-
Quảng Ninh: Gặp mặt doanh nghiệp, người dân, tìm giải pháp đưa hoạt động kinh tế - xã hội ổn định -
Người MobiFone chung tay ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão, lũ -
Việt Nam và Mỹ tích cực hoàn tất thủ tục mở cửa thị trường cho nông sản -
Nhập khẩu gạo vọt lên 843 triệu USD, sắp vượt cả năm 2023 -
Thiếu doanh nghiệp trong đối tượng hỗ trợ do thiên tai, dịch bệnh ngành nông nghiệp? -
Nguồn hàng vận chuyển tăng, Logistics Vicem (HTV) có lãi trở lại
Hiện tại, các cơ quan hữu trách đang xem xét phương án bán tiếp cổ phần nhà nước tại của Habeco cho Carlsberg Breweries A/S để đối tác chiến lược này gia tăng được mức sở hữu tại doanh nghiệp bia nội địa lớn thứ 2 của Việt Nam.
Tuy nhiên, rất có thể phần nắm giữ của Carlsberg Breweries A/S tại Habeco sẽ không tăng ngay lập tức lên 30% trong lần này mà chỉ lên 25%.
Tập đoàn Carlsberg Breweries A/S đang sở hữu 17,23% vốn điều lệ của Habeco và mong muốn tăng phần nắm giữ của mình lên 30%.
Tại đại hội cổ đông thường niên 2013 của Habeco diễn ra ngày 21/5/2013, vấn đề bán tiếp cổ phần nhà nước đang nắm giữ Habeco đã không được bàn luận bởi “cần có ý kiến của chủ sở hữu vốn Nhà nước tại Habeco”.
Tập đoàn Carlsberg Breweries A/S đang sở hữu 17,23% vốn điều lệ của Habeco |
Một số nhân viên của Habeco cho biết, ít ngày gần đây cổ phiếu của Habeco được một số nhà đầu tư hỏi mua ráo riết. Mức giá chào mua là 32.000 đồng/cổ phần.
Mức giá này có vẻ nhích lên so với thời gian trước đây nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức giá mà Tập đoàn Carlsberg Breweries A/S sẵn sàng mua để trở thành cổ đông chiến lược là 50.015 đồng/cổ phần. Mức giá 50.015 đồng cũng là mức đấu giá bình quân khi Habeco tiến hành đấu giá lần đầu.
Trước đó, Bộ Công thương đã có thông báo về việc bán tiếp 13% vốn điều lệ của Habeco cho Tập đoàn Carlsberg Breweries A/S với giá bán cổ phần là 50.015 đồng/cổ phần hồi tháng 11/2012. Tuy nhiên, khi đó, Habeco và Carlsberg Breweries A/S chưa thể thực hiện tắp lự việc mua bán này. Dẫu vậy, để chuẩn bị cho việc mua lại 13% vốn điều lệ này của Habeco, Tập đoàn Carlsberg cũng đã chuyển số tiền cần thiết vào tài khoản mở ở Việt Nam.
Tại đại hội cổ đông thường niên tháng 5 vừa qua, đại diện Habeco cũng cho biết, năm 2012, lợi nhuận trước thuế của Habeco đạt 966,5 tỷ đồng, tăng 18,1% so với năm 2011. Tổng sản lượng bia tiêu thụ gần 457 triệu lít, doanh thu tiêu thụ sản phẩm chính 6.015,6 tỷ đồng. Theo báo cáo của Habeco, trong 5 năm từ 2008 đến 2012, các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh chính của Tổng công ty đều có mức tăng trưởng tốt và hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao, trong đó tăng cao nhất là doanh thu tiêu thụ sản phẩm chính (bình quân 25,4%/năm và vượt kế hoạch 11%) và lợi nhuận trước thuế (bình quân 23,2%/năm và vượt kế hoạch 15,7%). Habeco thực hiện chi trả cổ tức đều đặn từ năm 2010 đến 2012 với tỷ lệ 15%.
Mục tiêu năm 2013 của Habeco là đạt giá trị sản xuất công nghiệp 1.926 tỷ đồng, tăng 2%, doanh thu tiêu thụ sản phẩm chính 6.536 tỷ đồng, tăng 8,7% so với thực hiện 2012. Tuy vậy, các chỉ tiêu tài chính lại được đưa ra khá dè dặt. Tổng lợi nhuận trước thuế 919 tỷ đồng, giảm 5%, lợi nhuận sau thuế 680 tỷ đồng, giảm 6,2% so với năm 2012. Mức cổ tức tăng nhẹ, đạt 16%.
Nếu cho phép Habeco bán tiếp cổ phần để Carlsberg Breweries A/S đạt tỷ lệ nắm giữ là 30% thì ngân sách nhà nước sẽ thu về hơn 1.507,152 tỷ đồng từ đợt bán bớt phần vốn nhà nước này. Tuy nhiên, nếu Carlsberg Breweries A/S chỉ nắm giữ 25% vốn điều lệ tại Habeco thì phần thu của ngân sách nhà nước trong lần bán này cũng sẽ giảm đi.
Khi tiến hành IPO lần đầu, với khối lượng 4.377.900 cổ phần bán được, số tiền thu được trong đợt đấu giá này đạt 218,96 tỷ đồng.
Hiện tại, Habeco và Carlsberg đang sở hữu nhà máy bia tại Bà Rịa-Vũng Tàu với công suất 50 triệu lít/năm, trong đó Habeco nắm giữ 45%.
Ngoài ra Carlsberg còn sở hữu 60% trong liên doanh Nhà máy Bia Đông Nam Á với công ty Bia Việt Hà, sở hữu 50% ở công ty Bia Huế và 30% tại công ty Bia Hạ Long.
Thanh Hương
-
Nguồn hàng vận chuyển tăng, Logistics Vicem (HTV) có lãi trở lại -
Các khu công nghiệp Bắc Giang tập trung tiêu thoát nước, bảo đảm hoạt động sản xuất -
[Chùm ảnh] Doanh nghiệp thủy sản hoang tàn sau bão Yagi -
Thép chống ăn mòn của Việt Nam bị đề nghị điều tra "kép" tại Hoa Kỳ -
VNPT triển khai gói hỗ trợ đặc biệt 50 tỷ đồng cho khách hàng, người dân vùng bão lũ -
Doanh nghiệp "bắt tay" cùng xuất khẩu xi măng sang Nam Phi -
Lo ngại giá cước vận tải biển tiếp tục tăng cao
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 13/9 -
2 Kỳ họp Quốc hội thứ 8: Bố trí làm nhân sự ngay chiều 21/10 -
3 Đề nghị trình Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
4 Điều kiện tiên quyết cho việc mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành -
5 Thị trường gọi xe công nghệ tại Việt Nam: Gojek rút lui, cuộc đua “tam hùng” thêm khốc liệt
- TKV: Các đơn vị đã cơ bản sản xuất trở lại sau bão số 3
- Agribank chung sức cùng các địa phương và người dân khắc phục hậu quả của cơn bão số 3
- Cần thúc đẩy nguồn tài chính xanh cho các doanh nghiệp Việt Nam
- Nhiều giải pháp cần triển khai nhằm thúc đẩy dòng vốn xanh
- Alacarte Hạ Long: Chủ động khắc phục hậu quả bão Yagi
- Hội Dầu khí Việt Nam đồng hành cùng Petrovietnam vượt nhiều khó khăn, thách thức