
-
Bộ ba GGV Capital, Do Ventures, Nextrans tiếp tục rót 2,4 triệu USD vào Azota
-
Petrovietnam đã nộp ngân sách hơn 66.000 tỷ đồng
-
Nước tốt, Thuỷ điện Đồng Nai sản xuất 1,08 tỷ kWh trong 6 tháng
-
Đề xuất giảm 3 loại phí hàng hải cho đội tàu biển treo cờ Việt Nam
-
Kiên Giang phát triển vùng nguyên liệu lúa chất lượng cao -
6 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu xi măng, clinker giảm tốc
![]() |
Cả nước chỉ còn 22 doanh nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp hợp pháp. |
Bán hàng đa cấp xuất hiện tại Việt Nam từ đầu những năm 2000, khi gia nhập chính thức Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2006, một trong những điều khoản mà các nước yêu cầu Việt Nam phải thực hiện là việc chấp thuận hoạt động kinh doanh đa cấp, chính điều này đã tạo ra một làn gió mới thu hút nhiều người tham gia vào lĩnh vực bán hàng đa cấp.
Trong giai đoạn ban đầu, cùng với sự phát triển của các doanh nghiệp bán hàng đa cấp chân chính, nhiều loại hình đa cấp biến tướng cũng núp bóng và phát triển.
Nhiều vụ việc liên quan đến các doanh nghiệp đa cấp hoạt động trong giai đoạn từ trước 2016 đã gây thiệt hại cho hàng trăm nghìn người tham gia, số tiền lên đến hàng nghìn tỷ đồng.
Bộ Công Thương cho biết, quá trình quản lý hoạt động bán hàng đa cấp giai đoạn 2016 – 2020 đã liên tục "thạnh lọc" hơn một loạt doanh nghiệp làm ăn bát nháo, vi phạm quy định về hoạt động kinh doanh đa cấp.
So với con số 67 doanh nghiệp đầu năm 2016 thì đến thời điểm này, cả nước chỉ còn 22 doanh nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp đang hoạt động hợp pháp (giảm 67%).
Dù vậy, doanh thu từ việc bán hàng đa cấp lại tăng rất mạnh. Năm 2015, tổng doanh thu từ việc bán hàng đa cấp đạt 8.000 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 588 tỷ đồng. Tới năm 2020, tổng doanh thu từ việc bán hàng đa cấp đã tăng gấp đôi, lên hơn 15.300 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 1.837 tỷ đồng (tăng gấp 3 lần).
Theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng dùng, trong 5 năm qua, nhờ vào sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chức năng, cho nên thị trường đã thanh lọc bớt các doanh nghiệp đa cấp biến tướng.
Từ năm 2016 đến nay, Bộ Công Thương đã triển khai 65 đoàn thanh tra, kiểm tra (sau đó điều tra và xử lý theo quy định của Luật Cạnh tranh năm 2004), xử phạt số tiền hơn 14 tỷ đồng và thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp của 24 doanh nghiệp.
Tuy nhiên, hiện 22 doanh nghiệp kinh doanh đa cấp, đang bị kiểm soát chặt chẽ, thì các hình thức kinh doanh theo phương thức đa cấp không phép, biến tướng lợi dụng mô hình kinh doanh đa cấp để lừa đảo, trục lợi thông qua nhiều hình thức lại có xu hướng nở rộ, gây dư luận rất xấu và đòi hỏi sự tham gia của nhiều cơ quan quản lý liên quan để xử lý vấn đề này.
Bộ xác định, công tác quản lý hoạt động bán hàng đa cấp trong giai đoạn năm 2021 – 2025 tới gặp một số những khó khăn và thử thách mới, cụ thể:
Việc xử lý đối với các cá nhân, tổ chức kinh doanh theo phương thức đa cấp không phép vẫn chưa đủ mạnh nên các tổ chức/cá nhân vẫn tìm cách lách luật và bất chấp quy định pháp luật để kiếm lời bất chính.
Hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp trái phép hoặc không có phép đã lôi kéo, dụ dỗ một bộ phận không nhỏ người dân tham gia. Các đối tượng không phép này có phương thức hoạt động tinh vi, phức tạp, lợi dụng môi trường mạng và hình thức thương mại điện tử để kêu gọi người tham gia dưới các danh nghĩa như kinh doanh 4.0, công nghệ số, nền tảng số…
Việc theo dõi, thu thập thông tin, tài liệu để xử lý các đối tượng này rất khó khăn. Trong khi các đối tượng này hoạt động không phép nên không được quản lý theo các quy định pháp luật chuyên ngành hiện nay.
Bộ Công Thương đang tiếp tục đẩy mạnh, triển khai các biện pháp quản lý để nâng cao hiệu quả công tác quản lý bán hàng đa cấp trong giai đoạn năm 2021 – 2025.
Cụ thể, tiếp tục rà soát và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp phù hợp với yêu cầu thực tế và sự phát triển của ngành, đồng thời xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về bán hàng đa cấp đặc biệt là hành vi kinh doanh theo phương thức đa cấp trái phép.
Ứng dụng công nghệ thông tin mãnh mẽ và triệt để trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp...
Ban hành Đề án đóng vai trò định hướng và xây dựng mục tiêu tổng thể cho các hoạt động của công tác quản lý bán hàng đa cấp tại Việt Nam trong giai đoạn từ 2021 – 2025.
Trên cơ sở đó, từng địa phương cũng đã ban hành Đề án ở cấp địa phương để thực hiện các biện pháp hỗ trợ thực thi pháp luật bán hàng đa cấp trên phạm vi địa bàn, đặc biệt là biện pháp tuyên truyền, phát hiện và xử lý các trường hợp kinh doanh đa cấp không phép tại địa phương.

-
Nước tốt, Thuỷ điện Đồng Nai sản xuất 1,08 tỷ kWh trong 6 tháng -
Đề xuất giảm 3 loại phí hàng hải cho đội tàu biển treo cờ Việt Nam -
Kiên Giang phát triển vùng nguyên liệu lúa chất lượng cao -
Nhà thầu xây dựng "kiệt sức" với các gói thầu cao tốc Bắc - Nam vì bão giá -
6 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu xi măng, clinker giảm tốc -
Kiến nghị giảm phí sử dụng đường bộ cho đơn vị kinh doanh vận tải thêm 3 tháng -
Quan tâm phát triển trí tuệ Việt, Shark Liên đầu tư cho startup Bunny Boo
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 6/7
-
2 Quảng Ninh: Cảnh báo lừa đảo, dọa người dân "đang bán thuốc Covid-19 giả"
-
3 Bộ Tài chính lên tiếng về lý do hủy và việc hoàn tiền trái phiếu Tân Hoàng Minh
-
4 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về vốn đối ứng cho cao tốc Bến Lức - Long Thành
-
5 Cơ hội với nhóm cổ phiếu “vàng đen”
-
“Cơ hội vàng” với xuất khẩu online cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam
-
"Sinh Con, Sinh Cha" chia sẻ về sức khỏe, hành vi, trí tuệ của trẻ tại TP.HCM
-
Lễ hội bóng đá biển Huda hứa hẹn bùng nổ hè 2022
-
Tạp chí Kinh tế và Tiêu dùng: Lạm phát giá - Đủ cách tồn tại trong bão giá
-
Tương lai không gian sống Việt Nam – hài hòa giữa quá khứ và tương lai
-
Công bố danh sách Top 10 Công ty Công nghệ Uy tín năm 2022