Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Hai, Ngày 23 tháng 12 năm 2024,
Bước chuyển mình từ hội nhập quốc tế của kinh tế Việt Nam
Uyên Hương (TTXVN/Vietnam+) - 23/01/2020 08:33
 
Hội nhập kinh tế quốc tế giúp tăng nâng cao sức cạnh tranh của kinh tế Việt Nam, khẳng định vị thế quốc gia trên trường quốc tế cũng như trong mắt các nhà đầu tư.
Ứng dụng công nghệ hiện đại tạo ra đột phá về năng suất lao động cho ngành dệt may. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)
Ứng dụng công nghệ hiện đại tạo ra đột phá về năng suất lao động cho ngành dệt may. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)

Qua gần 35 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, với sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử.

Đất nước vượt qua khủng hoảng kinh tế đã trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình; đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Nhân dịp Kỷ niệm thành lập 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2020), Thông tấn xã Việt Nam thực hiện loạt bài ghi nhận những kết quả vượt bậc trong phát triển kinh tế-xã hội của đất nước từ các nghị quyết của Đảng; sự cụ thể hóa thành các cơ chế, chính sách và giải pháp của Chính phủ trong hội nhập, phát triển đất nước.

Bài viết "Bước chuyển mình từ hội nhập" với những góc nhìn tổng thể quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam kể từ khi gia nhập ASEAN năm 1995 đến nay sẽ mở đầu loạt bài viết nhân Kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Kể từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm 1986) - Đại hội mở đầu cho thời kỳ đổi mới đất nước, chủ trương hợp tác kinh tế và khoa học kỹ thuật đối với các nước đã được đề cập và xuyên xuốt qua các kỳ đại hội, cho tới Đại hội XII tiếp tục khẳng định: “Triển khai mạnh mẽ định hướng chiến lược chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. Bảo đảm hội nhập quốc tế là sự nghiệp của toàn dân và cả hệ thống chính trị, đẩy mạnh hội nhập trên cơ sở phát huy tối đa nội lực, gắn kết chặt chẽ và thúc đẩy quá trình nâng cao sức mạnh tổng hợp, năng lực cạnh tranh của đất nước”.

Suốt những năm qua, hội nhập kinh tế quốc tế không những góp phần cải cách môi trường đầu tư, kinh doanh, mà còn là động lực quan trọng để phát triển kinh tế-xã hội.

Đặc biệt, hội nhập kinh tế quốc tế còn giúp tăng sức mạnh tổng hợp quốc gia, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế và từng bước đưa Việt Nam khẳng định vị thế trên trường quốc tế cũng như trong mắt các nhà đầu tư.

Dây chuyền sản xuất linh kiện điện tử tại Công ty TNHH Bokwang Vina (Khu công nghiệp Điềm Thụy, tỉnh Thái Nguyên). (Ảnh: Hoàng Hùng/TTXVN)
Dây chuyền sản xuất linh kiện điện tử tại Công ty TNHH Bokwang Vina (Khu công nghiệp Điềm Thụy, tỉnh Thái Nguyên). (Ảnh: Hoàng Hùng/TTXVN)

Chuyển mình mạnh mẽ

Trong sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước, nhất là từ khi Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới.

Chính vì vậy, việc mở cửa nền kinh tế đã trở thành động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần không nhỏ để duy trì tốc độ tăng trưởng cao hàng năm của nền kinh tế Việt Nam.

Thống kê cho thấy, đến nay Việt Nam đã tham gia ký kết 13 Hiệp định thương mại tự do (FTA) gồm 7 FTA ký kết với tư cách là thành viên ASEAN và 6 FTA ký kết với tư cách là một bên độc lập và hiện đang đàm phán 3 FTA gồm Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), FTA với Khối thương mại tự do châu Âu (EFTA), FTA Việt Nam-Israel.

Chia sẻ về quá trình tham gia hội nhập, ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết gia nhập ASEAN từ năm 1995, Việt Nam đã chính thức mở cửa hội nhập và bắt đầu tham gia các FTA. Tuy nhiên, ban đầu mới chỉ tham gia FTA với tư cách là thành viên khối ASEAN.

Hơn nữa, giai đoạn này chủ yếu Việt Nam tham gia là các FTA thế hệ cũ, tập trung biện pháp ở biên giới, ít đi sâu vào quy định trong khuôn khổ chính sách quốc gia.

Không những thế, Việt Nam tham gia vào các FTA này đều ở góc độ bị động bởi tất cả quy định của ASEAN đều có sẵn, Việt Nam không được đàm phán bất kỳ quy định nào và lợi ích khi đó hầu như không có, bởi các đối tác trên đều là đối tượng cạnh tranh sát sườn.

Thế nhưng, với chủ trương đúng đắn của Đảng và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đến nay Việt Nam tham gia ở thế chủ động hơn trong việc lựa chọn đối tác.

Năm 2020 sẽ tiếp tục là một năm thành công của kinh tế Việt Nam
Năm 2019, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả bứt phá. Đây là nền tảng quan trọng để kinh tế Việt Nam tiếp tục có bước phát...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư