-
Cần Thơ thúc tiến độ giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm -
Cơ hội rộng mở cho các doanh nghiệp Thái Lan hợp tác, đầu tư tại Bình Định -
Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động
Cơ hội thu hút đầu tư đến từ hạ tầng
Theo ông Võ Thanh Hùng, Trưởng ban quản lý Các khu chế xuất và công nghiệp (BQL KCX - CN) Cần Thơ, KCN Thốt Nốt I đang trong tầm ngắm của các nhà đầu tư, khi mà gần đây có nhiều doanh nghiệp đến xin thuê đất để triển khai dự án, khiến quỹ đất trong KCN này không còn để cho thuê. Tính đến nay, KCN Thốt Nốt I đã có 21 dự án đầu tư, với tổng vốn đăng ký gần 200 triệu USD, vốn thực hiện 83 triệu USD, chiếm gần 49% vốn đăng ký.
Để đáp ứng nhu cầu thuê đất của nhà đầu tư, ông Hùng cho biết, BQL KCX - CN Cần Thơ đã chỉ đạo Trung tâm Xây dựng hạ tầng KCN Thốt Nốt (chủ đầu tư KCN này) triển khai quyết liệt công tác đền bù giải phóng mặt bằng. Trước mắt, từ nay đến cuối năm, khẩn trương giải phóng mặt bằng, đưa thêm khoảng 20 ha nữa vào khai thác. Bên cạnh đó, Trung tâm Xây dựng hạ tầng KCN Thốt Nốt đang thực hiện các bước thủ tục xin làm chủ đầu tư hạ tầng KCN Thốt Nốt II, có quy mô diện tích 200 ha, được quy hoạch liền kề KCN Thốt Nốt I. Hiện nay, TP. Cần Thơ đang gửi hồ sơ lấy ý kiến các bộ, ngành để trình Chính phủ phê duyệt chủ trương.
Khu công nghiệp Trà Nóc đã lấp đầy 100% diện tích. Ảnh: Lê Hoàng Vũ |
Theo nhận định của ông Hùng, sở dĩ KCN Thốt Nốt “đắt khách” là do cầu Vàm Cống bắc qua sông Hậu (nối liền tỉnh Đồng Tháp và TP. Cần Thơ trên tuyến Quốc lộ 80, đi ngang qua KCN Thốt Nốt), kết nối giao thông thuận tiện giữa các địa phương phía bắc Cần Thơ (quận Thốt Nốt, huyện Vĩnh Thạnh), tỉnh An Giang, Kiên Giang với TP.HCM sẽ khánh thành cuối năm nay.
KCN Thốt Nốt có vị trí “đắc địa” khi tọa lạc tại phường Thới Thuận, quận Thốt Nốt, cách trung tâm TP. Cần Thơ khoảng 50 km và cách TP. Long Xuyên (An Giang) khoảng 9 km, nằm ngay ngã ba từ TP. Cần Thơ đi An Giang và Kiên Giang, cặp Quốc lộ 91, Quốc lộ 80 và cặp bờ sông Hậu, thuận lợi về giao thông và vận chuyển nguyên liệu hàng hóa cho chế biến, xuất khẩu. KCN này còn nằm ở trung tâm của vùng nguyên liệu nông - thủy sản dồi dào, được cung cấp từ các địa phương sản xuất nông nghiệp trọng điểm của cả nước là: Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang và TP. Cần Thơ, rất phù hợp để xây dựng các nhà máy chế biến lương thực, thực phẩm.
Xây dựng KCN dành cho nhà đầu tư Nhật Bản
Theo Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại và Hội chợ triển lãm Cần Thơ, trên địa bàn TP. Cần Thơ hiện có 6 dự án có vốn đầu tư của Nhật Bản, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 12,05 triệu USD. So với tiềm năng hợp tác giữa Cần Thơ với Nhật Bản thì con số này còn rất khiêm tốn. Do đó, trong chiến lược xúc tiến đầu tư sắp tới, Nhật Bản là một trong những quốc gia mà lãnh đạo TP. Cần Thơ đặc biệt quan tâm mời gọi hợp tác đầu tư.
Để cụ thể hóa chiến lược này, TP. Cần Thơ đang xúc tiến thành lập Văn phòng Japan Desk tại TP. Cần Thơ, với vai trò kết nối với các hiệp hội, các tổ chức để đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư và quảng bá hình ảnh của Cần Thơ đến cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản; hỗ trợ giải quyết các khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Cần Thơ.
Tại buổi làm việc của Phó chủ tịch UBND TP. Cần Thơ, ông Trương Quang Hoài Nam với ông Ichikawa, chuyên gia cố vấn cho Japan Desk Cần Thơ vào tháng 7 vừa qua, ông Ichikawa cho biết, Japan Desk sẽ tích cực hỗ trợ, tạo thuận lợi cho việc thu hút các dự án đầu tư mới từ Nhật Bản vào Cần Thơ và hỗ trợ hiệu quả các doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Cần Thơ nói riêng và Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.
Theo nhận định của ông Ichikawa, với vị thế là trung tâm của vùng Tây Nam bộ, Cần Thơ là đầu mối giao thương tốt nhất và cũng là nơi thích hợp nhất để đầu tư phát triển công nghiệp chế biến nông sản, công nghiệp cơ khí, hạ tầng logistics cảng biển. Bên cạnh đó, Cần Thơ luôn có những chính sách cụ thể, giúp cho việc xúc tiến đầu tư thực chất và dễ thực hiện hơn so với các địa phương khác, do đó được các doanh nghiệp Nhật Bản đặc biệt quan tâm.
Theo kế hoạch, trong tháng 10/2017, TP. Cần Thơ sẽ tổ chức đoàn đi xúc tiến đầu tư tại vùng Kansai (Nhật Bản), trong đó tập trung vào 5 lĩnh vực chủ yếu gồm: chế biến lương thực - thực phẩm và chế biến thủy sản, logistics, du lịch, công nghệ thông tin và công nghiệp hỗ trợ phục vụ những ngành nghề có lợi thế của Cần Thơ. Dự kiến, trong chuyến đi này, lãnh đạo TP. Cần Thơ sẽ ký kết hợp tác với Hội hữu nghị Nhật - Việt vùng Kansai, tỉnh Hyogo và tỉnh Wakayama.
Trước đó, vào cuối tháng 5/2017, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ, ông Võ Thành Thống đã dẫn đầu đoàn công tác của Thành phố đi xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản. Trong chuyến đi này, TP. Cần Thơ và tỉnh Hyogo đã ký Tuyên bố chung về hợp tác, qua đó, hai địa phương nỗ lực tạo điều kiện thuận lợi để phát triển thương mại, thúc đẩy đầu tư từ tỉnh Hyogo vào Cần Thơ. Bên cạnh đó, hai địa phương cũng sẽ nỗ lực thúc đẩy hợp tác kinh tế thông qua thương mại, du lịch, đào tạo nguồn nhân lực…
Ông Nguyễn Hữu Phước, Phó trưởng BQL KCX - CN Cần Thơ cho biết, xuất phát từ đề nghị của các nhà đầu tư, doanh nghiệp Nhật Bản qua các buổi tiếp xúc, làm việc với lãnh đạo TP. Cần Thơ; thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND Thành phố về việc chuẩn bị quỹ đất sạch cho nhà đầu tư Nhật Bản, BQL KCX- CN Cần Thơ đã đề xuất chọn KCN Ô Môn tại phường Phước Thới (quận Ô Môn) để đầu tư hạ tầng kỹ thuật, nhà xưởng phục vụ cho việc đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản trong thời gian tới và giao Quỹ Đầu tư phát triển TP. Cần Thơ làm chủ đầu tư KCN này.
Khi được chấp thuận về chủ trương của UBND TP. Cần Thơ, BQL KCX - CN Cần Thơ sẽ phối hợp với các sở, ngành có liên quan, hướng dẫn chủ đầu tư hoàn chỉnh các thủ tục theo quy định để trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.
Về quy mô đầu tư, theo đề xuất của Quỹ Đầu tư phát triển TP. Cần Thơ, KCN dành cho nhà đầu tư Nhật Bản có diện tích 256 ha, giáp với KCN Trà Nóc II, cách trung tâm TP. Cần Thơ 15 km về phía thượng nguồn sông Hậu, cách Sân bay quốc tế Cần Thơ 8 km và cách cụm cảng Cái Cui - Tân Cảng 26 km.
Dự kiến, Dự án chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn I có diện tích 134 ha, gồm các nhà máy sản xuất công nghiệp sạch là 100 ha, khu triển lãm, trưng bày, kho bãi là 16 ha, còn lại là khu đô thị - tái định cư kết hợp với khu công nghiệp là 18 ha. Tổng mức đầu tư giai đoạn I khoảng gần 3.500 tỷ đồng, thời gian thực hiện trong 3 năm, từ 2018 - 2020. Giai đoạn II gồm 122 ha, sẽ thực hiện sau khi hoàn tất giai đoạn I.
-
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ -
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ? -
Thêm doanh nghiệp đề xuất dự án năng lượng tái tạo tỉnh Ninh Thuận
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025