
-
Hoàn thiện khung pháp lý cho thị trường tín chỉ carbon rừng
-
Nỗ lực giảm phát thải trong ngành nông nghiệp
-
Xây dựng Chương trình hành động quốc gia về làm mát bền vững, giảm phát thải khí nhà kính
-
Thời điểm tăng tốc thực hành ESG của doanh nghiệp
-
Tín chỉ carbon: Cuộc chơi mới của nền kinh tế xanh Việt Nam -
Hioki thành lập chi nhánh tại Việt Nam, đồng hành cùng mục tiêu trung hòa carbon
Mong ước từ lâu
Thôn Bình Thể, xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang đã có đường trục chính kết nối với trung tâm xã - nơi có trường, trạm để phục vụ người dân. Nhưng ngăn cách đường trục chính này là con suối Cổ Linh với lòng suối rộng đến 20 m. Vào mùa khô, người lớn vất vả lắm mới có thể lội qua được, huống gì những đứa trẻ.
![]() |
Lũ về là lúc thôn Bình Thể bị chia cách bởi con suối Cổ Linh. Ảnh chụp tại thời điểm ngày 7/7/2022. |
Nơi đây cũng đã từng có 1 cây cầu cũ ọp ẹp được người dân tận dụng làm từ tre và gỗ. Đến năm 2014, một cây cầu khác đã được chính quyền đầu tư xây dựng bằng xếp đá tạo trụ đổ bê tông và hàn khung kẽm. Nhưng niềm vui của người dân không kéo dài được bao lâu, vì chỉ hơn 1 tháng sau, mưa lũ ập đến, dòng nước chảy xiết đã phá huỷ trụ và làm trôi những nhịp cầu.
Từ đó, mỗi khi mùa mưa tới, các hộ dân của thôn Bình Thể muốn ra được quốc lộ 2C, phải đi quãng đường vòng rất xa tới 15km. Điều này đã khiến cuộc sống phụ thuộc chính vào sản xuất nông nghiệp vốn khó khăn, lại càng thêm eo hẹp. Còn thôn Bình Thể luôn là thôn dân tộc nghèo nhất của xã Vinh Quang.
Khi cầu cũ bị lũ luốn trôi, thì cũng là lúc mà những em nhỏ của thôn Bình Thể phải dậy từ tờ mờ sáng để đi đến trường. Những đôi dép cũng đã mòn vẹt vì quãng đường đi bộ băng đồi núi dài khoảng 4 cây số.
Vượt lũ, nối lại những nhịp cầu
Ngay khi nhận được thông tin từ đầu tháng 6/2022, đoàn công tác của Công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (Nhựa Tiền Phong) đã khẩn trương tới khảo sát lại địa hình và khu vực cầu Bình Thể. Tại hai bờ con suối, hiện chỉ còn lại hai mố cầu đã bị xói mòn sau nhiều cơn lũ và một mặt cầu được đặt lên tạm bằng bê tông mỏng với những thanh sắt đã hoen gỉ.
Phấn khởi đón tiếp đoàn, ông Ma Quang Bắc - Bí thư Đảng uỷ xã Vinh Quang chia sẻ: “Biết được Nhựa Tiền Phong đến đây khảo sát để xây cầu, thôn bản chúng tôi rất vui. Chi phí làm cầu lớn, nên không dễ gì để huy động hay phân bổ kinh phí xây dựng. Mà cây cầu này lại là con đường ngắn nhất kết nối với trung tâm xã, có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và là sự mong mỏi của chúng tôi từ rất lâu rồi”.
Không chỉ vậy, đối với hơn trăm người dân và em nhỏ xã Tông Trang, Ngọc Lâu, cây cầu cũng là trục đường quan trọng để đến trường học các cấp, trung tâm xã và sang bến Nà Tính để sản xuất nông nghiệp. Chính vì sự cấp thiết của cây cầu, chỉ hơn 1 tháng sau khi khảo sát, Nhựa Tiền Phong đã lên phương án xây dựng và đẩy nhanh tiến độ làm việc để có thể khởi công xây dựng một cây cầu mới sớm hết sức có thể.
![]() |
Ông Trần Ngọc Bảo, thành viên HĐQT Nhựa Tiền Phong cùng đoàn công tác khảo sát địa điểm xây dựng ngay trước buổi lễ khởi công ngày 8/7/2022 |
Những ngày đầu tháng 7, do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 1 của năm 2022, miền Bắc, đặc biệt là các tỉnh miền núi liên tục đón những trận mưa lớn. Vì thế, đường đi tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Các con suối đều đón lũ. Có mặt tại buổi khảo sát trước khi lễ khởi công diễn ra vào ngày 8/7, ông Trần Ngọc Bảo, thành viên HĐQT Công ty NhựaTiền Phong không giấu nổi cảm xúc: “Dòng suối chảy xiết và nguy hiểm quá. Chúng tôi sẽ cố gắng xây cầu xong sớm, để người dân ở đây có thể đi qua suối một cách an toàn”.
![]() |
Công ty Nhựa Tiền Phong phấn đấu hoàn thành xây dựng cầu sớm trước để người dân thôn Bình Thể đi lại an toàn qua con suối Cổ Linh |
Sáng ngày mùng 8/7 với sự hỗ trợ của các cấp chính quyền, lễ khởi công cầu Bình Thể - cũng là cây cầu thứ 100 trong chương trình “Cầu nối yêu thương” đã được tổ chức trong niềm vui hân hoan của các khách mời và người dân tới tham dự. Cây cầu mới với chiều dài 31m, rộng 4m và tải trọng 10 tấn, cùng đường dẫn đầu cầu dài hơn 60m, có tổng kinh phí xây dựng ước tính hơn 2 tỷ đồng sẽ hiện thực hoá giấc mơ từ nhiều năm qua của bà con xã Bình Thể.
Chương trình "Cầu nối yêu thương" là hoạt động xã hội vì cộng đồng do Nhựa Tiền Phong triển khai từ tháng 10/2017. Chương trình được thực hiện với mong muốn xây dựng được nhiều cây cầu tại các khu vực khó khăn, cơ sở hạ tầng giao thông còn nhiều hạn chế, để mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân và sự an toàn cho các em nhỏ trên con đường tới trường.
Tính đến nay đã có hơn 90 cây cầu được xây dựng tại các tỉnh thành trên cả nước. Trong năm 2022, Nhựa Tiền Phong đặt ra mục tiêu sẽ hoàn thành cây cầu thứ 100 để tạo dấu ấn đầy ý nghĩa cho chặng đường 5 năm triển khai chương trình "Cầu nối yêu thương".

-
Hioki thành lập chi nhánh tại Việt Nam, đồng hành cùng mục tiêu trung hòa carbon -
Ngân sách hoạt động cơ quan về khí hậu của Liên hợp quốc được điều chỉnh tăng thêm 10% -
Số hóa: Đòn bẩy chiến lược cho doanh nghiệp Việt trong hành trình chuyển đổi xanh -
Đông Nam bộ tăng tốc phát triển khu công nghiệp sinh thái -
Thúc đẩy tiêu chuẩn hóa hệ thống lưu trữ năng lượng phục vụ phát triển xanh bền vững -
Giải pháp xanh cho tương lai không rác thải nhựa -
Hải Dương tạo đột phá Chỉ số xanh cấp tỉnh (PGI)
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới
-
LOTTE MART Việt Nam được vinh danh là doanh nghiệp xanh
-
Tôn Nam Kim - Khẳng định tầm nhìn phát triển bền vững và sáng tạo
-
Doanh nghiệp vừa và nhỏ: Từ bên lề đến trung tâm chính sách