
-
Đề xuất cơ quan chủ quản tuyến cao tốc Tân Quang - Thanh Thủy vốn 14.852 tỷ đồng
-
Hà Nội thu hút đầu tư nước ngoài đạt 1,4 tỷ USD, tăng 49,5% trong quý I
-
Chủ tịch Hà Nội yêu cầu giải quyết dứt điểm vướng mắc phát sinh của từng dự án
-
Rà soát 2 luật để đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công
-
Dự án đường Vành đai 3, đoạn qua TP.HCM dự kiến dư vốn hơn 15.000 tỷ đồng -
Quý I/2025, kinh tế Đà Nẵng khởi sắc, tăng trưởng trên 2 con số
Theo báo cáo của Công ty CP Cấp thoát nước Cần Thơ, nhà máy xử lý nước thải đã tiếp nhận nước thải từ ngày 18-6. Tuy nhiên, đến nay nhà máy vẫn chưa thể đưa vào vận hành thử trong ba tháng theo đúng công suất thiết kế 30.000 m3/ngày đêm.
Lý do là theo thiết kế, đầu ra của nhà nhà máy chỉ đạt tiêu chuẩn cột B theo theo tiêu chuẩn Việt Nam nên không được phép xả ra môi trường. Nếu nhà máy vận hành trong 90 ngày, lượng nước sau xử lý sẽ xả ra là 2,7 triệu m3 thì không có chỗ nào chứa đủ.
Ông Nguyễn Hữu Lộc, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Cấp thoát nước Cần Thơ cho biết, do dự án này được lập cách nay khá lâu nên cũng không hiểu rõ lý do vì sao chỉ thiết kế nửa vời đến cột B rồi ngưng. Để nâng cấp từ cột B lên cột A nhằm đủ điều kiện xả ra môi trường thì cần phải cho nhà máy vận hành thử để phân tích đánh giá từng tiêu chuẩn thành phần để xử lý lại cho đạt theo quy chuẩn cột A, khi đánh giá được hết các chỉ tiêu này thì mới biết cần phải đầu tư nâng cấp cái gì và chi phí đầu tư là bao nhiêu.
![]() |
. |
“Lo ngại nhất hiện nay là do không có chỗ chứa nước đầu ra nên nhà máy mới chỉ cho chạy thử 2.000 m3/ngày đêm. Với mức nước thải chạy thử 2.000 m3/ngày đêm thì không đủ để đánh giá hết mức độ nước thải đang có những chất gì. Bởi nước hiện đang xử lý là nước đã lưu ở các cống lâu ngày, nhiều chất đã lắng đọng, không phải nước người dân thải trực tiếp mỗi ngày”, ông Lộc nêu khó khăn.
Nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt Cần Thơ (đặt tại quận Cái Răng, TP Cần Thơ) có công suất 30.000m3/ngày/đêm, do Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Cần Thơ ( nay chuyển đổi là Công ty CP) làm chủ đầu tư, gồm các hạng mục chính: lắp đặt 23.000m cống thu gom nước thải tại khu vực bắc và nam sông Cần Thơ cùng các trạm bơm tăng áp và nhà máy xử lý nước thải.
Dự án do Liên danh nhà thầu WaRoTec (Đức) và HAWEICCO (Việt Nam) thi công, dự án được khởi công từ năm 2007, sau nhiếu lần điều chỉnh tổng mức đầu tư đã đội lên gần 500 tỷ đồng, gấp đôi so với dự toán ban đầu.
Dự kiến dự án này sẽ hoàn thành vào năm 2010, tuy nhiên cho đến nay đã 9 năm mà vẫn chưa đưa vào sử dụng. Từ trước đến nay mỗi ngày hàng trăm m3 nước thải sinh hoạt tại TP.Cần Thơ vẫn đổ thẳng ra sông, rạch vì chưa có một nhà máy xử lý nào đi vào hoạt động.
-
Quý I/2025, kinh tế Đà Nẵng khởi sắc, tăng trưởng trên 2 con số -
Quảng Nam đề xuất Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách đặc thù phát triển logistics -
Phú Yên và Đắk Lắk thống nhất về đầu tư, nâng cấp, mở rộng tuyến Quốc lộ 29 -
Hưng Yên thu hút gần 480 triệu USD vào các khu công nghiệp trong quý I/2025 -
Gỡ vướng cho các dự án, giải phóng nguồn lực thúc đẩy tăng trưởng -
Hà Nội thúc đẩy đầu tư dự án điện trọng điểm, cấp bách -
Hà Nội đầu tư hơn 20.400 tỷ đồng làm 5,15 km đường Vành đai 3 và cầu Tứ Liên
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn