ góp phần thực hiện nội dung thành phần số 2 của CTMTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
Bên cạnh đó, khoản vay 88,6 triệu USD là khoản vay ưu đãi cuối cùng của Ngân hàng Phát triển châu Á cho Việt Nam và thời hạn cuối cùng để rút vốn về NSNN là ngày 31/3/2023. Nếu không kịp thời hoàn thiện các thủ tục bổ sung 88,6 triệu USD này vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021- 2025 sẽ không thể huy động thêm nguồn vốn ưu đãi này cho thực hiện CTMTQG xây dựng nông thôn mới.

-
VCCI: Mấu chốt vấn đề vẫn là xử lý cơ chế giá bán lẻ xăng dầu -
Khung mới của giá bán lẻ điện bình quân không phải là mức giá cụ thể áp dụng -
Thanh tra, kiểm tra công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe trên toàn quốc -
Kỳ vọng cú hích từ Luật Khám bệnh, chữa bệnh -
Tăng khung giá bán lẻ điện bình quân lên tối đa là 2.444,09 đồng/kWh -
Con đường thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Australia -
Kon Tum bắn pháo hoa chào mừng kỷ niệm 110 năm Ngày thành lập tỉnh
-
Xây dựng thư viện lưu trữ tư liệu ngành công nghiệp khí
-
PV GAS đồng hành cùng các chương trình Mừng Đảng - Mừng Xuân
-
Công ty cổ phần Viễn thông Di động Vietnamobile mời thầu cung cấp dịch vụ Tổng đài CSKH
-
Ngày hội đầu tư tài chính Info Finance
-
Khai xuân tưng bừng - Rộn ràng ưu đãi cùng thẻ Lộc Việt Agribank
-
TTC AgriS (SBT): Cuộc chơi toàn cầu của Công ty nông nghiệp công nghệ cao