
-
Công nghệ và chuyển đổi số - công cụ đắc lực giúp phái nữ đổi mới, kiến tạo tương lai
-
NIC và Intel Việt Nam công bố chương trình "Trí tuệ nhân tạo cho cộng đồng"
-
Kế toán viên trong kỷ nguyên mới: Làm chủ AI hay bị thay thế?
-
Đà Nẵng sẽ đầu tư hơn 3.500 tỷ đồng phát triển khoa học, công nghệ -
VNG nuôi "gà đẻ trứng vàng", hợp tác 2 với ông lớn Hàn Quốc, Trung Quốc
Sau 5 tháng triển khai dịch vụ tại TP.HCM và thu về sự đón nhận tích cực của khách hàng, beGiúpviệc sẽ mở rộng dịch vụ tại Hà Nội trong tháng 4/2025 |
Sự chuyển mình đã “đơm hoa, kết trái”
Ông Alejandro Osorio, Giám đốc điều hành Grab Việt Nam cùng đội ngũ của mình thường xuyên đi thực địa. Điều mà ông cảm thấy thật tuyệt vời ở thị trường Việt Nam chính là sự khát khao và năng lượng tràn đầy mà người dân luôn có.
“Bất kể hoàn cảnh có khó khăn như thế nào, có rất nhiều người vẫn nỗ lực hàng ngày để tạo ra một cuộc sống tốt đẹp hơn cho bản thân và gia đình. Đây là loại năng lượng và quyết tâm mà tôi hiếm thấy ở nơi nào khác. Cuộc sống ở đây luôn nhộn nhịp, sự nhiệt huyết để tiếp tục tiến lên và sự kiên cường của người dân Việt Nam thực sự truyền cảm hứng cho tôi.
Ông và các cộng sự đã gặp một số đối tác là cửa hàng kinh doanh ở TP.HCM, Đà Nẵng, Huế, Hà Nội… và được nghe câu chuyện về cách họ “chuyển mình”. Đó là những câu chuyện như, nhờ là đối tác của Grab và thông qua đối tác ngân hàng của Grab, họ đã được vay vốn để sửa chữa cửa hàng. Rồi nhờ lượng khách hàng mà Grab mang đến, cùng với khoản vay, họ mở thêm một cửa hàng nữa. Nhờ Grab, mà họ có thể cho con trai học trường y, sửa được nhà...
Ngoài ra, các đối tác kinh doanh và tài xế cũng được hưởng lợi từ những sản phẩm khác mà Grab hợp tác với các đối tác, như chương trình vay vốn ngân hàng, hay các khóa học trực tuyến nâng cao kỹ năng trên GrabAcademy.
- Hiện ở Việt Nam có hơn 5 triệu hộ kinh doanh với 9 triệu lao động, chiếm tới 16,5% tổng số lao động cả nước.
Quy mô các cơ sở sản xuất - kinh doanh ở Việt Nam chủ yếu là nhỏ và siêu nhỏ (hầu hết hộ kinh doanh đều ở quy mô siêu nhỏ; trong khu vực doanh nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ chiếm trên 94% tổng số doanh nghiệp; doanh nghiệp quy mô vừa và lớn chiếm gần 6%).
- Trên cả nước có 1,4 triệu cửa hàng tạp hóa, 9.000 chợ truyền thống, hơn 54.000 doanh nghiệp bán lẻ cùng gần 209.000 doanh nghiệp bán buôn.
Chẳng hạn, câu chuyện từ chị Lê Thị Tuyết Minh, 49 tuổi, đang nuôi 2 con học đại học ở TP. Huế. Năm 2019, chị quyết định trở thành đối tác tài xế xe hai bánh của Grab. Trước đó, chị mở quán ăn, nhưng thua lỗ. Sau khi tham gia Grab, chị nhận thấy, đây là một cơ hội để cải thiện đời sống. Tuy đang ở trọ, nhưng chị cảm thấy hạnh phúc và tin tưởng, nền tảng sẽ luôn mang lại cơ hội công việc cho chị và các bạn đồng nghiệp khác.
“Hiện tôi vừa chạy dịch vụ GraBike, vừa chạy GrabFood. Công việc này như một cánh cửa mới mở ra cho tôi sau khi gặp nhiều khó khăn trong công việc buôn bán trước đây, dù cực nhưng nó giúp tôi ổn định tài chính, thoải mái tinh thần, có thể tiếp tục nuôi hai con đang học đại học”, chị Tuyết Minh chia sẻ.
Cũng tìm đến Grab như một cánh cửa mới, chủ cửa hàng Rina Bánh khoái - nem lụi ở 55 - Bến Nghé (TP. Huế) lại quyết định “bắt tay” vào chuyển đổi số kinh doanh. Cửa hàng ra đời trong thời gian bùng nổ dịch Covid-19 (năm 2020), nhưng giải pháp để biến khó khăn thành lợi thế của chị Nguyễn Tôn Nữ Xuân Tiên (chủ cửa hàng) cùng GrabFood là đầu tư các chương trình khuyến mại, đảm bảo quy trình làm món ngon và nhanh nhất có thể. Chị đã đưa cửa hàng của mình lên top những cửa hàng trứ danh bán tốt nhất tại TP. Huế, kéo một lượng lớn khách du lịch đến cửa hàng mỗi ngày.
Những câu chuyện “đơm hoa, kết trái” như thế đã tiếp thêm động lực cho lãnh đạo các bộ phận của Grab, giúp họ kiên định với sứ mệnh đem lợi ích của nền kinh tế số đến với mọi người Việt. Các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền các tỉnh, thành phố… cũng đang muốn thúc đẩy tinh thần kinh doanh, chuyển đổi số để giúp người dân nắm bắt thêm nhiều cơ hội, tăng thêm thu nhập và xây dựng một môi trường kinh doanh “dễ thở” hơn cho các hộ kinh doanh.
“Sau 10 năm hiện diện tại thị trường Việt Nam, chúng tôi tự tin đã xây dựng được một nền tảng, một hệ sinh thái và giá trị cốt lõi đúng đắn để mang lại giá trị thực cho người dùng và đối tác”, ông Alejandro Osorio chia sẻ.
Đó là lý do để mới đây, Grab Việt Nam “bắt tay” với TP. Huế triển khai các chương trình và sáng kiến hỗ trợ các mục tiêu chuyển đổi số trong 3 năm, tập trung vào 3 nhóm đối tượng chính. Trong đó, tạo cú hích chuyển đổi số ở lĩnh vực du lịch, quảng bá di sản, văn hóa và ẩm thực Huế; hỗ trợ doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số; thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực giao thông - vận tải.
Trước mắt, để ngành du lịch của TP. Huế tăng tốc và đột phá, với việc Huế đăng cai Năm Du lịch quốc gia 2025 và đặt mục tiêu đón 5 triệu lượt khách (trong đó, 38 - 40% là khách quốc tế), tổng thu từ du lịch đạt khoảng 10.800 - 11.200 tỷ đồng, Thành phố sẽ đón đoàn famtrip (du lịch tìm hiểu, làm quen, tiếp thị), presstrip (chuyến đi dành cho các nhà báo trải nghiệm sản phẩm - dịch vụ) từ các thị trường trọng điểm như Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu, Bắc Mỹ và ASEAN đến khảo sát sản phẩm du lịch… Trong mục tiêu này, Grab sẽ kết hợp với các đơn vị lữ hành để tạo ra các gói hành trình Huế nhằm nâng cao trải nghiệm của du khách khi tới Huế với chuỗi dịch vụ liền mạch, tiện lợi và tiết kiệm trên ứng dụng Grab.
Ngoài ra, Grab cũng sẽ tận dụng thế mạnh công nghệ và nền tảng của mình để quảng bá du lịch, ẩm thực và đặc sản Huế cả trong và ngoài ứng dụng Grab. Hãng lên kế hoạch sớm triển khai thử nghiệm dịch vụ Grab Xích lô ở Huế, giúp các tài xế xe xích lô chuyển đổi số, số hóa một trải nghiệm di chuyển rất đặc trưng của Huế được khách du lịch trong và ngoài nước ưa chuộng.
Hầu hết các ứng dụng công nghệ đều có chung mục tiêu: trở thành một đích đến cho mọi nhu cầu của người dân (Ảnh: Đ.T) |
Không ai bị bỏ lại phía sau
Hầu hết các ứng dụng công nghệ đều có chung mục tiêu: trở thành một đích đến cho mọi nhu cầu của người dân. Từ “cứ điểm” ban đầu với dịch vụ vận tải, các ứng dụng đang dần vươn mình thành siêu ứng dụng trong nền kinh tế số đáp ứng mọi nhu cầu hàng ngày của người Việt. Họ có mặt không chỉ ở các đô thị lớn như TP.HCM và Hà Nội. Họ nhìn thấy Việt Nam sở hữu dư địa phát triển mạnh mẽ, do tại mỗi vùng miền hay thành phố khác nhau, nhu cầu đi lại, ăn uống, thói quen của dân cư lại có sự khác biệt. Vì vậy, các hãng luôn tiếp cận những thành phố mới tại Việt Nam như một thị trường riêng biệt, với những kế hoạch phát triển riêng.
Theo CEO của Grab Việt Nam, càng có nhiều dịch vụ trong hệ sinh thái, hãng càng dễ dàng trong việc tích hợp và mang lại trải nghiệm toàn diện, liền mạch nhất cho người dùng. Bởi suy cho cùng, trải nghiệm và chất lượng dịch vụ là yếu tố cốt lõi thúc đẩy khách hàng muốn dùng ứng dụng.
Sự thấu hiểu người dân và thị trường còn đến từ nỗ lực lắng nghe nhu cầu thực tế. Đặc biệt, khả năng công nghệ cũng cho phép họ luôn thấu hiểu và nắm bắt nhanh chóng nhu cầu mới, xu hướng mới trên thị trường, từ đó biến chúng thành những tính năng, sản phẩm mới phù hợp nhất với người dùng.
Minh chứng cho chiến lược không ai bị bỏ lại phía sau, năm 2024, Be Group tung ra dịch vụ thứ 12 - beGiúpviệc (theo giờ). Dịch vụ được triển khai đầu tiên tại TP.HCM vào cuối tháng 10/2024. Sau 5 tháng triển khai dịch vụ tại TP.HCM và thu về sự đón nhận tích cực của khách hàng, beGiúpviệc sẽ mở rộng dịch vụ tại Hà Nội (dự kiến từ ngày 10/4/2025) với hàng loạt ưu đãi lên đến 50%.
Ông Hoàng Công Huấn, Giám đốc Phát triển kinh doanh của Be Group cho hay, dịch vụ giúp việc theo giờ của Be Group ra đời trong bối cảnh người trẻ ở đô thị không còn nhiều thời gian cho việc dọn dẹp nhà cửa, dù vẫn chú trọng không gian sống sạch sẽ, ngăn nắp. Trên thực tế, beGiúpviệc ra mắt đúng thời điểm thị trường dịch vụ gia đình theo yêu cầu tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương được kỳ vọng sẽ bùng nổ trong giai đoạn 2022 - 2030, với tốc độ tăng trưởng hàng năm ước đạt 19,2% (theo nghiên cứu từ Grand View Research).
Được biết, dịch vụ này của Be Group không dừng lại ở dọn dẹp nhà cửa, mà còn mở rộng sang dịch vụ vệ sinh nội thất, chăm sóc thú cưng, bảo trì các thiết bị gia dụng.
Với sự ủng hộ lớn từ những người làm nghề giúp việc ngay từ khi dịch vụ ra mắt dịch vụ, Be Group tự tin, ứng dụng này sẽ đưa nghề giúp việc trở thành một công việc chuyên nghiệp, chuẩn hóa, an toàn, văn minh và từng bước mở ra một thị trường mới phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
Đại diện Be Group chia sẻ, kinh tế số là sự kết hợp giữa công nghệ tiên tiến, hạ tầng hiện đại và kỹ năng số của con người. Tuy nhiên, công nghệ hay chuyển đổi số chỉ là công cụ. Điều cốt lõi vẫn là con người vận hành và tạo ra giá trị thực sự cho các đối tượng tiếp nhận.
Vậy nên, việc tiếp cận mảng thị trường được gọi là “chuyển đổi số” của Việt Nam sẽ gắn liền với những nỗ lực của các tên tuổi nhằm mang lợi ích của nền kinh tế số đến với nhiều người dân, giúp mọi người dễ dàng tiếp cận những dịch vụ số an toàn, chất lượng, tiện lợi, cũng như giúp các đối tác của họ tiếp cận với khả năng nâng cao thu nhập.

-
Cánh cửa mới, cơ hội mới từ chuyển đổi số -
VNG nuôi "gà đẻ trứng vàng", hợp tác 2 với ông lớn Hàn Quốc, Trung Quốc -
Quy định khung về khái niệm, phân loại tài sản số -
Hãng năng lượng thông minh Sunhome gia nhập thị trường Việt Nam, cung cấp sạc xe điện nhanh -
Hà Nam vào top 10 cả nước về tỷ trọng kinh tế số trong GRDP -
Khai trương trung tâm ươm tạo, đưa Việt Nam tiến sâu vào chuỗi cung ứng bán dẫn -
Trợ lực giúp ngành game Việt Nam cán mốc 1 tỷ USD
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort