-
Thứ trưởng Đỗ Thành Trung: Vượt thách thức, đưa ngành logistics Việt Nam phát triển xứng với tiềm năng, thế mạnh -
Tiến lên là chưa đủ, logistics Việt Nam cần bứt phá trước sự chuyển mình của thế giới -
Đất cho nhà ở thương mại được đề xuất thí điểm "mở rộng" đến đâu? -
Báo Đầu tư tổ chức Hội nghị Logistics Việt Nam lần thứ 2 - năm 2024 -
Ban hành quy định về quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật từ ngày 1/1/2025 -
Ban hành quy chế hoạt động Ban Chỉ đạo rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến dự án
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính- Ngân sách Lê Quang Mạnh trình bày báo cáo. |
Hôm nay (29/10) Quốc hội dành phần lớn thời gian của buổi sáng để thảo luận về Dự thảo này.
Tại Kỳ họp thứ 7, một trong các vấn đề còn tranh luận nhiều chiều là mức thuế suất với mặt hàng phân bón. Nhiều ý kiến tán thành việc chuyển phân bón, máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ sản xuất nông nghiệp, tàu khai thác thủy sản từ diện không chịu thuế sang diện chịu thuế suất 5%. Tuy nhiên, nhiều ý đề nghị giữ như quy định hiện hành và đề nghị đánh giá kỹ tác động đối với các doanh nghiệp sản xuất cũng như đối với người tiêu dùng và bảo đảm cơ sở pháp lý của việc thay đổi chính sách; cân nhắc để hài hòa về lợi ích, bảo đảm phát triển nông nghiệp bền vững.
Trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Quang Mạnh nói, thuế GTGT đối với phân bón được sửa đổi từ năm 2014 tại Luật Thuế GTGT số 71/2014/QH13,chuyển từ diện đang chịu thuế suất 5% sang diện không chịu thuế. Chính sách này đã gây ảnh hưởng bất lợi rất lớn cho các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước suốt thời gian vừa qua, vì thuế GTGT đầu vào của các doanh nghiệp này không được khấu trừ, phải hạch toán vào chi phí, bao gồm cả thuế đầu vào rất lớn đối với đầu tư, mua sắm tài sản cố định, làm giá thành sản xuất trong nước tăng cao, không thể cạnh tranh với nhập khẩu.
Điều này đặt trong xu thế cung vượt cầu trên thị trường phân bón thế giới từ 2015 đến trước thời điểm dịch Covid-19 đã làm nhiều doanh nghiệp trong nước lỗ lớn, phải thu hẹp sản xuất; Ngược lại, phân bón nhập khẩu được hưởng lợi do đang chịu thuế 5% được chuyển sang không chịu thuế và vẫn được hoàn toàn bộ thuế GTGT đầu vào.
Chính vì vậy, trong suốt thời gian vừa qua, các Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn, Kiểm toán Nhà nước, các đoàn ĐBQH tỉnh: Bắc Giang, Cà Mau, Bình Định, Hải Phòng, Nam Định, Tiền Giang,... Hiệp hội phân bón, các doanh nghiệp sản xuất phân bón đã liên tục kiến nghị chuyển lại mặt hàng phân bón từ đối tượng không chịu thuế GTGT sang đối tượng chịu thuế suất 5%. Kiến nghị này cũng đã được các cơ quan của Chính phủ và Quốc hội đưa vào nhiệm vụ rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật - ông Mạnh phản ánh.
Chủ nhiệm Lê Quang Mạnh cũng phản ánh, có ý kiến lo ngại khi chuyển phân bón sang chịu thuế 5% thì người nông dân sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp, nếu các doanh nghiệp trong nước cấu kết với tư thương bán hàng nhập khẩu, nâng giá bán gồm cả phần thuế GTGT phải nộp làm tăng mặt bằng giá phân bón, dẫn đến tăng giá thành sản xuất nông nghiệp.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, đúng như ý kiến đại biểu Quốc hội, phân bón nhập khẩu khi bán ra có thể bị tăng giá tương ứng với chi phí thuế GTGT phải nộp, song tỷ trọng phân bón nhập khẩu hiện chỉ chiếm 27% thị phần trong nước nên giá bán của phân bón nhập khẩu cũng phải điều chỉnh theo mặt bằng của thị trường khi phân bón sản xuất trong nước có xu thế và dư địa giảm giá, do được khấu trừ hoặc hoàn thuế GTGT đầu vào nên sẽ cắt giảm được chi phí, hạ giá thành sản xuất; ngoài ra, mặt bằng giá còn đặt trong xu thế giảm giá chung của thị trường phân bón thế giới sau khi hết dịch Covid-19.
Đồng thời, phân bón hiện là mặt hàng được nhà nước bình ổn giá, vì vậy các cơ quan quản lý chức năng có thể sử dụng các biện pháp quản lý thị trường, xử lý nghiêm các trường hợp doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước lợi dụng chính sách mới ban hành, cấu kết với tư thương để có các hành vi trục lợi, gây biến động lớn về giá trên thị trường, làm ảnh hưởng đến khu vực nông nghiệp.
“Do đó, để xử lý những bất cập trong chính sách đối với ngành sản xuất phân bón, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng dự thảo Luật Chính phủ trình là phù hợp”, ông Mạnh nêu quan điểm.
-
Thứ trưởng Đỗ Thành Trung: Vượt thách thức, đưa ngành logistics Việt Nam phát triển xứng với tiềm năng, thế mạnh -
Tiến lên là chưa đủ, logistics Việt Nam cần bứt phá trước sự chuyển mình của thế giới -
Đất cho nhà ở thương mại được đề xuất thí điểm "mở rộng" đến đâu? -
Báo Đầu tư tổ chức Hội nghị Logistics Việt Nam lần thứ 2 - năm 2024
-
Ban hành quy định về quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật từ ngày 1/1/2025 -
Ban hành quy chế hoạt động Ban Chỉ đạo rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến dự án -
Trình Quốc hội thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương -
Đề xuất mô hình chính quyền đô thị tại Hải Phòng: Không tổ chức HĐND quận, phường -
Thương mại toàn cầu biến đổi, Việt Nam cần điều chỉnh chính sách, chiến lược kinh doanh thế nào -
Nuôi biển - thế mạnh của kinh tế biển Quảng Ninh -
Quảng Ninh kiên định với mục tiêu tăng trưởng hai con số năm thứ 10 liên tiếp
-
1 Báo Đầu tư tổ chức Hội nghị Logistics Việt Nam lần thứ 2 - năm 2024 -
2 Hiệu chỉnh phương án đầu tư cao tốc Nam Định - Thái Bình -
3 Tháo điểm nghẽn để kéo giảm chi phí logistics -
4 TP.HCM: Dự án không khả thi vẫn nghiệm thu đầu tư và cho nhà thầu ứng tiền ngân sách -
5 Sửa luật PPP: Bỏ quy định hạn mức vốn tối thiểu, tiếp tục áp dụng hợp đồng BT
- Sika Việt Nam cùng cộng đồng thợ giỏi xây dựng tương lai bền vững cho ngành xây dựng
- Quận Hải An - “cứ điểm” mới của nhà đầu tư bất động sản tại Hải Phòng
- Khu đô thị tích hợp Mizuki Park - điểm sáng khu Nam Sài Gòn
- Empire City - Kiến trúc cộng hưởng với thiên nhiên
- Công bố Top 10 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 ngành Năng lượng - Chế biến - Chế tạo
- Công bố Top 10 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 ngành Dược - Thiết bị y tế