
-
Đề xuất mở rộng Khu công nghiệp Tam Thăng 2 hơn 111 ha, vốn đầu tư 600 tỷ đồng
-
Cú “nhấn ga” trị giá tỷ đô của SK và sự trở lại của nhà đầu tư Hàn Quốc
-
Công ty Environmental Landscape (Singapore) đề xuất đầu tư 5 dự án tại Bình Định
-
Quảng Nam có hơn 140 dự án chậm tiến độ, chủ yếu là dự án ngoài ngân sách
-
Phê duyệt Quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Vinh đón được siêu tàu bay Boeing 787 -
Hải Phòng đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm
![]() |
Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội |
Cuối tuần qua, Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng từ 8% trở lên đã được các đại biểu thảo luận. Quan điểm của ông về đề án này?
Điều đầu tiên phải khẳng định, Đề án thể hiện quyết tâm rất lớn của Chính phủ trong việc đạt mục tiêu đầy thách thức là 8% và cao hơn trong năm nay.
Chính phủ quyết tâm trình Đề án có nghĩa là xác định dồn lực để thực hiện mục tiêu này, chứ không chỉ là phấn đấu nữa. Cũng có nghĩa, sẽ phải có thêm giải pháp đột phá...
Trong Đề án trình Quốc hội, Chính phủ đưa ra nhiều giải pháp, như hoàn thiện thể chế, pháp luật; khơi thông và sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư công; thúc đẩy đầu tư tư nhân và công nghiệp chế biến, chế tạo; thúc đẩy tiêu dùng, đa dạng thị trường xuất khẩu...
Đầu tiên, chúng ta phải xác định rõ, những giải pháp mà Quốc hội, Chính phủ đã đưa ra để thực hiện mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5-7%, phấn đấu 7,5% vẫn còn nguyên hiệu lực. Nhưng với kịch bản mới, để tăng thêm 1%, Chính phủ đã trình thêm hàng loạt nhóm giải pháp. Dẫu vậy, theo tôi, cần các giải pháp cụ thể, rõ nét, với nguyên tắc có hiệu lực, hiệu quả ngay trong năm nay.
Theo kinh nghiệm các nước, muốn thúc đẩy tăng trưởng nhanh, cần các gói kích thích tăng trưởng để kích cầu đầu tư, sản xuất - kinh doanh, tiêu dùng. Trong bối cảnh của Việt Nam hiện tại, có lẽ, gói chính sách kích thích tăng trưởng nên được cân nhắc, làm rõ, theo nguyên tắc thực thi ngay và có hiệu lực ngay, nhưng không tạo áp lực lạm phát.
Gói giải pháp chính sách kích thích tăng trưởng thời điểm này, theo ông, nên tập trung vào những điểm ưu tiên nào?
Thứ nhất, tăng thu nhập và tăng tích lũy cho người dân, để từ đó kích thích tiêu dùng trong dân cư. Ở góc độ chính sách, có lẽ, cần đẩy nhanh tiến độ sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân theo hướng tăng mức giảm trừ gia cảnh, để người dân có thêm khoản tiết kiệm...
Thứ hai, tiếp tục rà soát chính sách thuế để hỗ trợ doanh nghiệp. Trong giai đoạn này, nếu chưa thực sự cần thiết, thì không nên đề xuất tăng thuế, không tăng các khoản thu từ doanh nghiệp. Đây là yếu tố quan trọng để cải thiện năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Trường hợp vẫn buộc phải sửa đổi các luật thuế, thì cần đặt mục tiêu dài hạn, nên phải lùi thời hạn áp dụng thêm khoảng 2-3 năm nữa.
Cùng với đó, rà soát các chính sách phí, lệ phí, chính sách miễn giảm để tiếp tục kéo dài hoặc có chính sách mới. Ví dụ, chính sách miễn giảm tiền sử dụng đất cần tiếp tục kéo dài và có thể xem xét mức giảm cao hơn vì chi phí đất đai đang tăng.
Thứ ba, rà soát và chỉnh sửa ngay các quy định làm tăng chi phí cho doanh nghiệp. Ví dụ, với quy định về ký quỹ khi nhập khẩu giấy phế liệu để sản xuất, doanh nghiệp cho biết, cứ mỗi lô hàng đều phải ký quỹ 20% - một số tiền không nhỏ trong bối cảnh doanh nghiệp cần tiền cho sản xuất, kinh doanh, trong khi hầu như không có vi phạm. Câu hỏi đặt ra là, có thể thay đổi cách quản lý theo hướng quản lý rủi ro, thay vì theo áp dụng cứng từng lô hàng cho mọi đối tượng như hiện nay, hoặc đồng loạt giảm bớt cho doanh nghiệp. Nếu làm như vậy, sẽ có thêm vốn đưa vào sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Tương tự, các thủ tục hoàn thuế cũng cần tiếp tục hoàn thiện, đảm bảo doanh nghiệp không phải chờ đợi...
Các giải pháp đó không phải là mới, thưa ông?
Đúng vậy, nhưng thách thức ở đây là độ trễ chính sách, tốc độ và tính hiệu quả trong xử lý.
Từ năm 2024, công tác cải cách thể chế đã có những bước tiến quan trọng, thể hiện ngay trong việc Quốc hội thông qua luật sửa đổi hàng chục luật khác nhau và nhiều nghị quyết có tính quy phạm để tháo gỡ khó khăn pháp lý, đẩy nhanh triển khai dự án đầu tư vào cuối Kỳ họp thứ tám, song vướng mắc vẫn còn.
Tôi cho rằng, cần phải tìm mọi cách để giảm thiểu độ trễ đó, tạo nhiều cơ hội kinh doanh nhanh hơn, đồng đều hơn; các địa phương đã được trao quyền dám quyết, dám làm, dám chịu trách nhiệm, sớm đưa chính sách vào cuộc sống và cần thúc đẩy nhanh chóng thành hành động cụ thể, bắt tay vào làm ngay.
Điểm khác biệt của năm nay là mục tiêu tăng trưởng cao được đặt cụ thể cho từng địa phương, từng ngành, lĩnh vực, thay vì một mục tiêu chung, nên Chính phủ, các địa phương, các bộ, ngành đều thấy rõ trách nhiệm, thể hiện quyết tâm.
Việc cần hơn lúc này là thể hiện bằng hành động cụ thể; có giải pháp, nhưng phải có cách thức để thực hiện bằng được một cách nhanh và có hiệu quả thực tế. Có lẽ, năm nay, tốc độ giải quyết thủ tục, tốc độ hỗ trợ doanh nghiệp cần được coi là một chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả công việc, bên cạnh chất lượng thực thi.
Trong Đề án, Chính phủ đề xuất, trường hợp cần thiết cho phép điều chỉnh bội chi ngân sách nhà nước lên mức khoảng 4-4,5% GDP để huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển; nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài có thể đến ngưỡng hoặc vượt ngưỡng cảnh báo (khoảng 5% GDP). Theo ông, việc này có ảnh hưởng đến ổn định kinh tế vĩ mô?
Việc điều chỉnh chỉ tiêu theo hướng nới trần không có nghĩa là bắt buộc phải đạt được mức đó, mà là trong trường hợp cần thiết, cân nhắc thận trọng giữa tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
Điều này luôn được đặt lên hàng đầu trong điều hành kinh tế của Chính phủ nhiều năm qua, dù ưu tiên tăng trưởng, hay nói đúng là “tăng tốc” đang được đặt lên hàng ưu tiên.

-
Phê duyệt Quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Vinh đón được siêu tàu bay Boeing 787 -
Gần 132 tỷ đồng quản lý, vận hành Trạm xử lý nước thải Sơn Trà giai đoạn 2 -
Hải Phòng đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm -
Chính phủ làm rõ tính cấp bách phải bổ sung vốn điều lệ cho VEC -
Nghiên cứu hỗ trợ cao hơn cho công nghiệp bán dẫn -
Đà Nẵng đề nghị rà soát vướng mắc, sớm đưa Công viên phần mềm số 2 vào khai thác -
Thủ tướng Chính phủ ra công điện, kiên quyết xử lý các hành vi tiêu cực, tham nhũng trong quản lý đầu tư công
-
BAC A BANK đồng hành phát triển cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2025
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Trục đường 293 - “Thủ phủ mới” phía Đông của Bắc Giang
-
Techcombank tiếp tục nâng tầm hợp tác cùng WinCommerce gia tăng trải nghiệm và giá trị cho khách hàng
-
ESG - Xu hướng không thể đảo ngược và doanh nghiệp Việt không thể đứng ngoài cuộc chơi
-
Japfa Việt Nam chia sẻ chiến lược đồng hành cùng khách hàng trong năm 2025