
-
Thủ tướng yêu cầu 100% thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến
-
Bộ Tài chính công bố thông tin mới về việc chi trả chế độ theo Nghị định 178
-
Kết thúc phiên đàm phán thứ 2 về thuế đối ứng Việt - Mỹ
-
Mở rộng hỗ trợ học phí, nên cấp trực tiếp cho người học
-
Khôi phục hoạt động chạy tàu khách liên vận quốc tế Việt Nam - Trung Quốc -
Hoàn tất đàm phán Khu vực thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc 3.0
Quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các thành viên TPP
So với tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, thì xuất khẩu của Việt Nam vào các nước thành viên TPP chiếm 38,9%. Trong tổng số 23 thị trường xuất khẩu của Việt Nam năm 2014 đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên, thì TPP có 7 thị trường. Lớn nhất là Hoa Kỳ (28,66 tỷ USD), tiếp đến là Nhật Bản (14,7 tỷ USD),
Australia (3,99 tỷ USD), Malaysia (3,93 tỷ USD), Canada (2,08 tỷ USD), Mexico (1,04 tỷ USD). Trong tổng số 27 thị trường xuất khẩu của Việt Nam trong 8 tháng 2015 đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên, TPP cũng có 7 thị trường: Hoa Kỳ (21,85 tỷ USD), Nhật Bản (9,24 tỷ USD), Malaysia (2,49 tỷ USD), Singapore (2,31 tỷ USD), Australia (2,04 tỷ USD), Canada (1,63 tỷ USD), Mexico (1 tỷ USD).
![]() |
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào TPP mới chiếm khoảng 1% tổng kim ngạch nhập khẩu của các nước này, trong đó có 5 thị trường đạt trên 1% là Hoa Kỳ, Malaysia, Nhật Bản, Australia, Brunei.
Dự báo, cả năm 2015, xuất khẩu của Việt Nam vào TPP đạt 63,9 tỷ USD (Hoa Kỳ 34,28 tỷ USD, Nhật Bản 13,98 tỷ USD, Malaysia 3,68 tỷ USD, Singapore 3,59 tỷ USD, Australia 3 tỷ USD, Canada 2,58 tỷ USD, Mexico 1,44 tỷ USD, Chile 0,69 tỷ USD, New Zealand 0,36 tỷ USD, Peru 0,24 tỷ USD, Brunei 0,02 tỷ USD).
Quy mô và tốc độ tăng của xuất khẩu cao hơn nhập khẩu (dự báo năm 2015, xuất khẩu đạt 63,86 tỷ USD, chiếm 38,9% tổng kim ngạch xuất khẩu và tăng 9,3% so với năm trước, trong khi nhập khẩu từ các thị trường này ước năm 2015 là 34,34 tỷ USD, chiếm 20% tổng kim ngạch nhập khẩu và chỉ tăng 1% so với năm trước). Do vậy, trong quan hệ buôn bán giữa Việt Nam và các TPP, Việt Nam ở vị thế xuất siêu với toàn thị trường. Năm 2014, xuất siêu 24,42 tỷ USD, 8 tháng 2015 là 16,65 tỷ USD, dự báo cả năm là 29,52 tỷ USD, tăng 5,1 tỷ USD so với năm 2014.
Cơ hội lớn, thách thức nhiều
Việc tham gia TPP đã mang lại cho Việt Nam những cơ hội, đồng thời cũng có những thách thức.
Cơ hội rõ nhất là Việt Nam sẽ tăng trưởng xuất khẩu cao hơn, khi có đến 90% dòng thuế nhập khẩu sẽ giảm còn 0% (nhất là dệt may, giày dép, nông, lâm, thủy sản). Thuế suất giảm sẽ tạo điều kiện cho tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam trên 3 mặt. Thứ nhất, tạo động lực thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các dự án sản xuất hàng xuất khẩu sang các thị trường TPP để đón cơ hội khi thuế suất giảm.
Thứ hai, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường TPP để có lợi nhuận cao hơn.
Thứ ba, hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu vào TPP sẽ có sức cạnh tranh cao hơn hàng hoá của các nước khác không phải thành viên TPP.
Cơ hội quan trọng nhất đây là điều kiện để Việt Nam cơ cấu lại thị trường nhập khẩu, cân bằng được quan hệ thương mại với các thị trường khác, nhất là nhập khẩu, nhập siêu với các thị trường châu Á, đặc biệt là với Trung Quốc, Hàn Quốc. Theo đó, cần nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh, phát triển công nghiệp hỗ trợ. Theo quy tắc xuất xứ, xuất khẩu vào các thành viên TPP, muốn được hưởng thuế suất thấp, phải có nguyên liệu tự sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu từ các thành viên TPP. Các doanh nghiệp Việt Nam cần tận dụng cơ hội này.
Một cơ hội quan trọng khác là đầu tư của các nước thành viên TPP vào Việt Nam sẽ gia tăng để tận dụng cơ hội hưởng thuế suất xuất khẩu thấp vào TPP. Cần tập trung hơn đối với các thành viên của TPP, nhất là những nền kinh tế có kỹ thuật - công nghệ nguồn để có sức cạnh tranh lâu dài với hàng nhập khẩu cũng như xuất khẩu.
Việc tham gia TPP cũng đồng thời đòi hỏi Việt Nam phải tăng cường cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao tính thị trường, đẩy mạnh công cuộc tái cơ cấu, đổi mới mô hình tăng trưởng, đổi mới thể chế.
Thách thức lớn nhất và dễ thấy nhất là sức ép cạnh tranh khi thuế suất thuế nhập khẩu từ các nước thành viên TPP được hạ về 0%. Những ngành sản xuất chịu nhiều sức ép cạnh tranh do giảm thuế suất thuế nhập khẩu về 0% là ô tô, thịt lợn, thịt bò và đường; những ngành thực phẩm chế biến, rượu và hoá phẩm tiêu dùng; những mặt hàng còn được bảo hộ cao như muối, lá thuốc lá, trứng gia cầm, thép, giấy… Các ngành dịch vụ chịu sức ép cạnh tranh lớn là ngân hàng, thương mại bán lẻ, viễn thông, vận tải, bảo hiểm, tài chính với nước ngoài. Sức ép cạnh tranh trong lĩnh vực mua sắm chính phủ, tuy không tăng đột ngột, nhưng sẽ tăng dần, nên cũng cần phải thực hiện khẩn trương, ngay từ bây giờ.
-
Thủ tướng yêu cầu 100% thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến
-
Bộ Tài chính công bố thông tin mới về việc chi trả chế độ theo Nghị định 178
-
Tổng Thanh tra giải thích lý do giữ thanh tra trong công an, quân đội, Ngân hàng Nhà nước
-
Kết thúc phiên đàm phán thứ 2 về thuế đối ứng Việt - Mỹ
-
Mở rộng hỗ trợ học phí, nên cấp trực tiếp cho người học -
Đề xuất chi hơn 5.000 tỷ đồng/năm phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi -
Khôi phục hoạt động chạy tàu khách liên vận quốc tế Việt Nam - Trung Quốc -
Hoàn tất đàm phán Khu vực thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc 3.0 -
Phó thủ tướng: Quỹ nhà ở quốc gia ảnh hưởng không đáng kể tới chính sách tài khóa -
Hải Dương thúc đẩy phát triển song song với sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính -
Chủ tịch Quốc hội: Ủng hộ thông qua sớm chính sách đặc thù cho nhà ở xã hội
-
Bùng nổ giao dịch: Newhome Việt Nam phân phối chiến lược Yên Bình Complex, chốt 240 căn trong ngày đầu tiên
-
Chương trình Đổi mới và Phát triển Sản phẩm: Hành trình kết nối khán giả trong kỷ nguyên số
-
Agribank mở rộng phạm vi cấp vốn và nâng quy mô triển khai chương trình tín dụng ưu đãi lĩnh vực nông, lâm, thủy sản
-
Khách sạn Courtyard by Marriott Danang Han River - sự giao thoa giữa chuẩn mực toàn cầu và văn hóa bản địa
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả năm 2025 ngành Bảo hiểm
-
Công bố Top 10 Ngân hàng Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả năm 2025