
-
Thủ tướng Ishiba: Việt Nam là đối tác không thể thiếu của Nhật Bản
-
Nhận diện 20 hành vi vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
-
Khai trương Trung tâm báo chí phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
-
Tổng Bí thư Tô Lâm: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một"
-
Quyết liệt vì mục tiêu tăng trưởng -
Giải phóng nguồn lực từ các dự án tồn đọng, chống lãng phí
(baodautu.vn) Trong 14 năm qua, với 2 lần sửa đổi Luật Thuế TNDN, tỷ lệ khống chế chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại/tổng chi phí hợp lý, hợp lệ được nâng từ 7% lên 10% và 15% áp dụng đối với doanh nghiệp mới thành lập. Trong lần sửa đổi Luật Thuế TNDN lần này, Bộ Tài chính dự kiến sẽ nâng tỷ lệ này lên 15% (áp dụng cho tất cả doanh nghiệp).
Ở khía cạnh nào đó, quan điểm khống chế chi phí quảng cáo để bảo vệ doanh nghiệp nội địa mà không vi phạm cam kết với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) được một bộ phận doanh nghiệp đánh giá là tích cực. Thế nhưng, theo khảo sát do một viện nghiên cứu của Bộ Tài chính thực hiện mới đây, có tới 34% số doanh nghiệp cho rằng, nếu tiếp tục khống chế quảng cáo, thì sẽ tác động xấu và rất xấu tới hoạt động sản xuất - kinh doanh.
Cũng phải nói thêm là, số doanh nghiệp đánh giá việc khống chế chi phí quảng cáo có tác xấu và rất xấu chủ yếu là doanh nghiệp vừa và lớn, doanh nghiệp hoạt động có lãi, chiếm tỷ lệ lớn trong số thu từ thuế TNDN hàng năm vào ngân sách nhà nước.
Việc tiếp tục khống chế quảng cáo, như Bộ Tài chính lý giải, một phần là để bảo vệ doanh nghiệp nội địa, nhưng ở khía cạnh khác, có thể do cơ quan này lo ngại, nếu bỏ khống chế, doanh nghiệp sẽ “mạnh tay” chi cho quảng cáo, làm giảm số thuế TNDN phải nộp.
Về lý thuyết, lo ngại của Bộ Tài chính không phải không có cơ sở, nhưng thực tế thì ngược lại, vì dù có bị khống chế, nhưng để phát triển trong môi trường cạnh tranh toàn cầu, doanh nghiệp vẫn phải chi ngày một nhiều hơn cho quảng cáo. Số liệu của Cục quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) cũng cho thấy điều đó, bởi dù hoạt động sản xuất - kinh doanh gặp khó khăn, song chi phí cho quảng cáo năm 2011 đã tăng gần gấp 2 lần năm 2008. Cũng nhờ tăng chi cho quảng cáo, mở rộng thị trường, nên doanh thu của nhiều doanh nghiệp tăng mạnh, đã góp phần vô cùng quan trọng, giúp số thu từ thuế TNDN trong 4 năm qua tăng trưởng bình quân 25%/năm, từ mức 52.191 tỷ đồng (năm 2009) lên 129.391 tỷ đồng (năm 2012).
Những số liệu trên cho thấy, việc khống chế quảng cáo không những không tăng thu cho ngân sách, mà có thể còn gây tác dụng ngược. Nguyên do là nếu bị khống chế chi quảng cáo thì doanh nghiệp hoặc sẽ “biến tấu” khoản chi này, hoặc chi phí thuế thực tế tại doanh nghiệp sẽ tăng lên, làm giảm lợi nhuận, khiến nhà đầu tư nản lòng mỗi khi quyết định mở rộng quy mô. Hệ quả là ngân sách bị giảm thu trong dài hạn. Đó là chưa kể, trong “thế giới phẳng”, khi mà hệ thống truyền hình cáp với hàng chục kênh nước ngoài, mạng Internet đã phổ cập tới từng người dân, nếu Việt Nam hạn chế chi phí cho quảng cáo, thì các tập đoàn đa quốc gia sẽ quảng cáo trên các kênh truyền hình quốc tế và mạng Internet ở nước ngoài. Khi đó, ngân sách vừa thất thu, các cơ quan thông tin đại chúng trong nước cũng giảm nguồn thu từ hoạt động quảng cáo.
Cả Bộ Tài chính lẫn doanh nghiệp đều có lý lẽ riêng trong việc giữ hay bỏ chi phí quảng cáo. Trong bối cảnh đó, tốt hơn cả, có lẽ nên thực hiện theo lộ trình nâng tỷ lệ chi phí cho quảng cáo lên 20 - 25%/tổng chi phí hợp lý, hợp lệ và sẽ bãi bỏ khi tiếp tục sửa Luật thuế TNDN. Việc này tương tự như trong khi chưa thể bỏ khống chế quảng cáo đối với các phương tiện thông tin đại chúng, Luật Quảng cáo (có hiệu lực từ ngày 1/1/2013), đã nâng diện tích quảng cáo/diện tích nội dung, thời lượng phát sóng lên gấp 2 lần so với trước đây.
Mạnh Bôn
-
Quyết liệt vì mục tiêu tăng trưởng -
Giải phóng nguồn lực từ các dự án tồn đọng, chống lãng phí -
Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới Việt Nam - Nhật Bản -
Công nghiệp giữ vai trò chủ lực trong phát triển kinh tế Quảng Ngãi -
Đà Nẵng không để gián đoạn công việc sau sắp xếp đơn vị hành chính 2 cấp -
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về chế độ, chính sách đối với chuyên gia cao cấp -
Hơn 1.500 tác phẩm tham dự cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
-
1 Tăng vốn 5.000 tỷ đồng cho Ngân hàng Hợp tác xã: Không thuộc thẩm quyền Quốc hội, chưa rõ nguồn bố trí
-
2 Đừng để người ở biệt thự “tranh suất” mua nhà ở xã hội với người nghèo
-
3 Tiền gửi bị hút khỏi ngân hàng, sức ép lãi suất lại tăng
-
4 Áp thuế thu nhập chuyển nhượng bất động sản theo thời gian nắm giữ để tránh “lướt sóng”
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài