Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 28 tháng 03 năm 2024,
Bộ Tư pháp: Giữ lại thêm 6 tháng với vụ trưởng nghỉ hưu là theo luật!
Kỳ Thành - Tú Ân - 08/04/2014 14:12
 
Tại buổi họp báo sáng nay, ngày 8/4, Bộ Tư pháp đã trần tình về 2 trường hợp giữ lại 6 tháng khi hết tuổi nghỉ hưu.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Ba sai lầm về nghỉ hưu của nhà đầu tư châu Á
Có nên khống chế tuổi hành nghề của công chứng viên?
Hệ thống bảo hiểm hưu trí: Ngôi nhà bị rỗng tầng
Tăng tuổi nghỉ hưu: Nhiều ý kiến trái chiều
Tán thành nâng tuổi nghỉ hưu của quản lý nữ

Thời gian qua, một số phương tiện báo chí phản ánh trường hợp ông Trần Văn Quảng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức (Bộ Tư pháp), theo đúng tuổi sẽ nghỉ hưu từ ngày 1/3/2014 nhưng lại được Ban Cán sự Đảng bộ Bộ Tư pháp đã nhất trí kéo dài thời gian giữ chức vụ Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ đối với ông Trần Văn Quảng thêm 6 tháng, đến ngày 1/9/2014.

Các cơ quan báo chí cũng phản ánh, Bộ Tư pháp còn giữ lại TS. Dương Thị Thanh Mai, Chuyên viên cao cấp của Bộ này, tiếp tục tham gia vào các công việc của Bộ sau khi nghỉ hưu. Đến nay, bà Mai không còn giữ chức Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý nhưng vẫn được hưởng chế độ tương đương Viện trưởng.

  Bộ Tư pháp: Giữ lại thêm 6 tháng với vụ trưởng nghỉ hưu là theo luật!  
  Ông Trần Tiến Dũng, Chánh văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ Tư pháp tại buổi họp báo.  

Tại buổi họp báo, ông Trần Tiến Dũng, Chánh văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ Tư pháp cho biết, đối với trường hợp kéo dài tuổi nghỉ hưu 6 tháng của ông Trần Văn Quảng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ, Bộ Tư pháp căn cứ theo điều 187 khoản 3 Luật Lao động: người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, người lao động làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt khác có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn, nhưng không quá 5 năm so với quy định tại khoản 1.

Đồng thời, điều này cũng giao cho Chính phủ quy định chi tiết thi hành. Chính phủ đã thảo luận cho ý kiến về nghị định này, hiện đang trình cơ quan có thẩm quyền xem xét quyết định.

"Khi nghị định của Chính phủ chưa được ban hành, Bộ Tư pháp vận dụng đối với trường hợp ông Trần Văn Quảng vì một số lý do xuất phát từ nhu cầu của Bộ. Thời điểm ông Quảng nghỉ hưu, Bộ Tư pháp có sự biến động lớn về nhân sự lãnh đạo Bộ", ông Dũng cho biết.

Theo ông Trần Tiến Dũng, trong đợt luân chuyển cán bộ vừa qua, 2 lãnh đạo Bộ vừa được luân chuyển tới TP.Hà Nội và Hà Tĩnh. Ngoài ra, có 2 thủ trưởng đơn vị Bộ Tư pháp cũng được Ban Tổ chức Trung ương Đảng đề nghị Ban Bí thư xem xét luân chuyển về địa phương. Ngày 1/5 tới đây, khi Thứ trưởng Hoàng Thế Liên nghỉ hưu, Bộ Tư pháp sẽ chỉ còn 2 thứ trưởng.

Ông Trần Văn Quảng có trình độ chuyên môn cao, tiến sĩ học tại nước ngoài, có năng lực, nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý, đảm bảo đủ sức khỏe công tác. Xuất phát từ tình hình nêu trên và thực tiễn yêu cầu, sau cuộc họp với đại diện Ban Tổ chức Trung ương Đảng, Ban Nội chính Trung ương, Ban cán sự Đảng bộ Bộ Tư pháp đã thống nhất kéo dài thời gian giữ chức vụ của ông Trần Văn Quảng và thông báo công khai tới các cơ quan Trung ương và các cơ quan của Bộ Tư pháp.

Theo ông Dũng, cho đến nay, Ban cán sự Đảng bộ Bộ Tư pháp cũng chưa nhận được ý kiến không đồng thuận nào từ phía cán bộ công chức Bộ Tư pháp.

Về vấn trường hợp của bà Dương Thị Thanh Mai, Tiến sĩ Luật, Chuyên viên cao cấp, Nguyên Viện trưởng Viện Pháp lý Bộ Tư pháp, ông Dũng cho biết, Bộ Tư pháp áp dụng quy định về kéo dài thời gian công tác theo Nghị định 71/2000.

Bà Mai tiếp tục được giữ lại Bộ làm việc, xuất phát từ nhu cầu của Bộ là cần người có chuyên môn cao về nghiên cứu khoa học, xây dựng chiến lược. Trong thời gian qua, bà Mai đã tham gia vào rất nhiều dự án luật quan trọng, cũng như các chiến lược, chính sách của Bộ Tư pháp, như Luật nuôi con nuôi, Luật giám định tư pháp…Bà Mai đảm bảo đầy đủ chuyên môn, năng lực, kinh nghiệm, sức khỏe để giúp Bộ. Hiện nay, cán bộ làm công tác khoa học pháp lý rất trẻ về tuổi đời, chỉ có 1 cán bộ là nghiên cứu viên cao cấp.

"Theo Điều 7 Nghị định 71/2000, cán bộ công chức kéo dài thời gian công tác được hưởng lương và các chế độ theo nguyên tắc, làm công việc gì thì được điều chỉnh ngạch, bậc lương và các chế độ khác theo công việc đảm nhận trên cơ sở đảm bảo tiền lương và các chế độ khác không thấp hơn tiền lương và chế độ đã hưởng trước khi kéo dài thời gian công tác", ông Dũng cho biết thêm.

Theo Thông tư 02/2005 của Bộ Nội Vụ, cán bộ lãnh đạo nếu thôi giữ chức danh lãnh đạo do được kéo dài thêm thời gian công tác đến tuổi nghỉ hưu, được bảo lưu mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo hiện hưởng. Sau thời gian kéo dài, ngày 15/1/2014, Bộ trưởng ký quyết định nghỉ hưu sau khi hết 5 năm, và bà Mai đã nghỉ hưu từ ngày 1/3/2014.

Danh sách 44 cán bộ Trung ương luân chuyển về địa phương Danh sách 44 cán bộ Trung ương luân chuyển về địa phương

Văn phòng Trung ương Đảng vừa có thông báo tới các tỉnh, thành ủy, các cơ quan liên quan về việc 44 cán bộ được Bộ Chính trị luân chuyển, điều động về công tác tại các địa phương.

 

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư