
-
HanoiPrintPack 2025: Đòn bẩy phát triển xanh cho ngành in ấn và bao bì Việt Nam
-
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cam kết cung ứng đầy đủ sách giáo khoa điều chỉnh, cập nhật sau sáp nhập
-
Quảng Ninh: Không gian và động lực mới để phát triển
-
Thêm 5 nhóm đối tượng bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 1/7/2025
-
Thêm 4 nhóm đối tượng được nhà nước cấp bảo hiểm y tế miễn phí từ ngày 1/7/2025 -
Ninh Bình ra quân Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp 2025
Đây là ý kiến của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn tại cuộc họp Hội đồng thẩm định quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021-2023, tầm nhìn đến năm 2050.
Hai quy hoạch quan trọng của ngành giáo dục thời kỳ 2021-2030
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh: Ngành giáo dục có 2 quy hoạch đang được xây dựng là quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học, sư phạm và quy hoạch hệ thống trường chuyên biệt.
Đây là 2 quy hoạch có ý nghĩa quan trọng, tác động lớn, sâu sắc và toàn diện, tái định hình, định hướng cho phát triển hệ thống giáo dục đại học và hệ thống giáo dục chuyên biệt.
Đối với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021-2023, tầm nhìn đến năm 2050, Bộ trưởng cho biết, đây không phải quy hoạch đầu tiên và ở từng thời điểm cụ thể quy hoạch mạng lưới là căn cứ phát triển hệ thống giáo dục đại học, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục đạt trình độ tiên tiến khu vực vào năm 2030, trình độ tiên tiến của thế giới vào năm 2045.
![]() |
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh: Ngành giáo dục có 2 quy hoạch đang được xây dựng là quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học, sư phạm và quy hoạch hệ thống trường chuyên biệt. (Ảnh: Xuân Phú) |
Nhấn mạnh xây dựng quy hoạch đã khó, thẩm định cũng khó, Bộ trưởng mong muốn thành viên Hội đồng thẩm định đánh giá khách quan, trao đổi chia sẻ ý kiến từ các góc nhìn khác nhau, hướng đến hoàn thiện để sớm trình Thủ tướng xem xét ban hành trong thời gian sớm nhất.
Trong đó, theo Bộ trưởng, mỗi quy hoạch có tính đặc thù riêng, việc xây dựng quy hoạch dựa trên sắp xếp không gian và chỉ số phát triển, tuy nhiên do đặc thù của giáo dục nên việc sắp xếp không gian chỉ là một trong những yếu tố, đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi số có nhiều thay đổi, do đó cần có góc nhìn ở thời kỳ chuyển đổi số để không cứng nhắc, dung hoà được các yếu tố.
Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được xây dựng theo quan điểm quy hoạch, sắp xếp, nhấn mạnh gắn với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng kinh tế, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động và nhu cầu của người học - ở đâu có việc làm và sẽ có nhiều việc làm, về lĩnh vực nào thì quy hoạch phát triển đại học, lĩnh vực đào tạo ở đó. Riêng các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, quan điểm là "mở rộng, di dời" chứ không chỉ "di dời".
Dự báo nhân lực là yếu tố quan trọng
Tại phiên họp, ông Nguyễn Anh Dũng, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) báo cáo một số nội dung quan trọng trong dự thảo Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Trong đó, nhấn mạnh đến năm 2030, tổng quy mô đào tạo đạt 260 sinh viên/1 vạn dân. Tỷ lệ học đại học trên số người trong độ tuổi 18 - 22 (GER) đạt 33%. Tỷ trọng quy mô đào tạo thạc sĩ đạt 7,2%, tiến sĩ đạt 0,8%, STEM đạt 35%.
Đến năm 2030, mở rộng không gian phát triển và nâng cao năng lực cho các cơ sở giáo dục đại học, bảo đảm 100% cơ sở giáo dục đại học đạt chuẩn; dự kiến mạng lưới có từ 240 đến 248 cơ sở giáo dục đại học.
Các ý kiến tập trung trao đổi một số mục tiêu cụ thể về cơ cấu và trình độ đào tạo, tỷ trọng các ngành đào tạo STEM; số lượng cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu, cơ cấu công/tư, trung ương/địa phương, phương án sắp xếp cơ sở giáo dục đại học; quy hoạch phát triển các đại học quốc gia, đại học vùng…
![]() |
TS. Lê Viết Khuyến, Phó chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam trao đổi tại phiên họp. (Ảnh: Xuân Phú) |
Ghi nhận các ý kiến, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn cho biết, sẽ chỉ đạo Ban soạn thảo tiếp tục hoàn thiện quy hoạch. Thứ trưởng nhấn mạnh, đây là quy hoạch khó, có tác động rộng. Do đó, nhiệm vụ xây dựng quy hoạch là đáp ứng yêu cầu quy định của luật, nghị định và yêu cầu thực tiễn.
Theo Thứ trưởng, làm quy hoạch phải có dự báo nhân lực. Tuy nhiên, biến động phát triển kinh tế - xã hội, khoa học và công nghệ rất lớn nên những lĩnh vực có thể dự báo được thì mới dự báo, nếu không có thể tác dụng ngược.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, Ban soạn thảo nhận được đa chiều ý kiến góp ý; tuy nhiên các ý kiến đều thống nhất đánh giá quy hoạch được thực hiện công phu, khoa học, xuất phát từ các phân tích thực tiễn, có tính bao quát. Một số ý kiến lưu ý ban soạn thảo tính toán các giải pháp mang tính đột phá để thực hiện mục tiêu.
![]() |
Ông Nguyễn Anh Dũng, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học báo cáo tại phiên họp. (Ảnh: Xuân Phú) |
Mục tiêu đến năm 2030, tổng quy mô đào tạo đạt 260 sinh viên/1 vạn dân. Trao đổi về số liệu này, Thứ trưởng nhận định, đây là thách thức, song đã được đặt ra trong quy hoạch tổng thể quốc gia và Quốc hội đã có nghị quyết. Do đó mục tiêu này cơ bản khả thi và không xa vời. “Một số mục tiêu chi tiết, chúng tôi sẽ nghiên cứu để xem xét, điều chỉnh cho phù hợp”, Thứ trưởng nói.
Theo dự thảo Quy hoạch, năm 2030, không còn đào tạo giáo viên tại các trường cao đẳng sư phạm, cao đẳng đa ngành. Đồng thời, sáp nhập vào một trường đại học sư phạm hoặc một cơ sở giáo dục đại học có trường, khoa sư phạm hoặc khoa học cơ bản. Ngoài ra, dự kiến sẽ sáp nhập vào một cơ sở giáo dục đại học tại địa phương; hợp nhất với một số cơ sở giáo dục khác tại địa phương.
-
Giai đoạn 2026 - 2035: Xây dựng nông thôn mới hiện đại, toàn diện, bền vững
-
HanoiPrintPack 2025: Đòn bẩy phát triển xanh cho ngành in ấn và bao bì Việt Nam
-
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cam kết cung ứng đầy đủ sách giáo khoa điều chỉnh, cập nhật sau sáp nhập
-
GS.TS Lê Ngọc Thành: Người biến 1% hy vọng thành sự sống nhiệm màu
-
Quảng Ninh: Không gian và động lực mới để phát triển -
Thêm 5 nhóm đối tượng bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 1/7/2025 -
Ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp tại tỉnh Gia Lai diễn ra thông suốt -
Thêm 4 nhóm đối tượng được nhà nước cấp bảo hiểm y tế miễn phí từ ngày 1/7/2025 -
Ninh Bình ra quân Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp 2025 -
Bộ Giáo dục và Đào tạo lên tiếng về đề thi tốt nghiệp THPT 2025 -
Hà Nội vận hành suôn sẻ mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trong ngày đầu
-
FPT hợp tác chiến lược với công ty do Standard Chartered đầu tư, thúc đẩy đổi mới ngân hàng số
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn