
-
EVNNPT phấn đấu hoàn thành 800 sáng kiến giai đoạn 2025-2028
-
Từ ngày 5/5, Bộ Công thương là đầu mối cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
-
Tạo thuận lợi cho kinh tế tư nhân tiếp cận các nguồn lực vốn, đất đai, nhân lực
-
Công bố báo cáo Chỉ số Nhà quản trị mua hàng tháng 4/2025 -
Bộ Công thương sẽ kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh xăng dầu
![]() |
Bộ Công thương phối hợp chặt với ngành Hải quan, tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp nhập khẩu các mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành. |
Bộ Công thương vừa có báo cáo gửi Quốc hội về tình hình và kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về chất vấn, các vấn đề đã hứa tại Kỳ họp trước thuộc lĩnh vực Công thương.
Trong đó, liên quan đến tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa thông qua cải cách thủ tục hành chính, Bộ này khẳng định, công tác cải cách hành chính hoạt động kiểm tra chuyên ngành được Bộ Công thương đẩy mạnh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
Năm 2025, Bộ tiếp tục phối hợp chặt với cơ quan Hải quan giải quyết nhanh chóng và tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp nhập khẩu các mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành.
Hiện, các phòng thử nghiệm được chỉ định đã tiến hành thử nghiệm với thời gian nhanh nhất để các doanh nghiệp có kết quả sớm thực hiện thông quan lô hàng, theo đó, Giấy xác nhận đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu (tiền chất thuốc nổ và vật liệu nổ công nghiệp) được cấp trong 1 ngày làm việc.
Đối với công tác cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O ưu đãi), tạo thuận lợi hỗ trợ cho doanh nghiệp tận dụng FTA hiệu quả, thời gian qua, Bộ Công thương đã rà soát, điều chỉnh phù hợp quy trình cấp C/O ưu nhằm cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho doanh nghiệp xuất khẩu khi làm tục đề nghị cấp C/O.
Theo đó, từ đầu năm 2024, Việt Nam đã thực hiện cấp C/O điện tử cho doanh nghiệp, bao gồm các mẫu C/O: AANZ, AJ, E, AHK, RCEP, CPTPP, VJ, VC, VN-CU và S. Đối với mẫu C/O mẫu D và C/O mẫu, VK (sang Hàn Quốc), Việt Nam đã thực hiện truyền dữ liệu C/O điện tử.
Cùng đó, Bộ Công thương thường xuyên tổ chức hội nghị với các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp xuất khẩu để giải đáp khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp cũng như hướng dẫn quy định về chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Để xuất khẩu hàng hóa cán đích mục tiêu tăng trưởng 12% trong năm nay, công tác hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tận dụng các FTA cũng được Bộ Công thương đặc biệt chú trọng.
Thông qua hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, nhiều doanh nghiệp Việt đã được hỗ trợ để mở rộng thị trường xuất khẩu sang Mỹ, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản.., vốn yêu cầu cao về tiêu chuẩn hàng hóa nhưng sức mua lớn và tiềm năng tăng trưởng ổn định.
Bộ đã rà soát, nghiên cứu, tham mưu cho Chính phủ thúc đẩy đàm phán, ký kết thêm các FTA song phương và đa phương mới, trong đó có đối tác tiềm năng thuộc Khối thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur), Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC)
"Việc đa dạng hóa này nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc vào một số thị trường truyền thống, tăng cường tính chống chịu của hoạt động xuất khẩu trong bối cảnh rủi ro thương mại toàn cầu gia tăng", Bộ Công thương cho biết thêm.
-
Cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho xuất nhập khẩu hàng hóa -
Công bố báo cáo Chỉ số Nhà quản trị mua hàng tháng 4/2025 -
Bộ Công thương sẽ kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh xăng dầu -
Doanh nhân Việt: Nửa thế kỷ viết nên khát vọng -
Quý I/2025, doanh thu và lợi nhuận hợp nhất tăng cao, Vietjet tiếp tục mở rộng mạng bay quốc tế -
Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân: Mục tiêu có 2 triệu doanh nghiệp vào năm 2030 -
TKV điều hành linh hoạt, doanh thu tháng 4 đạt trên 16.100 tỷ đồng
-
FPT thâu tóm công ty công nghệ Đức, thúc đẩy chuyển đổi số ngành năng lượng
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Vì sao phân khu tài chính của Economy City hút giới doanh nhân, đầu tư
-
Ngân hàng số SeAMobile được xếp hạng 5 sao tại Giải thưởng Sao Khuê 2025
-
Vinhomes và CapitaLand Development hợp tác chiến lược toàn diện trong lĩnh vực bất động sản
-
VietinBank - Chuyển đổi số để vươn mình trong kỷ nguyên mới