Thứ Năm, Ngày 01 tháng 05 năm 2025,
Bước tiến trong đánh giá tác động môi trường
Hải Hà - 06/09/2014 07:17
 
() Việc đưa vào thực hiện Luật Bảo vệ môi trường 2014 từ ngày 1/1/2015 sẽ chấm dứt tình trạng xem nhẹ việc thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM) nhằm nhanh chóng “hợp thức hóa” dự án đầu tư.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Nhập tàu cũ: lợi nhuận triệu đô hay “bán rẻ” môi trường?
Tăng quyền tiếp cận thông tin môi trường của người dân
Không cấm nhập khẩu phế liệu, Việt Nam thành… bãi rác
Ngăn doanh nghiệp đầu độc xã hội

Bên cạnh đó, những bước tiến trong Luật Bảo vệ môi trường 2014 cũng được kỳ vọng giúp Việt Nam thu hút nhiều hơn vốn nước ngoài trong các dự án phát triển kinh tế - xã hội.

   
  Ô nhiễm môi trường đã trở thành vấn đề nóng  

Đánh giá về Luật Bảo vệ môi trường 2014, ông Trần Phương Đông, chuyên gia tư vấn môi trường cho rằng, Luật đã có nhiều bước tiến, có tính toàn diện hơn và không bỏ sót các dự án cần lập ĐTM.

Cụ thể, Luật quy định 3 nhóm dự án cần phải lập báo cáo ĐTM gồm: dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt chủ trương của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; dự án sử dụng đất của khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu di tích lịch sử - văn hóa, khu di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển, khu danh lam thắng cảnh được xếp hạng; dự án tác động xấu đến môi trường và xã hội.

Điều 18, Luật Bảo vệ môi trường nêu rõ, ĐTM phải thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị dự án. Theo GS.TS Nguyễn Khắc Kinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), 80% giá trị của ĐTM là để phục vụ việc lựa chọn địa điểm của dự án. Nếu làm ĐTM sau khi đã có quyết định địa điểm của dự án và chủ đầu tư đã bỏ ra nhiều tiền như quy định trước đó, thì quá muộn và sẽ rất khó để bác bỏ dự án.

Tuy nhiên, để quy định này đi vào thực chất, TS. Đông kiến nghị, việc nghiên cứu, đánh giá nhận dạng tác động môi trường cần được thực hiện trong giai đoạn thiết kế tổng thể và kết quả này sẽ làm cơ sở môi trường cho thiết kế chi tiết. Đầu ra của ĐTM phải có tính dự báo, có khả năng điều chỉnh dự án hướng tới các khu vực ít bị tác động, thân thiện với môi trường hoặc đưa dự án ra khỏi các khu vực nhạy cảm môi trường.

Trước một số ý kiến cho rằng, không nên phức tạp hóa ĐTM, gây khó khăn và tốn kém cho chủ đầu tư và các cơ quan quản lý, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, ông Lê Kế Sơn cho rằng, những quy định này tránh được tình trạng một số dự án khi xin chủ trương lập dự án và lập dự án tiền khả thi, nhưng sau khi thực hiện ĐTM thấy xuất hiện những bất lợi đối với môi trường, buộc phải điều chỉnh dự án hoặc thậm chí bị đình chỉ dự án, gây lãng phí cho chủ đầu tư và xã hội.

Dự án Thủy điện Trung Sơn được xây dựng trên sông Mã, huyện Quan Hóa, Thanh Hóa là một ví dụ điển hình cho việc chủ đầu tư cần cam kết và thực hiện nghiêm túc ĐTM một cách bài bản. Đây là dự án thủy điện đầu tiên được vay vốn từ Ngân hàng Thế giới (WB) với tổng vốn đầu tư 411,72 triệu USD, trong đó vốn vay WB là 330 triệu USD.

Tại dự án trên, chủ đầu tư phải chấp nhận thực hiện 8/10 chính sách an toàn mà WB bắt buộc phải áp dụng. Để có đủ điều kiện triển khai, quá trình nghiên cứu xây dựng dự án lên tới 4 năm. Không chỉ dừng lại ở báo cáo ĐTM và những báo cáo định kỳ hàng quý như Việt Nam đang thực hiện, chủ đầu tư còn phải lập kế hoạch quản lý môi trường tại hiện trường (SEMP) dự án.

Nội dung của SEMP tập trung vào thỏa thuận, nhiệm vụ và kế hoạch thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường đã cam kết trong hồ sơ dự thầu và hợp đồng. Trong đó, nội dung quan trọng nhất là xác định, đánh giá mọi nguy cơ và đề xuất các biện pháp giảm thiểu, đảm bảo tác động với môi trường tại các giới hạn cho phép theo yêu cầu của Bộ Tài nguyên và Môi trường và WB.

Là người giám sát thực hiện ĐTM tại Dự án Thủy điện Trung Sơn, ông Nguyễn Đức Tùng, Phó viện trưởng Viện Môi trường và Phát triển bền vững cho rằng, việc thực hiện một dự án phát triển kinh tế - xã hội thường có nhiều tác động tới môi trường trên phạm vi rộng và phức tạp. Vì vậy, quy định dành 30 ngày cho việc tư vấn cộng đồng ĐTM như hiện tại là quá ít, khiến việc tư vấn ĐTM trên thực tế mang tính hình thức.

“Thời gian thông thường cho tư vấn ĐTM là nhiều tháng, thậm chí hàng năm. Dự án Thủy điện Trung Sơn phải mất tới 2 năm”, ông Tùng nói.

Người dân có quyền đòi bồi thường thiệt hại môi trường

Người dân có quyền đòi bồi thường thiệt hại môi trường

() Người dân và các tổ chức dân sự, chính trị và xã hội phải có quyền đòi bồi thường và được bồi thường theo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi).

17 điều cấm trong Luật bảo vệ môi trường

17 điều cấm trong Luật bảo vệ môi trường

Khai thác trái phép rừng, kinh doanh động vật hoang dã, đổ chất thải chưa được xử lý ra môi trường…là những quy định trong tổng số 17 hành vi bị nghiêm cấm trong Luật bảo vệ môi trường.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư