
-
Việt Nam nên đề xuất đàm phán song phương khẩn cấp theo Hiệp định TIFA
-
Triệu tập kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XV: Sửa Hiến pháp và 13 luật để tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy
-
Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald J.Trump
-
Hà Nội ban hành khung giá cho thuê nhà ở xã hội, tối đa 198.000 đồng/m2 sàn
-
Phải xử lý dứt điểm các bất cập của hệ thống đèn tín hiệu, biển báo giao thông trong tháng 4/2025 -
Chính phủ ban hành Nghị định quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải
Đại biểu Nguyễn Văn Phúc (Hà Tĩnh) ngày hôm qua đã đặt một câu hỏi khó với ba vị Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng rằng, các Bộ có thể giúp Chính phủ tính toán định lượng được những thất thoát, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng trong việc quản lý, sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế, nhất là thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn nhà nước hay không.
“Có thể ước tính được những thất thoát, lãng phí đó chiếm bao nhiêu phần trăm GDP trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, từ năm 2011 đến nay?”, đại biểu Nguyễn Văn Phúc chất vấn.
![]() |
. |
Trả lời câu hỏi này, sáng nay, tại nghị trường Quốc hội, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho biết, câu trả lời là có thể, nhưng chính xác thì khó có thể vì câu hỏi rất rộng, bao gồm lãng phí, thất thoát, hiệu quả trong quản lý các nguồn lực kinh tế đất nước, từ tiền vốn, tài nguyên, nhân lực...
“Tuy nhiên, chúng ta phải đồng ý rằng, trong việc sử dụng các nguồn lực kinh tế, đặc biệt là trong xây dựng công trình có sử dụng vốn nhà nước, thất thoát, lãng phí còn nghiêm trọng, đang là hiện tượng mà chúng ta chưa kiềm chế được, dù đang được Chính phủ, địa phương vào cuộc”, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nói.
Nhắc tới dự án mở rộng Nhà máy Gang thép Thái Nguyên, vốn đầu tư 8.100 tỷ đồng vẫn đang nằm đắp chiếu, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho rằng, thất thoát, lãng phí không phải chỉ xảy ra ở vốn xây dựng cơ bản, mà còn ở cả vốn của các doanh nghiệp nhà nước.
“Chúng ta phải thống nhất là lãng phí là rất lớn, nhưng định lượng được dù cần phải làm nhưng không đơn giản”, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nói và cho biết, tại Kỳ họp thứ 6 cách đây 2 năm, đại biểu Đỗ Văn Đương đã từng hỏi Bộ trưởng một câu hỏi tương tự, nhưng cụ thể hơn, là cho biết thất thoát, lãng phí của các công trình trong nhiệm kỳ vừa rồi cho đến năm 2012 là bao nhiêu, ở địa phương nào.
“Tôi đã nghiêm túc thực hiện, làm công văn đề nghị các bộ, ngành, địa phương tổng hợp, nhưng sau 7 tháng đôn đốc thì chỉ có 7 địa phương và 5 tập đoàn lớn kê khai công trình dự án có lãng phí, thất thoát. Con số đó không phản ánh được tất cả”, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nói.
Một lần nữa nhấn mạnh việc ba Bộ “có thể định lượng được thất thoát, lãng phí”, nhưng Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho biết, để làm được điều đó, phải có thời gian và biện pháp tính toán, thậm chí định nghĩa thế nào là lãng phí.
Dẫn câu chuyện xảy ra trước đây trên công trường xây dựng Quốc lộ 70 tuyến Hà Nội - Lào Cai, do Bộ Giao thông - Vận tải quản lý, Công an tỉnh Lào Cai đã bắt đội trưởng đội thi công cầu Bản Phiệt vì anh này rút bớt sắt thép công trình, thì anh này trả lời rằng, thiết kế này quá an toàn có rút bớt đi cũng không sao, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho rằng, thất thoát, lãng phí có thể xảy ra từ khâu thẩm định dự án đầu tư, chứ không chỉ là trong khâu thi công.
“Ông thiết kế được ăn theo tỷ lệ % công trình, nên để an toàn, anh ta cứ để thiết kế lớn, hai là để được nhận phần trăm lớn, nhưng cơ quan thẩm định đã không nhận ra”, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh lý giải.
Cho rằng có thể cộng các con số của Kiểm toán Nhà nước, thanh tra bộ ngành, thanh tra Chính phủ để biết được con số về thất thoát, lãng phí, nhưng con số đó là không đủ.
“Nếu nói thất thoát, lãng phí trong sử dụng vốn nhà nước thì đi học tập ở nước ngoài không hiệu quả cũng là lãng phí; mua sắm có gửi giá cũng là thất thoát. Đây là vấn đề lớn, mà nếu muốn đất nước phát triển thì Việt Nam phải ngăn chặn”, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh khẳng định và cho rằng, đây là công việc khó, nhưng khó cũng phải làm.
“Phải có đề án đi sâu nghiên cứu để định lượng thất thoát, lãng phí, chiếm bao nhiêu % GDP. Đây là vấn đề nhức nhối, cần ngăn chặn, cần siết chặt ở từng khâu công việc một. Và tất cả các bộ, ngành, địa phương đều phải siết chặt quản lý. Phải thẩm định chặt, đấu thầu tốt, thi công đảm bảo”, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nhấn mạnh.
-
Việt Nam nên đề xuất đàm phán song phương khẩn cấp theo Hiệp định TIFA
-
Triệu tập kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XV: Sửa Hiến pháp và 13 luật để tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy
-
Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald J.Trump
-
Hà Nội ban hành khung giá cho thuê nhà ở xã hội, tối đa 198.000 đồng/m2 sàn
-
Phải xử lý dứt điểm các bất cập của hệ thống đèn tín hiệu, biển báo giao thông trong tháng 4/2025 -
Chính phủ ban hành Nghị định quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải -
Công nhận thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới -
Hải Dương đặt mục tiêu quý II/2025 GRDP tăng 11,83% -
Burundi muốn củng cố hợp tác đầu tư, khoa học công nghệ với Việt Nam -
AmCham kêu gọi chính quyền Hoa Kỳ xem xét gia hạn thực hiện thuế đối ứng 46% -
Thành phố Huế: Quy định về quản lý đường đô thị, huyện, xã, thôn
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort