
-
Tăng vốn đầu tư quần thể Khu du lịch Bà Nà - Suối Mơ lên 2 tỷ USD
-
Ý kiến của Thường trực Chính phủ về Dự án 50 tàu bay thân hẹp của Vietnam Airlines
-
Quảng Ngãi đề nghị thông qua 2 đồ án quy hoạch lớn tại Khu kinh tế Dung Quất
-
An Giang có 4 chủ đầu tư chưa thực hiện giải ngân vốn đầu tư công năm 2025
-
Những thành tựu nổi bật của Hải Phòng trong phát triển kinh tế -
Tổ hợp khách sạn và dịch vụ du lịch CYAN gặp khó vì thủ tục đất đai
UBND TP. Cần Thơ vừa ban hành Quyết định số 550/QĐ-UBND phê duyệt Đề án tái cơ cấu sản xuất ngành công nghiệp TP. Cần Thơ theo hướng hiện đại.
Mục tiêu Đề án đề ra là đến giai đoạn năm 2025, TP. Cần Thơ phấn đấu trở thành trung tâm công nghiệp lớn của cả nước và mang tầm khu vực về công nghiệp chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản, có sức lan tỏa, tác động đến phát triển công nghiệp toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Giai đoạn đến năm 2030, TP. Cần Thơ phấn đấu có một nhóm ngành, sản phẩm công nghiệp hiện đại, chuyên môn hóa cao, gắn với phát triển ổn định và bền vững trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
![]() |
Khu công nghiệp Trà Nóc, TP. Cần Thơ. Ảnh: Hữu Phúc |
Về định hướng chuyển dịch cơ cấu sản xuất công nghiệp của Thành phố, tập trung phát triển công nghiệp với tốc độ nhanh, năng suất, chất lượng và hiệu quả; tăng dần cơ cấu các ngành công nghiệp ưu tiên và ngành công nghiệp đem lại giá trị gia tăng cao nhằm thực hiện mục tiêu tái cơ cấu công nghiệp theo hướng hiện đại, làm nền tảng cho hiện đại hóa nông nghiệp và công nghiệp chế biến của các địa phương khác theo phân khu chức năng của vùng.
Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu các ngành sản xuất công nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng các ngành chế biến, chế tạo, nâng cao hàm lượng chế biến, chế biến sâu để nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm công nghiệp...
Nhóm ngành công nghiệp TP. Cần Thơ ưu tiên phát triển gồm: Chế biến lương thực, thực phẩm, thủy hải sản; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất (dược phẩm, phân bón, cao su, nhựa), các ngành công nghiệp công nghệ cao (điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin...), ngành cơ khí chế tạo, vật liệu mới theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu, ngành năng lượng mới và năng lượng tái tạo. Bên cạnh đó Thành phố cũng ưu tiên phát triển nhóm ngành công nghiệp hỗ trợ như: Công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất, chế biến thực phẩm và đồ uống; công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí, chế tạo, điện tử, công nghiệp công nghệ cao...
TP. Cần Thơ đề ra chỉ tiêu tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp của thành phố giai đoạn 2021 - 2025, ngành công nghiệp và xây dựng phấn đấu tăng bình quân từ 9 - 9,5%/năm; tỷ trọng của ngành công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 33,7 - 34% trong cơ cấu kinh tế của Thành phố, tính riêng ngành công nghiệp chiếm khoảng 28 - 29%.
Giai đoạn 2026- 2030, dự báo kinh tế Thành phố đạt bình quân khoảng 7 - 7,5%, trong đó ngành công nghiệp và xây dựng đạt mức tăng trưởng 7,5 - 8%; tỷ trọng của ngành công nghiệp và xây dựng trong cơ cấu kinh tế của Thành phố đạt khoảng 34,02 - 34,28%.

-
Lập Hội đồng thẩm định Dự án tuyến metro Bình Dương - Suối Tiên vốn 56.301 tỷ đồng
-
Tăng vốn đầu tư quần thể Khu du lịch Bà Nà - Suối Mơ lên 2 tỷ USD
-
Ý kiến của Thường trực Chính phủ về Dự án 50 tàu bay thân hẹp của Vietnam Airlines
-
Quảng Ngãi đề nghị thông qua 2 đồ án quy hoạch lớn tại Khu kinh tế Dung Quất
-
An Giang có 4 chủ đầu tư chưa thực hiện giải ngân vốn đầu tư công năm 2025 -
Những thành tựu nổi bật của Hải Phòng trong phát triển kinh tế -
Tổ hợp khách sạn và dịch vụ du lịch CYAN gặp khó vì thủ tục đất đai -
Hải Phòng: Sức hút mới từ khu thương mại tự do -
Động lực giải ngân đại dự án -
Hải Phòng: Quy hoạch là động lực và cơ hội bứt phá -
Hoàn thành nhiệm vụ cả nước có 3.000 km đường bộ cao tốc trong năm 2025
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới