
-
Thẩm tra cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân
-
Thứ trưởng Bộ Tài chính dẫn đầu đoàn doanh nghiệp Việt Nam dự Hội nghị Thượng đỉnh Đầu tư tại Hoa Kỳ
-
Quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Belarus
-
Sẽ tiếp tục rút ngắn quy trình, thủ tục để tạo thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài
-
Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra sắp thăm chính thức Việt Nam -
Sửa Luật, giảm thời gian thực hiện một số bước trong quy trình bầu cử
![]() |
Tiếp tục tuyên truyền tới người dân nâng cao nhận thức của người dân trong công tác phòng chống dịch. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN) |
Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 sáng 22/4, các ý kiến nhận định Việt Nam đang kiểm soát tốt dịch nhờ có sự lãnh đạo đúng đắn, việc thực thi hiệu quả và nhất là tuyên truyền tốt, nên cả hệ thống xã hội đồng lòng và cùng vào cuộc.
Khi tình hình có diễn biến xấu, nhanh, công tác thông tin được làm tốt nên về cơ bản, toàn xã hội và bộ máy chính quyền không bị động hay hoảng loạn. Hiện nay, tình hình đã tốt hơn nhưng không được phép chủ quan. Đã có nhiều bài học trên thế giới chỉ ra điều này. Vì vậy, các biện pháp nới lỏng phải được thực hiện trên cơ sở khoa học về phòng, chống dịch và khoa học xã hội.
Đặc biệt, Ban Chỉ đạo đã giao các nhóm chuyên gia khác nhau tìm hiểu và trao đổi, tham khảo địa phương để nắm sát tình hình từng địa bàn và tăng cường trách nhiệm của từng địa phương.
Điều đáng mừng là tuần qua, khi Ban Chỉ đạo đã thống nhất, đưa ra các nhóm tiêu chí chủ quan, khách quan để đánh giá tình hình tại địa phương. Kết quả cho thấy tất cả các địa phương đều dựa vào đó để đánh giá, các yếu tố chủ quan đã được chú ý, tăng cường nhiều hơn ở các tỉnh.
Sau khi thực hiện quyết định và tham khảo các địa phương, Ban Chỉ đạo đã đề xuất và được Thủ tướng đồng ý đưa 12 tỉnh vào nhóm nguy cơ cao; 15 tỉnh thuộc nhóm có nguy cơ và các tỉnh còn lại là nhóm nguy cơ thấp.
Sau 1 tuần, các tỉnh đã tập trung thực hiện và từng khâu đều được chú ý. Qua trao đổi với các địa phương và đánh giá qua hệ thống, có 11 tỉnh thuộc nhóm có nguy cơ cao và nhóm có nguy cơ tự đánh giá không còn ở mức nguy cơ đó nữa. Cụ thể, có 11/12 tỉnh đánh giá địa phương vẫn còn nguy cơ cao; 8/15 tỉnh thuộc đánh giá không thuộc nhóm nguy cơ.
Các ý kiến cho rằng việc tự đánh giá của các tỉnh là hết sức thận trọng nhưng bộ phận chuyên môn của Ban Chỉ đạo đánh giá chỉ có Hà Nội vẫn ở mức nguy cơ cao. Ba tỉnh, thành phố là Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Giang, Bắc Ninh được đánh giá có nguy cơ.
Đối với Thành phố Hồ Chí Minh, mặc dù ca bệnh được phát hiện gần đây nhất đã 25 ngày nhưng vì yếu tố đô thị lớn nên vẫn đánh giá ở mức nguy cơ, cần tiếp tục chú trọng. Đối với Bắc Ninh, ca bệnh mới nhất được phát hiện là 11/4, chưa qua 14 ngày nên vẫn tiếp tục phải theo dõi, giám sát. Tại Hà Giang, dù ca mới nhất đã qua 14 ngày nhưng nguy cơ dịch tễ vẫn cao. Các tỉnh còn lại được đánh giá nguy cơ thấp. Ban Chỉ đạo ghi nhận ý kiến của bộ phận chuyên môn và thống nhất trình Thủ tướng Chính phủ theo nội dung trên.
Bên cạnh đó, Ban Chỉ đạo cũng đề nghị Thủ tướng Chính phủ tiếp tục áp dụng Chỉ thị 16/CT-TTg thêm 1 tuần nữa (đến hết 30/4/2020) đối với Hà Nội nhưng cho phép chính quyền Hà Nội căn cứ vào tình hình thực tiễn có biện pháp nới lỏng hơn so với chỉ thị; được quyết định theo thẩm quyền việc mở các cửa hàng kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không thiết yếu các loại hình kinh doanh đường phố nhưng phải bảo đảm phòng, chống dịch.
Ngoài ra, Ban Chỉ đạo cũng đề nghị Thủ tướng yêu cầu các địa phương có cửa khẩu, khu công nghiệp lớn, có nhiều lao động tự do ở các thành phố lớn… cần hết sức chú trọng công tác phòng chống dịch cho các nhóm đối tượng này.
Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố tập trung công tác phòng chống dịch cho nhóm nguy cơ gồm công nhân ở các khu lao động đặc biệt ở các khu nhà trọ; người lao động tự do; người yếu thế; học sinh, sinh viên; tăng cường chỉ đạo phòng lây nhiễm tại các cơ sở y tế; đẩy mạnh việc lấy mẫu những bệnh nhân có các triệu chứng cảm cúm; người lao động tự do; người yếu thế; công nhân ở các khu nhà trọ làm xét nghiệm và yêu cầu thực hiện các biện pháp phòng chống dịch ở khu vực này./.

-
Tập trung 10 nhiệm vụ trọng tâm để hoàn thành cao nhất mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
-
Giải thể Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật
-
Thẩm tra cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân
-
Thái Bình cần xác định rõ được lợi thế so sánh và cơ hội nổi trội của mình
-
Thứ trưởng Bộ Tài chính dẫn đầu đoàn doanh nghiệp Việt Nam dự Hội nghị Thượng đỉnh Đầu tư tại Hoa Kỳ -
Quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Belarus -
Sẽ tiếp tục rút ngắn quy trình, thủ tục để tạo thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài -
Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra sắp thăm chính thức Việt Nam -
Sửa Luật, giảm thời gian thực hiện một số bước trong quy trình bầu cử -
Thống nhất mức thuế suất ưu đãi 10% đối với tất cả các loại hình báo chí -
Rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội và Hội đồng nhân dân để kịp thời kiện toàn nhân sự cấp cao
-
Nhà xưởng xây sẵn cho thuê Spectrum Nghệ An của Soilbuild International đã sẵn sàng bàn giao
-
Kinh Bắc khởi công Khu công nghiệp Tràng Duệ 3, tổng mức đầu tư hơn 8.000 tỷ đồng
-
Lần đầu tiên có thương hiệu sữa toàn cầu do doanh nghiệp Việt đồng sáng lập tại Úc
-
Hội nghị Đầu tư ESG Việt Nam 2025: Thúc đẩy phát triển bền vững giữa biến động toàn cầu
-
Nuôi vịt kiểu "resort" độc đáo: Thư giãn mỗi ngày, trứng sạch mỗi sáng
-
Panasonic bàn giao Trung tâm giải pháp HVAC cho Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM