
-
Chuyển đổi số và xanh là "chìa khóa" giúp doanh nghiệp ngành Logistics nâng cao sức cạnh tranh
-
Hà Nội ban hành kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực chất thải
-
Siết chặt quản lý thuốc bảo vệ thực vật, phân bón trong nông nghiệp
-
Ngân sách có trách nhiệm giới: Từ cam kết đến hành động
-
Mận tam hoa mang lại thu nhập ổn định cho người dân vùng cao Sơn La -
Hải Phòng chuyển đổi số hướng tới phát triển bền vững
![]() |
Công ty CP Ô tô Trường Hải trao tặng 200.000 bộ kit test nhanh và hỗ trợ 2 xe tiêm chủng lưu động phục vụ phòng, chống dịch cho TP. Cần Thơ. Ảnh: Báo điện tử Cần Thơ |
Thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ và Quyết định số 23/2021/QĐTTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ, tính đến ngày 06/9/2021, TP. Cần Thơ đã hỗ trợ cho 3.655 người sử dụng lao động, 85.815/89.335 lượt người lao động, với kinh phí trên 48,8 tỷ đồng, đạt 96,06% so với số lượng được phê duyệt, bao gồm: nhóm chính sách bảo hiểm xã hội, nhóm chính sách hỗ trợ tiền mặt và nhóm chính sách vay vốn.
Đến nay, trên địa bàn TP. Cần Thơ đã có 100% ấp, khu vực đã phát giấy đề nghị hỗ trợ đến hộ gia đình có lao động tự do, hướng dẫn người dân thực hiện giấy đề nghị hỗ trợ và tiếp tục rà soát các hộ gia đình có lao động tự do, lập danh sách gửi đến xã, phường, thị trấn.
Ngoài ra, cả hệ thống chính trị TP. Cần Thơ, các cấp, các ngành đã tích cực tuyên truyền, vận động, kêu gọi sự chung tay của toàn xã hội góp phần cùng Thành phố trong công tác phòng, chống dịch COVID-19. Tính đến ngày 06/9/2021, TP. Cần Thơ đã vận động được 282 tỷ đồng, bao gồm vận động tiền mặt và thiết bị, vật tư y tế, hàng hóa, nhu yếu phẩm.
Trước đó, vào ngày 1/9/2021, UBND TP. Cần Thơ đã ban hành Công văn số 3705/UBND-KGVX về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 52/NQ-HĐND ngày 27/8/2021 của HĐND Thành phố ban hành chính sách hỗ trợ đối với lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) trong thời gian áp dụng các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn Thành phố.
Theo Nghị quyết trên, đối tượng áp dụng gồm: người lao động làm một trong các loại công việc sau: Bán lẻ xổ số lưu động; bốc vác, thu mua phế liệu, vận chuyển hàng hóa, vận chuyển hành khách bằng xe gắn máy (xe ôm truyền thống); bán hàng rong; buôn bán nhỏ lẻ; bán hàng tự sản, tự tiêu ở chợ truyền thống, chợ dân sinh, chợ nổi; rửa xe; sửa xe, sửa chữa đồ gia dụng; lao động làm việc thời vụ; tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực lưu trú, ăn uống du lịch; làm các công việc khác phải tạm ngừng hoạt động do ảnh hưởng bởi COVID-19.
Mức hỗ trợ 2.000.000 đồng/người (riêng đối với người bán lẻ vé số lưu động, trường hợp đã được phê duyệt hỗ trợ 1.200.000 đồng/người thì tiếp tục lập danh sách đề nghị hỗ trợ 800.000 đồng/người).
Phương thức chi hỗ trợ một lần, thời gian thực hiện năm 2021. Kinh phí thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước và nguồn vận động hợp pháp khác.

-
Hà Nội ban hành kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực chất thải -
Xây dựng Nghị định về EPR: Minh bạch hóa trách nhiệm tái chế, hướng tới kinh tế tuần hoàn -
Siết chặt quản lý thuốc bảo vệ thực vật, phân bón trong nông nghiệp -
Ngân sách có trách nhiệm giới: Từ cam kết đến hành động -
Mận tam hoa mang lại thu nhập ổn định cho người dân vùng cao Sơn La -
Hải Phòng chuyển đổi số hướng tới phát triển bền vững -
Thúc đẩy hợp tác nông nghiệp Việt Nam - Venezuela
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao
-
Đổi mới sáng tạo trong hành động: Báo cáo chiến lược mới mở ra lộ trình phát triển thử nghiệm lâm sàng tại Việt Nam
-
Môi giới bất động sản tăng 30% khách tiềm năng nhờ công nghệ
-
Wink Hotels ra mắt căn hộ Wink Live© Serviced Residences tại Hải Phòng
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
-
Care For Việt Nam tiếp tục hành trình “Chăm em đủ chất”