Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Chủ Nhật, Ngày 22 tháng 12 năm 2024,
Theo thông tin từ ông Phạm Ngọc Lâm, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đức Khải (chuyên lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ xuất nhập khẩu, bất động sản): "45 chiếc tàu đầu tiên (trong số 100 chiếc) được mua từ các nước phát triển, kỹ thuật cao ngành đóng tàu có công suất từ 500 đến 1.500 mã lực sẽ về đến Việt Nam vào 30/8 tới". Số tàu còn lại cũng lần lượt được mua và đồng loạt đăng kiểm, để đầu nằm 2015 tiến ra ngư trường Hoàng Sa đánh bắt thủy, hải sản.           Việc Công ty cổ phần Đức Khải đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng trang bị tàu "khủng", máy bay trực thăng, ụ nổi... với hàng ngàn lao động ra vùng biển Hoàng Sa cùng ngư dân đánh bắt cá đã khiến dư luận phấn khởi, ủng hộ... Ngoài việc tạo việc làm cho ngư dân có thu nhập ổn định, còn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế biển, kinh tế đất nước và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.           Những chiếc tàu này có thể chạy với tốc độ 22 hải lý/h và trang bị đầy đủ thiết bị hoạt động sản xuất cũng như sẵn sàng đối phó trước sự hung hăng của các tàu Trung Quốc.           Đối với các tàu đánh bắt, khai thác thủy, hải sản cũng như các tàu phục vụ hậu cần đều được trang bị đầy đủ thiết bị công nghệ hiện đại, có định vị, máy tầm ngư, hệ thống thông tin liên lạc và kiểm tra kiểm soát bằng internet...           Với chất liệu được làm bằng nhôm, composite, sợi thủy tinh, sắt thép... là vật liệu nhẹ, không rỉ nhưng vẫn đảm bảo độ cứng có thể sử dụng được từ 40 đến 50 năm. Đây là những con tàu vừa tiết kiệm nhiên liệu nhưng vẫn đảm bảo các chức năng sử dụng chuyên dụng.           Đại diện Công ty cổ phần Đức Khai trong chuyến công tác sang các nước Nhật, Hàn Quốc, Úc để khảo sát, hợp đồng mua tàu và đều nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước trước ý chí vừa hoạt động kinh tế vừa mang ý nghĩa bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam.           Trong thời gian đầu, một số ngư dân các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc có nhiều kinh nghiệm trong việc đánh bắt khai thác thủy, hải sản sẽ làm chuyên gia hướng dẫn, hỗ trợ kỹ năng, kỹ thuật và kinh nghiệm trong việc đánh bắt, khai thác thủy, hải sản.           Ngư dân khi được tuyển dụng sẽ thông qua khóa đào tạo ngắn hạn; đối với ngư dân là thuyền viên sẽ được học về kỹ năng, kỹ thuật sử dụng công cụ máy móc thiết bị khai thác đánh bắt thủy, hải sản theo công nghệ Hàn Quốc, Nhật Bản...           Chuyện chưa kể ở Trường Sa… () Ngồi cạnh bờ kè Trường Sa Lớn đau đầu nghĩ mãi không ra đề tài. Nháy máy hỏi thăm cậu bạn bên truyền hình đang trên tàu giữa Hoàng Sa. Gã cười khà khà bảo: “Làm báo chả bao giờ sướng thế ông ạ! Địa bàn tác nghiệp dăm bảy chục mét. Cơm nước xong vác máy ra boong, thế mà ngày nào cũng có tin, bài gửi về nhà…!”. Kỳ 4: Câu cá đêm ở Trường Sa () Trải nghiệm về chuyến hải trình ra với Trường Sa và nhà giàn DK1 lần này với tôi, không chỉ là những xúc cảm chủ quyền thiêng liêng, mà còn là cả những phút giây tận hưởng sự giàu đẹp của biển đảo quê hương, như chuyện theo các anh lính hải quân buông câu giữa biển…  Kỳ 3: Giữa biển Đông, học Bác thế trận lòng dân () Chiến tranh nhân dân là một “đặc sản” suốt chiều dài lịch sử giữ nước, người Việt đã cho nhiều “vị khách không mời” nếm trải. Kỳ 2: Chim Sơn Ca vẫn hát () Đã gần 4 tháng nay, Trường Sa không mưa. Lồng ngực lính đảo cồn cào cơn khát. Ở Trường Sa những ngày này, chỉ có hai nơi đầy nước ngọt là bể nước dự trữ phục vụ sẵn sàng chiến đấu và téc nước dành cho ngư dân… Không ở đâu, tình quân dân được thể hiện rõ ràng như ở đây và cũng từ những giọt nước ngọt, những gói mì tôm ấy, một thế trận lòng dân đã được hình thành trên biển. Kỳ 1: Cảm hứng chủ quyền () LTS: Cả nước đang sôi sục hướng về biển Đông, về thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nơi Trung Quốc đang ngang nhiên đặt giàn khoan gây hấn. Những ngày tháng Năm này, phóng viên Báo Đầu tư đã có mặt tại Trường Sa và nhà giàn DK1 để trực tiếp chứng kiến không khí lao động, sẵn sàng chiến đấu của quân và dân trên vùng biển thân yêu của Tổ quốc. Vũ Sơn (kienthuc.net.vn)
Cận cảnh đội tàu ngàn tỷ chuẩn bị ra Hoàng Sa
- 03/07/2014 15:12
Sẽ có 45 chiếc tàu đầu tiên (trong số 100 chiếc) được mua từ các nước phát triển, kỹ thuật cao ngành đóng tàu có công suất từ 500 đến 1.500 mã lực về đến Việt Nam vào ngày 30/8 tới.
Bình luận bài viết này