
-
Công nhận 9 thành viên của Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Huế
-
Bà Võ Thị Minh Sinh giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Nghệ An
-
HĐND tỉnh An Giang kiện toàn tổ chức, nhân sự sau hợp nhất
-
Chậm ban hành quy định thí điểm mô hình TOD sẽ lãng phí và thất thoát tài sản công
-
Thông tin địa bàn quản lý của 20 Chi cục Hải quan khu vực từ ngày 1/7/2025 -
Tỉnh Bắc Ninh bổ nhiệm 20 lãnh đạo sở, ban, ngành sau sáp nhập
![]() |
Lạm phát bao nhiêu là hợp lý?
Khuyến nghị quan trọng nhất thời điểm này vẫn là kiểm soát lạm phát. Ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Nghiên cứu tổng hợp, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) nhấn mạnh khi chia sẻ Báo cáo kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2022 do CIEM thực hiện, với sự hỗ trợ của Chương trình Australia hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam (Aus4Reform).
Theo nhóm nghiên cứu, dù lạm phát cơ bản vẫn ổn định ở mức tương đối thấp, 2,44% trong 6 tháng đầu năm, nhưng áp lực điều hành lạm phát dự báo gia tăng trong các tháng cuối năm. Vì vậy, ở cả 2 kịch bản cập nhật triển vọng kinh tế 2022 mà CIEM vừa công bố, lạm phát bình quân được dự báo ở mức 4% (với kịch bản tăng trưởng GDP là 6,7%) và 3,7% (với kịch bản tăng trưởng GDP đạt 6,9%).
“Xung đột Nga - Ukraine còn phức tạp, xu hướng USD lên giá so với nhiều đồng tiền và gián đoạn chuỗi cung ứng hiện hữu là nguyên nhân từ bên ngoài. Nhưng ở trong nước, tác động tăng giá xăng dầu sẽ phản ánh rõ nét hơn vào giá các hàng hóa khác, điều chưa ghi nhận hết trong 6 tháng đầu năm”, ông Dương lý giải.
Đây không phải là thông tin mới. Với độ mở lớn của nền kinh tế Việt Nam, thì khi thế giới bất trắc, bất ổn, bất định, kinh tế Việt Nam cũng chịu tác động nặng nề. Song, điều PGS-TS. Bùi Quang Tuấn, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam lưu ý là bối cảnh này đẩy thách thức bên trong nền kinh tế phức tạp hơn và khả năng giữ được mức lạm phát bình quân cả năm 4% là vô cùng khó.
“Suy thoái kinh tế kỹ thuật (với tiêu chí suy giảm GDP trong 2 quý liên tiếp) ở một số nền kinh tế trên thế giới đã xuất hiện. Lạm phát cộng với suy thoái sẽ ảnh hưởng đến kênh xuất khẩu của Việt Nam. Khi làm việc với doanh nghiệp về việc này, chúng tôi nhận thấy, bắt đầu có tình trạng đơn hàng bị hủy”, ông Tuấn thông tin.
TS. Lê Duy Bình, Giám đốc Economica Việt Nam nhắc đến “lộ trình quen thuộc” của tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. “Nhìn vào số liệu giải ngân vốn đầu tư công 3 năm qua, khả năng năm 2022, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công khoảng 95-96%. Như vậy, sẽ có 14-15 tỷ USD trong kế hoạch 20,5 tỷ USD vốn đầu tư công được đưa ra thị trường vào cuối năm, vì 6 tháng đầu năm mới giải ngân được gần 28%. Thêm nữa, tốc độ thực hiện các gói hỗ trợ phục hồi kinh tế sẽ tăng lên. Áp lực tới cung tiền, lạm phát tiếp tục gia tăng”, ông Bình nhấn mạnh.
Đây là lý do mà PGS-TS. Bùi Quang Tuấn cho rằng, không nên cứng nhắc coi nhiệm vụ kiểm soát lạm phát quanh mức 4% là ưu tiên vào lúc này. “Điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ cần theo dõi chặt chẽ, linh hoạt, nhưng phải nhìn nhận thực tế là dư địa can thiệp không còn nhiều, nhất là khi bối cảnh kinh tế thế giới rất phức tạp. Theo tôi, ưu tiên thời điểm này là khôi phục tăng trưởng, nên chỉ tiêu lạm phát có thể nới ở mức phù hợp, dưới 5%, để có dư địa thực hiện các giải pháp phục hồi kinh tế ngay năm nay”, TS. Tuấn thẳng thắn.
![]() |
Trụ cột cải cách cần được thực thi ngay
Thừa nhận áp lực tới lạm phát rất lớn, nhưng ông Nguyễn Anh Dương cho rằng, kiểm soát lạm phát ở mức dưới 4% không phải là không thể. “Một điều kiện bắt buộc là phải song hành với cải cách môi trường kinh doanh mạnh mẽ. Rất buồn là khi nói đến Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội năm 2022-2023, nhiều người chỉ quan tâm đến giải pháp tài khóa, tiền tệ…, mà quên đi trụ cột thứ 5 của Chương trình là cải cách thể chế, cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh”, ông Dương chia sẻ quan điểm.
Cần phải nhắc lại, đây là điều giới chuyên gia kinh tế vẫn luôn nhắc tới trong 10 năm qua, với bài học ứng xử với lạm phát và hệ lụy của khủng hoảng tài chính toàn cầu giai đoạn 2008-2009. Đó là nếu chỉ thực hiện các biện pháp điều hành tổng cầu, tức là nới lỏng hay thắt chặt tài khóa - tiền tệ, thì khó có thể phát huy bền vững đối với ổn định kinh tế vĩ mô, tạo nền tảng cho tăng trưởng kinh tế.
Trong phần giới thiệu về Báo cáo kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm của CIEM, Viện trưởng CIEM Trần Thị Hồng Minh nhắc lại kiến nghị đẩy mạnh cải cách ngay cả trong bối cảnh thực hiện phục hồi kinh tế, để giảm bớt áp lực với lạm phát và tạo không gian mới cho doanh nghiệp phát triển. Những kiến nghị này đã được tiếp thu khi xây dựng Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội, với một nhóm giải pháp thứ 5.
Tuy nhiên, thời điểm này, điều hành tổng cầu cần đi kèm với cải cách về phía cung vẫn là một khuyến nghị quan trọng của CIEM. Không thể chờ đợi phục hồi rồi mới cải cách, mà cần thực hiện ngay trong quá trình phục hồi.
“Bối cảnh 6 tháng cuối năm và cả năm 2023 sẽ đặt Việt Nam trước những yêu cầu cải cách và điều hành mới. Trong bối cảnh này, việc duy trì công thức từ những năm trước đó - duy trì ổn định kinh tế vĩ mô để tạo điều kiện cho cải cách thể chế kinh tế mạnh theo hướng thị trường hiện đại càng có ý nghĩa quan trọng”, bà Minh khuyến nghị.
TS. Lê Xuân Bá, chuyên gia kinh tế nói rõ hơn yêu cầu cải cách thể chế, cải cách môi trường kinh doanh, đó là thay đổi, thậm chí bắt đầu các việc chưa từng làm, chứ không chỉ làm những gì đã làm nhiều hơn, nhanh hơn. “Vì vậy, đột phá thể chế cần sự tính toán cẩn trọng, song quan trọng nhất là dám làm. Thứ hai là mục tiêu giải quyết khó khăn trước mắt rất cần, nhưng cần cả lâu dài, hợp xu thế phát triển”, TS. Bá nói.

-
Thông tin địa bàn quản lý của 20 Chi cục Hải quan khu vực từ ngày 1/7/2025 -
Tỉnh Bắc Ninh bổ nhiệm 20 lãnh đạo sở, ban, ngành sau sáp nhập -
Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc nêu 3 đề xuất để thúc đẩy tài chính cho phát triển -
Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng -
Việt Nam sẵn sàng chung tay, chung sức cùng các đối tác phát triển -
HĐND TP. Hải Phòng kiện toàn bộ máy chính quyền, thông qua một số nghị quyết quan trọng -
Ninh Bình: Kiện toàn tổ chức, bổ nhiệm cán bộ sau sáp nhập
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu