-
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm giữ chức Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam -
PMI vượt trên 51 điểm, ngành sản xuất Việt Nam tăng trưởng trở lại trong tháng 10/2024 -
Một số chính sách mới của Chính phủ có hiệu lực từ tháng 11/2024 -
Tách nơi ngủ khỏi khu vực kinh doanh: Hàng nghìn cơ sở kinh doanh có nguy cơ mắc kẹt -
Khánh Hòa kiểm tra loạt cơ quan có tài sản đấu giá -
TP.HCM: Giá thuê đất thương mại dịch vụ dự kiến tăng từ 18% - 53%
Phiên thảo luận dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) chiều 28/3. |
Thảo luận hoàn thiện dự thảo Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi, đại biểu Hoàng Thị Thanh Thúy (Tây Ninh) đề nghị trong xử lý vi phạm cần bổ sung trường hợp cá nhân bị thu hồi danh hiệu nhà nước, vinh dự nhà nước khi không còn xứng đáng hoặc vi phạm các chuẩn mực đạo đức, gây ảnh hưởng xấu và bị dư luận xã hội lên án.
Bà Thuý nói, thời gian qua, mặc dù chưa trường hợp nào bị thu hồi liên quan đến nội dung trên nhưng thực tế có việc dư luận rất bức xúc với những lời nói, hành vi thiếu chuẩn mực, phản cảm của một số nghệ sĩ ưu tú, nhất là trên môi trường mạng xã hội. Điều này dẫn đến sự lệch chuẩn trong nhận thức về văn hóa, vì họ là người được công chúng yêu mến và thần tượng.
Đã đến lúc luật cần phải có những quy định bổ sung việc thu hồi danh hiệu đã phong tặng cho các nghệ sĩ để buộc họ phải có trách nhiệm gìn giữ danh hiệu cao quý mà Nhà nước đã trao tặng, bà Thuý nêu quan điểm.
Cùng quan tâm về xử lý vi phạm, đại biểu Nguyễn Phương Thủy (Hà Nội) cho rằng cần phải có quy định cụ thể hơn nữa trong luật , trong đó có việc hủy bỏ quyết định tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng và việc tước danh hiệu, vinh dự nhà nước.
Theo dự thảo luật, những ai gian dối trong kê khai thành tích, làm giả hồ sơ hay có kết luận, quyết định, bản án của cơ quan có thẩm quyền về việc có khuyết điểm, vi phạm pháp luật trong khoảng thời gian tính thành tích hoặc liên quan đến công trình đã được tặng giải thưởng thì sẽ bị hủy bỏ quyết định tặng danh hiệu thi đua hay hình thức khen thưởng.
Đại biểu Thuỷ nhìn nhận, phần lớn các tiêu chuẩn đều có nêu yêu cầu về chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước. Do đó, căn cứ để hủy quyết định thi đua, khen thưởng cần bám sát với các tiêu chuẩn khi xét tặng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng này.
Cần rà soát để bổ sung đầy đủ tiêu chuẩn về chấp hành tốt chính sách pháp luật của Nhà nước trong các tiêu chuẩn về danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng, bà Thuỷ góp ý.
Cụ thể hơn về quy định tước danh hiệu vinh dự nhà nước, bà Thuỷ cho rằng hiện tại tiêu chí được sử dụng để xem xét chưa có sự nhất quán, đang có sự thiếu công bằng giữa biện pháp xử lý đối với cá nhân và tập thể và giữa các loại tập thể, cũng như giữa các loại danh hiệu mà chưa có sự giải trình cặn kẽ, đại biểu Thuỷ nhìn nhận.
Đại biểu Nguyễn Đại Thắng (Hưng Yên) đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu theo hướng người có hành vi vi phạm pháp luật mà bị Tòa án tuyên phạm tội và bị tuyên phạt từ cải tạo không giam giữ trở lên thì bị tước danh hiệu vinh dự nhà nước đã được tặng thưởng trước đó.
Dự thảo luật Thi đua khen thưởng (sửa đổi) xin ý kiến tại hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách quy định, người có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Riêng cá nhân được tặng thưởng danh hiệu vinh dự Nhà nước mà phạm tội do lỗi cố ý, bị áp dụng từ hình phạt tù có thời hạn trở lên, phạm một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc phạm tội khác bị hình phạt tù chung thân, tử hình thì bị tước danh hiệu vinh dự Nhà nước.
Giải trình ý kiến đại biểu, Trưởng ban Soạn thảo, bà Phạm Thị Thanh Trà, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, quy định liên quan đến xử lý vi phạm trong thi đua, khen thưởng đã thiết kế đi thiết kế lại rất nhiều lần.
"Hôm nay, các đại biểu cũng vẫn chưa thật sự hài lòng lắm, chúng tôi tiếp thu và sẽ tiếp tục hoàn thiện để làm sao xử lý những vấn đề vi phạm liên quan đến thi đua, khen thưởng trên thực tiễn một cách thuận lợi hơn, kịp thời hơn và đúng hơn", Bộ trưởng "hứa".
Luật Thi đua khen thưởng (sửa đổi) sẽ tiếp tục được hoàn thiện và trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ ba vào tháng 5 tới.
-
Đầu tư 256.000 tỷ đồng phát triển văn hóa: Lo địa phương không có ngân sách đối ứng -
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm giữ chức Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam -
PMI vượt trên 51 điểm, ngành sản xuất Việt Nam tăng trưởng trở lại trong tháng 10/2024 -
Một số chính sách mới của Chính phủ có hiệu lực từ tháng 11/2024
-
Tách nơi ngủ khỏi khu vực kinh doanh: Hàng nghìn cơ sở kinh doanh có nguy cơ mắc kẹt -
Khánh Hòa kiểm tra loạt cơ quan có tài sản đấu giá -
TP.HCM: Giá thuê đất thương mại dịch vụ dự kiến tăng từ 18% - 53% -
Quốc hội ủng hộ phân cấp mạnh trong đầu tư công -
Quảng Nam bàn giải pháp triển khai hiệu quả Quy hoạch tỉnh -
Toàn cảnh Hội nghị Logistics Việt Nam 2024: “Chuyển đổi để bứt phá” -
Sửa Luật Bảo hiểm y tế: Đột phá nhưng cần "hết sức thận trọng"
- THILOGI - trợ lực lớn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu
- Chứng khoán Nhất Việt nhận giải “Doanh nghiệp xuất sắc” tại Giải thưởng Doanh nghiệp châu Á 2024
- Đa dạng mô hình kinh doanh hấp dẫn tại Yên Bình New Horizon
- Bà Ngô Thu Hà được vinh danh là Doanh nhân xuất sắc châu Á 2024
- Sabeco ghi nhận lợi nhuận quý III/2024 nhờ tình hình kinh tế cải thiện và chi phí bán hàng giảm
- Ngân hàng TNHH MTV CIMB Việt Nam và nỗ lực không ngừng trên chặng đường phát triển bền vững