
-
Sản xuất công nghiệp bứt tốc, tiếp tục là động lực cho tăng trưởng
-
Lạm phát vẫn đang được kiểm soát tốt, CPI bình quân 6 tháng chỉ tăng 3,27%
-
TP. Huế bổ nhiệm lãnh đạo chủ chốt thuộc 3 Ban Quản lý dự án mới
-
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025: Việt Nam tham dự với tư cách Nước đối tác của BRICS
-
Chính thức: GDP 6 tháng tăng trưởng 7,52%, bám sát kịch bản kinh tế 2025 -
Quảng Trị nỗ lực đảm bảo vận hành hệ thống chính quyền 2 cấp được thông suốt
Kém sức thu hút
Theo số liệu từ Sở Kế họach và Đầu tư TP.Cần Thơ, trong cả năm 2012, địa phương này chỉ thu hút được 8 dự án FDI mới, với tổng vốn đăng ký 32 triệu USD, đạt 23% kế họach năm.
Trong 6 tháng đầu năm nay, thành phố cấp giấy chứng nhận đầu tư cho một dự án mới và điều chỉnh tăng vốn cho một dự án với tổng vốn tăng thêm hơn 3 triệu USD, nhưng thu hồi một dự án vốn đầu tư lên đến 30 triệu USD. Như vậy, nếu tính từ năm 2011 đến nay tình hình thu hút vốn FDI của TP.Cần Thơ có xu hướng thụt lùi.
![]() | ||
Buổi đối thoại giữa chính quyền TP Cần Thơ và doanh nghiệp diễn ra sáng nay, 25/6/2013 (Ảnh Phú Khởi). |
Tính đến thời điểm này TP. Cần Thơ có 57 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký gần 880 triệu USD.
Đáng lưu ý là, một số dự án có vốn đầu tư lớn như: Nhà máy lọc dầu Cần Thơ (380 triệu USD) được cấp chứng nhận đầu tư từ tháng 5/2008 nhưng cho đến nay dự án vẫn dậm chân tại chỗ.
Hay như dự án Khu dân cư lô số 1 (60ha, 30 triệu USD) –thuộc khu đô thị Nam Cần Thơ do Công ty TNHH phát triểt đô thị Nam sông Hậu làm chủ đầu tư, kể từ khi được cấp chứng nhận đầu tư (1/2011) cho đến ngày bị thu hồi (2/2013), dự án này vẫn chưa tìm được đối tác liên doanh đầu tư.
Do vậy, nếu tính trên tổng vốn đăng ký thì vốn FDI triển khai thực hiện đạt rất thấp so với kế hoạch.
Trong 6 tháng đầu năm 2013, các dự án FDI chỉ đóng góp 178 triệu USD doanh thu và kim ngạch xuất khẩu hơn 50 triệu USD vào tổng kim ngạch xuất khẩu chung của Thành phố, tuy có tăng so với cùng kỳ nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ trong nền kinh tế của địa phương.
Cần nỗ lực từ nhiều phía
Ông Nguyễn Minh Thông, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Cần Thơ cho biết, trong năm 2012 và những tháng đầu năm 2013, số thu của đơn vị luôn sụt giảm mà nguyên nhân chính là luồng Định An không đón được tàu trọng tải lớn ra vào. Một khối lượng hàng hóa xuất khẩu lớn của vùng đã phải làm thủ tục thông quan tại cụm cảng TP.Hồ Chí Minh. Tàu chở xăng dầu nhập khẩu cũng phải làm thủ tục nhập ở cảng Vũng Tàu hoặc TP.Hồ Chí Minh rồi mới trung chuyển về Miền Tây phân phối. Trong 5 tháng đầu năm, số thu trên địa bàn Cần Thơ chỉ đạt hơn 233 tỷ đồng, giảm 4,33% so với cùng kỳ.
Đại diện Cảng vụ Hàng hải Cần Thơ khẳng định, số lượng tàu bè vào các cảng sông Hậu giảm mạnh là do luồng cạn, còn về phía thủ tục ra vào không có vấn đề gì, chỉ mất thời gian 15-30 phút để làm thủ tục.
“ Việc mỗi năm chỉ đầu tư vài mươi tỷ đồng và giao cho chủ đầu tư cũ, sử dụng tàu cũ, làm theo cách cũ thì chắc chắn luồng vẫn đạt độ sâu như cũ và tàu lớn lại không thể vào”, vị đại diện Cảng vụ Hàng hải Cần Thơ nói.
Tại buổi tọa đàm “Gặp gỡ chính quyền với doanh nghiệp trên địa bàn” do UBND TP.Cần Thơ tổ chức sáng nay, 25/6, nhiều doanh nghiệp cũng nhắc lại vấn đề cầu, đường không đồng bộ trên tuyến vận chuyển huyết mạch.
Cụ thể là trên tuyến quốc lộ 1A, 91, 91B thuộc địa bàn Cần Thơ còn tồn tại hàng chục cây cầu tải trọng dưới 30 tấn, trong khi đường thì cho phép tải trọng 30 tấn. Nếu các doanh nghiệp chấp hành đúng tải trọng thì không có xe container nào có thể chở hàng đi được.
Ngoài ra, ông Benoit Perdu, Giám đốc Công ty TNHH Xuyên MeKong đề xuất, để cải thiện môi trường đầu tư tại địa phương thì chính quyền cần quan tâm đến môi trường sống, sinh hoạt của chuyên gia nước ngoài.
Theo ông, hiện nay tại Cần Thơ chưa có trường học, bệnh viện đạt tiêu chuẩn phục vụ cho người nước ngoài. Nhiều chuyên gia đến Cần Thơ làm việc nhưng ngại đưa gia đình đi cùng mà phải để lại ở TP.Hồ Chí Minh hay Hà Nội để có điều kiện chăm sóc sức khỏe, học hành tốt hơn. Có ít người nước ngoài sinh sống tại địa phương sẽ không góp phần phát triển các dịch vụ khác tại địa phương.
Ông Benoit Perdu cũng cho rằng, chính quyền địa phương cũng cần đề nghị các hãng hàng không mở thêm đường bay mới từ Cần Thơ đi đến các tỉnh Miền Trung và hướng đến bay quốc tế, để tạo điều kiện đi lại dễ dàng hơn cho nhà đầu tư và giới doanh nhân đang đầu tư và làm việc tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Phú Khởi
-
Chính thức: GDP 6 tháng tăng trưởng 7,52%, bám sát kịch bản kinh tế 2025 -
Quảng Trị nỗ lực đảm bảo vận hành hệ thống chính quyền 2 cấp được thông suốt -
TP. Hải Phòng tăng trưởng đạt 11,2% trong 6 tháng đầu năm 2025 -
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng làm Chủ tịch Ủy ban hợp tác Việt Nam - Lào -
Bắc Ninh ngàn năm văn hiến - Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới -
Đổi tên 2 trường đại học tại TP. Hà Nội -
Quảng Ngãi kiện toàn các nhân sự chủ chốt cấp tỉnh
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower