
-
Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương xử lý tháo gỡ các dự án tồn đọng, vướng mắc để giải phóng nguồn lực cho phát triển
-
Sản xuất công nghiệp bứt tốc, tiếp tục là động lực cho tăng trưởng
-
Lạm phát vẫn đang được kiểm soát tốt, CPI bình quân 6 tháng chỉ tăng 3,27%
-
TP. Huế bổ nhiệm lãnh đạo chủ chốt thuộc 3 Ban Quản lý dự án mới
-
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025: Việt Nam tham dự với tư cách Nước đối tác của BRICS -
Chính thức: GDP 6 tháng tăng trưởng 7,52%, bám sát kịch bản kinh tế 2025
Nằm trong vịnh Đà Nẵng, có diện tích 12 km2 cùng hệ thống giao thông thuận lợi, Cảng Đà Nẵng hiện là một khâu quan trọng trong chuỗi dịch vụ logistics của khu vực miền Trung Việt Nam. Nhưng không dừng lại ở vị thế này, với khát vọng trở thành cửa ngõ giao thương quốc tế hàng đầu của khu vực, trong những năm qua Cảng Đà Nẵng không ngừng nỗ lực đổi mới, phát triển theo hướng hiện đại và chuyên nghiệp trong việc cung cấp các dịch vụ cảng biển hoàn hảo và kết nối các hoạt động trong chuỗi logistics.
Hiện Cảng Đà Nẵng sở hữu gần 1.200 m cầu bến với khả năng tiếp nhận các tàu hàng tổng hợp lên đến 50.000 DWT, tàu container đến 2.500 TEU và tàu khách đến 75.000 GRT, cùng với các thiết bị xếp dỡ và kho bãi hiện đại, đảm bảo năng lực khai thác lên đến 8 triệu tấn/năm.
![]() |
Đà Nẵng khát vọng trở thành cửa ngõ giao thương quốc tế hàng đầu của khu vực. Ảnh: Hoàng Thủy |
Mỗi tháng, Cảng Đà Nẵng đón khoảng 80 - 85 chuyến tàu container, là điểm đến thường xuyên của các tuyến tàu hàng hoá quốc tế từ châu Á như Hồng Kông, Singapore, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, cũng như các tàu châu Âu và châu Mỹ.
Với mục tiêu trở thành điểm trung chuyển hàng hóa cho toàn khu vực với quốc tế và ngược lại, những năm qua, Cảng Đà Nẵng đã tiến hành đầu tư thêm cơ sở vật chất để nâng cao năng lực khai thác. Cảng đã nâng cấp hệ thống cầu bến để tăng khả năng đón những tàu lớn vào làm hàng, trong đó đặc biệt quan tâm đến tàu container, tàu khách và tàu hàng trọng tải lớn, đồng thời đầu tư thêm một cẩu QCC mới để nâng cao năng lực khai thác hàng container.
Trong quý III/2016, Cảng Đà Nẵng đã khởi công Dự án mở rộng Cảng Tiên Sa giai đoạn 2, với tổng mức đầu tư gần 1.000 tỷ đồng từ nguồn vốn tự có và huy động. Dự kiến sau khi hoàn thành sẽ đáp ứng được tàu hàng tổng hợp 50.000 DWT và tàu container 3.000 TEU, đưa năng suất khai thác lên 12 triệu tấn/năm.
Đối với hạng mục tàu du lịch, Cảng Đà Nẵng cũng đang có dự án cải tạo bến số 5, dự kiến khi hoàn thành sẽ đón được tàu du lịch tới 335 m.
Về lâu dài, Cảng Đà Nẵng hướng tới việc phát triển dịch vụ logistics, bằng việc triển khai Dự án xây dựng kho bãi diện tích 20 hecta tại khu vực xã Hoà Sơn, Hoà Nhơn, huyện Hoà Vang, TP. Đà Nẵng để làm Trung tâm dịch vụ logistics. Với việc phát triển khu vực này trở thành một ICD, cùng với đó là việc liên kết phát triển hệ thống vận tải hàng hóa, Cảng Đà Nẵng đủ sức cung cấp một phần quan trọng trong chuỗi dịch vụ logistics cho khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung.
Hiện Cảng Đà Nẵng đang đề nghị TP. Đà Nẵng và các cấp liên quan việc đầu tư xây dựng và khai thác hệ thống cảng biển tại khu vực quận Liên Chiểu, trước mắt là hệ thống xà lan trung chuyển hàng hóa từ Cảng Tiên Sa sang cảng Liên Chiểu và ngược lại.
Suốt những năm qua, tốc độ tăng trưởng hàng hóa của Cảng Đà Nẵng đạt mức trung bình 13% năm, container tăng trưởng hơn 20%/năm, đây thực sự là tính hiệu đáng mừng, chứng tỏ hướng đi mà Cảng đang thực hiện là đúng đắn.
Trong 9 tháng đầu năm 2016, sản lượng Cảng Đà Nẵng đạt 5,4 triệu tấn, trong đó container đạt hơn 233.000 TEU. Cảng Đà Nẵng đặt mục tiêu năm 2016 là 7,2 triệu tấn, trong đó container là 320.000 TEU. Theo kế hoạch, đến năm 2020 sẽ có khoảng 10 triệu tấn hàng thông qua Cảng, trong đó container đạt 450.000 TEU.
Hoạt động dựa trên mục tiêu kết nối vì sự thịnh vượng, cùng với năng lực khai thác vượt trội, hệ thống kho bãi tiên tiến và mục tiêu phát triển rõ ràng, cộng với việc nằm trong khu vực có hệ thống hậu phương vững chắc cùng hạ tầng giao thông đang ngày càng phát triển, Cảng Đà Nẵng tự tin sẽ trở thành cầu nối quan trọng trong việc phát triển chuỗi dịch vụ cung ứng logistics cho vùng kinh tế thương mại miền Trung nói riêng, cũng như cho cả khu vực.

-
GDP 6 tháng năm 2025 tăng 7,52% - Mức tăng cao nhất của 6 tháng đầu năm trong giai đoạn 2011 - 2025
-
Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương xử lý tháo gỡ các dự án tồn đọng, vướng mắc để giải phóng nguồn lực cho phát triển
-
Brazil khẳng định sẵn sàng nhập khẩu nhiều hơn thủy hải sản, gạo của Việt Nam
-
Sản xuất công nghiệp bứt tốc, tiếp tục là động lực cho tăng trưởng
-
Lạm phát vẫn đang được kiểm soát tốt, CPI bình quân 6 tháng chỉ tăng 3,27% -
TP. Huế bổ nhiệm lãnh đạo chủ chốt thuộc 3 Ban Quản lý dự án mới -
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025: Việt Nam tham dự với tư cách Nước đối tác của BRICS -
Chính thức: GDP 6 tháng tăng trưởng 7,52%, bám sát kịch bản kinh tế 2025 -
Quảng Trị nỗ lực đảm bảo vận hành hệ thống chính quyền 2 cấp được thông suốt -
TP. Hải Phòng tăng trưởng đạt 11,2% trong 6 tháng đầu năm 2025 -
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng làm Chủ tịch Ủy ban hợp tác Việt Nam - Lào
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower