-
Các ngân hàng trung ương vẫn tích cực "ôm" vàng -
Nvidia trở thành công ty đại chúng đắt giá thứ hai tại Mỹ -
Giải Nobel Kinh tế 2024 vinh danh 3 nhà kinh tế học người Mỹ -
Tăng trưởng quý III/2024 của Singapore ước đạt 4,1% -
Tại sao OpenAI chọn Singapore làm trung tâm hoạt động toàn cầu? -
Dầu thô tăng giá do lo ngại xung đột Israel - Iran leo thang
Khách du lịch tham quan thủ đô La Habana, Cuba. Ảnh: AFP/TTXVN |
Cuba đang tìm cách thu hút đầu tư nước ngoài, đưa nền kinh tế của đảo quốc Caribe này hòa vào thị trường toàn cầu và nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nội địa, bất chấp ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và lệnh cấm vận kinh tế ngày càng khắc nghiệt của Mỹ.
Trước đó, như một bước tiến mới để thu hút giới kinh doanh, Cuba đã tung ra dịch vụ "một cửa" cho hoạt động ngoại thương, một nền tảng trực tuyến sẽ xúc tiến các quy trình xuất nhập khẩu cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Bộ trưởng Ngoại thương và Đầu tư Cuba (MINCEX) Rodrigo Malmierca cho biết, một khi dịch vụ “một cửa” gồm ba giai đoạn hoàn thành, các doanh nghiệp, các bộ phận giao nhận, vận tải và các nhà cung cấp hàng hóa nước ngoài có thể sẽ dễ dàng hơn trong việc đăng ký, cấp giấy phép cũng như thanh toán.
Ông Malmierca nhấn mạnh, sau khi cuộc khủng hoảng COVID-19 được khống chế thành công, Chính phủ Cuba sẽ thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế kéo dài. Ông nói thêm: "Chúng tôi sẽ không từ bỏ ý định thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội cũng như tin học hóa xã hội Cuba".
MINCEX cũng cho biết dịch vụ “một cửa” nói trên sẽ lược bớt các thủ tục kinh doanh mà không cần sửa đổi các quy định hiện hành, đồng thời cho hay việc đăng ký các thủ tục trực tuyến đang được thử nghiệm và sẽ đi vào hoạt động từ tháng 10/2020.
Dịch vụ “một cửa” được đưa ra giữa bối cảnh Chính phủ Cuba đang thực hiện các biện pháp để giúp phục hồi nền kinh tế đất nước, vốn bị ảnh hưởng nặng nề bởi các lệnh trừng phạt kinh tế từ Mỹ.
Theo số liệu chính thức, Cuba nhập khẩu máy móc, nhiên liệu, công nghệ và 60%-80% lượng thực phẩm mà nước này tiêu thụ. Các mặt hàng và dịch vụ xuất khẩu chính của Cuba là dịch vụ y tế, du lịch, sản phẩm dược sinh học, niken, rượu rum và xì gà.
Tháng 7/2020, quốc đảo này đã dỡ bỏ mức thuế 10% đối với việc sử dụng đồng USD, cũng như mở rộng danh sách mặt hàng được phép thanh toán bằng đơn vị tiền tệ này, trong nỗ lực ứng phó với cuộc khủng hoảng kinh tế do dịch COVID-19 và lệnh cấm vận hiện hành của Mỹ gây ra.
Trong khi đó, các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ của Cuba sẽ được phép xuất nhập khẩu các sản phẩm và dịch vụ thông qua 37 doanh nghiệp nhà nước. Cuba cũng đã đưa ra các ưu đãi để thu hút các nhà đầu tư tại Đặc khu Phát triển Mariel, nơi sẵn sàng đóng vai trò hàng đầu trong sự phát triển của Cuba với một khu thương mại tự do và một khu cảng thương mại lớn.
-
Giải Nobel Kinh tế 2024 vinh danh 3 nhà kinh tế học người Mỹ -
Thị trường việc làm nguội lạnh sẽ đốc thúc ECB hạ lãi suất nhanh hơn -
Tăng trưởng quý III/2024 của Singapore ước đạt 4,1% -
Lạm phát Eurozone giảm mạnh, ECB sẽ hạ lãi suất thêm hai lần trong năm 2024? -
Thái Lan liên tiếp đón các "đại bàng" đầu tư tỷ USD vào trung tâm dữ liệu -
Nền kinh tế Anh tăng trưởng trở lại cùng nỗi lo tài chính công -
AMD ra mắt chip AI mới, đối đầu với "át chủ bài" Blackwell của Nvidia
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 15/10 -
2 “Phơi sáng” những khối tài sản “tối” liên quan Trương Mỹ Lan - Bài 1: Phi vụ thâu tóm 1.800 ha đất và “ẵm” 15.000 tỷ đồng trái phiếu -
3 Dân than khổ vì doanh nghiệp siết chặt mua bán vàng -
4 Bình Dương giao đất không qua đấu giá, nguy cơ thất thoát hơn 220 tỷ đồng -
5 EVN lỗ nặng vì mua cao, bán thấp
- SeABank ủng hộ 30 tỷ đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát
- 100 doanh nghiệp tham gia hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận tại Đồng Nai
- Doanh nhân trẻ tạo dấu ấn trong sản xuất kinh doanh và hoạt động xã hội
- Nhật Bản: Điểm sáng cho nhân sự ngành ICT trong bối cảnh toàn cầu
- GELEX thăng hạng trong Top 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2024
- Lợi nhuận TCH tăng mạnh nhờ bàn giao gần 300 sản phẩm